Một số nhận định về thành phần loài ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC : XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI ỐC CẠN Ở KHU VỰC HANG THẲM BÓ, XÃ MƯỜNG BÚ, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 28)

PHẦN 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2. Một số nhận định về thành phần loài ở khu vực nghiên cứu

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy thành phần lồi của nhóm ốc cạn thộc khu vực hang Thẳm Bó, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La tương đối đa dạng và phong phú. Cụ thể được thể hiện trong bảng 4 và bảng 5 dưới đây.

Bảng 4. Cấu trúc thành phần ốc cạn giữa các họ ốc cạn thuộc lớp Chân bụngở khu vực nghiên cứu

TT Họ Giống Loài Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1 ACHATINIDAE 1 2.63 1 1.85 2 ACHANELLIDAE 1 2.63 1 1.85 3 ARIOPHANTIDAE 3 7.89 3 5.56 4 BRADYBAENIDAE 1 2.63 1 1.85 5 CAMAENIDAE 4 10.53 4 7.41 6 CYCLOPHORIDAE 7 18.42 9 16.67 7 CLAUSILIDAE 3 7.89 3 5.56 8 DIPLOMMATINIDAE 1 2.63 2 3.70 9 EUCONULIDAE 3 7.89 4 7.41 10 HELICINIDAE 1 2.63 1 1.85 11 HYDROCENIDAE 1 2.63 1 1.85 12 PLECTOPYNIDAE 1 2.63 2 3.70 13 PLEURODISCIDAE 1 2.63 1 1.85 14 PUPINIDAE 1 2.63 1 1.85 15 STREPTAXIDAE 2 5.26 3 5.56 16 SUBULINIDAE 5 13.16 15 27.78 17 TROCHOMORPHIDAE 1 2.63 1 1.85 18 VERTIGINIDAE 1 2.63 1 1.85 TỔNG 38 100% 54 100%

Bảng 5. Tỉ lệ các họ, giống, loài của các bộ Chân bụng ở cạn thuộc khu vực nghiên cứu

TT Bộ Họ Giống Loài n n % n n % n n % 1 MESOGASTROPOD A 3 16.67 9 23.68 12 22.22 2 STYLOMMATOPHO RA 15 83.33 29 76.32 42 77.78 Tổng 18 100 38 100 54 100 Từ bảng 4, 5 và hình 2 ta nhận thấy:

Thành phần lồi ốc cạn ở khu vực hang Thẳm Bó, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La khá đa dạng. Chúng thuộc hai phân lớp là phân lớp Có phổi (Stylommatophora) và phân lớp Mang trước (Prosobranchia). Gồm có 54

lồi được xếp vào 38 giống ( Achhatina, Elasmias, Euplecta, Macrochlamys,

Megaustenia, Bradaena, Camena, Clorotis, Ganesella, Amphidromus, Cyclophorus, Dioryx, Japonia, Platyraphe, Pterocyclos, Rhiostoma, Liardetia, Phaedusa, Euphaedusa, Heudiela, Diplommatina, Coneuplecta, Kaliella, Geotrochatella, Liadetia, Georissa, Plectopylis, Pleurodiscus, Pupina, Haploptychius, Gonospira, Alopeas, Lamelaxis, Opeas, Paropeas, Prosopeas, Subulina, Vindena, Hepselostoma) thuộc 18 họ (Achatinidae, Achanellitidae, Ariophantidae, Bradybaenidae, Camaenidae, Cyclophoridae, Clausilidae, Diplommatinidae, Euconulidae, Helicinidae, Hydrocenidae, Plectopinidae, Pleurodiscidae, Pupinidae, Streptaxidae, Subulinidae, Trochomorphidae, Vertiginidae.

Xét về bậc phân lớp và bộ: phân lớp Mang trước (Prosobranchia) có một

bộ là bộ Chân bụng trung (Mesogastropoda), và có 3 họ chiếm 16.67% tổng số họ. Phân lớp Có phổi (Pulmonata) cũng có một bộ là bộ Mắt đỉnh (Stylommatophora), và có số họ là 15, chiếm 83.33% tổng số họ. Ở khu vực hang Thẳm Bó thì phân lớp Có phổi chiếm ưu thế với thành phần tương đối phong phú. Do các đại diện thuộc phân lớp Có phổi thích nghi hơn, chúng có khả năng hơ hấp bằng túi phổi nên chịu được điều kiện khô hạn của môi

trường cạn. Cịn phân lớp Mang trước thì kém thích nghi hơn, mặc dù đã lên cạn nhưng vẫn hơ hấp bằng mang nên khả năng thích nghi với mơi trường trên cạn khơng cao, do vậy thành phần lồi kém phong phú hơn. Ta có thể nhìn trực quan qua biểu đồ 1 và 2 dưới đây.

16,67

83,33

Prosobranchia Pulmonata

Biểu đồ 1. Độ phong phú của các họ thuộc các phân lớp Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu vực nghiên cứu.

3 10 13 15 29 42 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Họ Giống Loài Số lượng Taxon MESOGASTROPODA STYLOMMATOPHORA

Biểu đồ 2. Cấu trúc thành phần loài giữa các bộ Thân mềm Chân bụng trên cạnở khu vực nghiên cứu

Xét về bậc họ: trong số 18 họ đã nghiên cứu thì:

Họ Cyclophoridae có số lượng giống nhiều nhất, có 7 giống chiếm

18.42% tổng số giống. Thứ hai là họ Subunilidae có 5 giống chiếm 13.16%

tổng số giống. Thứ ba là họ Camaenidae có 4 giống chiếm 10.53%. Thứ tư là họ Ariohantidae, Clausilidae, Euconulidae, các họ này đều có 3 giống chiếm 7.89%. Thứ năm là các họ, Streptaxidae, có 2 giống chiếm 5.26%. Các họ cịn lại mỗi họ chỉ có một giống chiếm 2.63%.

Họ có số lồi nhiều nhất là họ Subulinidae có tới 15 lồi, chiếm 27.27% tổng số lồi nghiên cứu. Các họ khác thì số lồi khơng nhiều lắm, thường trong họ thì mỗi giống chỉ có 1 - 2 lồi.

Họ Pleurodiscidae nặc dù chỉ có một giống một lồi nhưng lại có số lượng cá thể lớn nhất. Có 1067 cá thể chiếm 39.86% tổng số cá thể nghiên cứu.

1 1 3 1 4 7 3 3 1 1 1 1 1 1 2 5 1 1 1 1 3 1 4 9 3 4 1 1 1 2 1 1 3 15 1 1 0 2 4 6 8 10 12 14 16 ACH ATIN IDAE ACH ANE L L ID AE ARIO P HAN TID AE BRAD Y BAE NID AE CAM AEN IDAE CY C LOP H OR IDAE CL A US I LID AE DIP LOM MAT INID AE E UC ON ULI DAE HE L ICIN IDAE HY D RO CE N IDAE P LE C TOP Y NID AE P LE U RO DIS CID AE P UP I NID AE S TR E PTA X ID AE S UBU NIL IDAE TRO CHO MO RP H IDAE VER TIG INID AE Họ

Số lượng Giống Loài

Biểu đồ 3. Số lượng giống và loài của các họ ốc cạn ở khu vực nghiên cứu Xét về bậc giống: Theo kết quả nghiên cứu của đề tài thì số lượng giống

phát hiện ở khu vực nghiên cứu phong phú nhưng số lượng loài trong từng giống lại không nhiều. Trong số 38 giống thuộc 18 họ kể trên thì giống

Alopeas có số lượng lồi cao nhất với 5 lồi chiếm 9.26% tổng số loài. Tất cả

các giống cịn lại chỉ có một đến hai lồi.

Xét về bậc loài: Trong 54 loài ốc cạn phát hiện ở khu vực nghiên cứu thì

các lồi ốc có kích thước nhỏ chiếm ưu thế. Lồi Pleurodiscus sp. là lồi có số

lượng cá thể lớn nhất, chiếm 39.86%. Một số loài như Cyclophorus siamensis,

Camena vanbuensis được người dân sử dụng làm thức ăn rất phổ biến.

3. Mơ tả đặc điểm hình thái ngồi các lồi ốc cạn ở khu vực nghiên cứu ACHATINIDAE

1. Archatina fulica Bowdich, 1882

Ốc cỡ rất lớn, dạng hình chóp nhọn. Xoắn phải với 7 vòng xoắn được tách nhau bởi các rãnh xoắn rõ. Tháp ốc cao, đỉnh nhọn. Vòng xoắn cuối rất lớn chiếm 2/3 chiều cao tháp ốc. Miệng vỏ lớn, hình bán nguyệt, vành miệng liên tục, mỏng và sắc. Khơng có nắp miệng và khơng có lỗ rốn. kích thước: h = 5 - 120; l = 3.8 - 59. (Hình 2.1)

Số cá thể nghiên cứu: 32

ACHANELLIDAE

2. Elasmias sp.

Ốc cỡ nhỏ, dạng hình cơn. Xoắn phải với 3 vịng xoắn được tách nhau bởi các rãnh xoắn rõ nét, vòng xoắn cuối rất lớn chiếm phần lớn chiều cao tháp ốc. Tháp ốc cao, đỉnh vỏ tù. Ốc khơng có nắp miệng, miệng vỏ thẳng, sắc, phía trên vuốt nhọn tạo thành mấu chìa. Khơng có lỗ rốn. Kích thước: h = 5.5 - 7; l = 4.3 - 4.8 (hình 2.2).

Số cá thể nghiên cứu: 3

ARIOPHANTIDAE

3. Euplecta sp.

Ốc cỡ nhỏ, dạng hình cầu. Vỏ ốc khá cứng chắc. Xoắn phải với 5 vòng xoắn lồi được tách nhau bởi các rãnh xoắn rõ. Ốc khơng có nắp miệng, vành miệng sắc. Miệng vỏ gần hình chữ nhật. Bề mặt vỏ được trang trí bởi các khía chéo tỏa đều. Lỗ rốn hẹp và sâu. Kích thước: h = 8 - 9; l = 12 - 15. (Hình 2.3)

4. Macrochlamys despecta Mabille, 1887

Ốc cỡ trung bình, vỏ mỏng, dạng hình cầu. Tháp ốc thấp, đỉnh tù. Xoắn phải với 4 vòng xoắn, các vòng xoắn được tách nhau bởi các rãnh xoắn rõ. Ốc khơng có nắp miệng, miệng hình bán nguyệt, vành miệng sắc. Lỗ rốn hẹp và sâu. Kích thước: h = 10 - 12; l = 20 - 23. (Hình 2.4).

Số cá thể nghiên cứu: 351

5. Megaustenia imperator Gauld, 1859

Ốc cỡ lớn, dạng hình cầu, vỏ mỏng có màu vàng đất. Tháp ốc thấp, đỉnh ốc khá phẳng. Xoắn phải với 3 vòng xoắn hơi lồi được tách ra bằng các rãnh xoắn rõ nét. Ốc khơng có nắp miệng, miệng vỏ lớn, gần tròn. Vành miệng sắc, nối liền bằng một thể trai mỏng. Lỗ rốn không rõ. Chiều rộng lớn gấp 1.5 lần so với chiều cao. Kích thước: h = 22 - 25; l = 35 - 38. (Hình 2.5).

Số cá thể nghiên cứu: 58

BRADYBAENNIDAE

6. Bradaena jourdyi Morelet, 1886

Ốc cỡ trung bình, dạng hình cầu. Tháp ốc thấp, đỉnh vỏ tù. Xoắn phải với 5 vòng xoắn, các vòng xoắn được tách nhau bởi các rãnh xoắn rõ. Các vòng xoắn được trang trí các khía rõ hình cánh cung. Ốc khơng có nắp miệng, miệng vỏ hình ơ van, vành miệng cuộn liên tục và hơi loe. Lỗ rốn sâu và rộng, bị che khuất một phần bởi vành miệng. Kích thước:

h = 15 - 16.5; l = 19 - 20. (Hình 2.6) Số cá thể nghiên cứu: 4

CAMAENIDAE

7. Amphidromus pervaruabilis Linné, 1758

Ốc cỡ trung bình, dạng hình nón, khá chắc chắn. Tháp ốc cao, đỉnh vỏ nhọn. Xoắn trái với 7 vòng xoắn lồi được tách nhau bởi các rãnh xoắn khá rõ. Ốc khơng có nắp miệng, vành miệng thẳng, sắc. Khơng có lỗ rốn. Kích thước: h = 20 – 23; l = 12.2 - 12.5. (Hình 2.7)

8. Camena vanbuensis

Ốc cỡ rất lớn, dạng hình cầu, màu nâu đất. Tháp ốc thấp, đỉnh ốc tù. Xoắn phải với 5 vòng xoắn được tách ra bằng các rãnh xoắn sâu. Ốc khơng có nắp miệng, miệng vỏ lớn hình tứ giác. Vành miệng cuộn lại và được nối liền bằng một thể trai mỏng, lớp sứ bờ trụ phát triển. Lỗ rốn không rõ. Chiều rộng lớn hơn chiều cao khoảng 1.3 lần. Kích thước: h = 36 - 40; l = 50 - 55. (Hình 2.8).

Số cá thể nghiên cứu: 31

9. Chloritis insularis Moellendorff, 1901

Ốc cỡ lớn, vỏ tương đối dày, chắc chắn, dạng hình cầu. Tháp ốc thấp, đỉnh vỏ tù. Xoắn phải với 5.5 vịng xoắn được tách ra rất rõ ràng. Ốc khơng có nắp miệng, miệng vỏ hình cung, vành miệng hơi cuộn, khơng liên tục và được nối liền bằng một thể trai mỏng, vành miệng che mất một phần lỗ rốn. Lỗ rốn sâu và rộng. Kích thước: h = 10 - 11; l = 8.2 - 8.5. (Hình 2.9)

Số cá thể nghiên cứu: 11

10. Ganesella fulvescens Dautzenberg et Fischer, 1908

Ốc cỡ trung bình, dạng hình tháp, vỏ dày, chắc chắn. Tháp ốc cao, đỉnh vỏ nhọn. Xoắn phải với 7 vịng xoắn phẳng. Ốc khơng có nắp miệng, miệng vỏ hình tứ giác, vành miệng thẳng, khơng liên tục, nối liền nhau bằng một thể trai mỏng. Lỗ rốn nhỏ, hẹp và bị che khuất một phần bởi vành miệng. Kích thước: h = 7.4 - 8.2; l = 9.1 - 9.4. (Hình 2.10).

Số cá thể nghiên cứu: 7

CYCLOPHORIDAE

11. Cyclophorus siamensis Sowerby, 1850

Ốc cỡ lớn, vỏ dày, chắc chắn, có dạng con quay. Xoắn phải với 6 vòng xoắn, vòng xoắn cuối chiếm 2/3 chiều cao tháp ốc. Ốc có nắp miệng, miệng vỏ lớn, vành miệng cuộn. Lỗ rốn sâu và rộng. Bề mặt vỏ được trang trí bởi các hoa văn trắng nâu đan xen. Kích thước: h= 30 - 42; l= 45 - 52 . (Hình 2.11).

Số cá thể nghiên cứu: 161

12. Diorix messageri Bavay và Dautzenberg, 1930

Ốc cỡ nhỏ, dạng hình nón, chóp nhọn. Xoắn phải với 3.5 vòng xoắn. Vỏ ốc dày, trơn nhẵn, màu trắng đục. Ốc có nắp miệng. Vành miệng kép, vành

miệng ngồi hơi loe ra, bờ vành miệng có màu trắng hơn vỏ ốc. Bề mặt vỏ ốc trơn nhẵn. Lỗ rốn hẹp. Chiều cao và chiều rộng vỏ gần bằng nhau. Kích thước:

h= 4.5 - 6 ; l= 4.3 - 5. (Hình 2.12).

Số cá thể nghiên cứu: 24

13. Japonia insularis Moellendorff, 1901

Ốc cỡ nhỏ, dạng con quay, chóp nhọn. Xoắn phải với 6 vịng xoắn phồng được tách nhau bởi các rãnh xoắn sâu, rõ. Vỏ ốc mỏng, được trang trí bởi các dải nâu trắng đan xen. Ốc có nắp miệng, vành miệng kép. Lỗ rốn sâu và rộng. Chiều cao và chiều rộng bằng nhau. Kích thước: h= 6 - 7; l = 6 -7. (Hình 2.13).

Số cá thể nghiên cứu: 33

14. Japonia scissimargo Benson, 1856

Đặc điểm hình thái về cơ bản giống với lồi Japonia insularis, chỉ khác ở một số đặc điểm sau: vành miệng đơn, vành miệng không liên tục, vành miệng thẳng sắc và không được nối liền bằng một thể trai.

Số cá thể nghiên cứu: 98

15. Liardetia sp.

Ốc cỡ rất nhỏ, dạng cuộn trong. Tháp ốc thấp, đỉnh ốc gần bẹt. Xoắn phải với 4 vịng xoắn lồi. Ốc có nắp miệng, miệng vỏ trịn, vành miệng kép, liên tục và cuộn loe ra. Vòng xoắn cuối bị bẻ gãy về phía gần lỗ miệng. Lỗ rốn sâu và rộng. Chiều rộng gấp 2 lần chiều cao. Kích thước: h = 1.3 - 1.5; l = 2.7 - 3. (Hình 2.15).

Số cá thể nghiên cứu: 9

16. Platyraphe leucacme Moellendorff, 1901

Ốc cỡ trung bình, vỏ dày chắc chắn, dạng ống cuộn. Tháp ốc thấp, đỉnh ốc gần bẹt. Xoắn phải với 4 vòng xoắn lồi. Ốc có nắp miệng, miệng vỏ trịn, vành miệng kép, liên tục. Lỗ rốn sâu và rộng. Chiều rộng gấp 2 lần chiều cao. Kích thước: h = 5 - 5.2; l = 10 - 11. (Hình 2.16).

Số cá thể nghiên cứu: 2

17. Pterocyclos berthae Dautzenberg et Hamoville, 1887

Ốc cỡ lớn, dạng cuộn trong. Tháp ốc thấp, đỉnh vỏ tù. Xoắn phải với 5 vòng xoắn lồi, rãnh xoắn sâu và rộng. Vịng xoắn cuối hơi tách ra, có một chiếc

ngà rất ngắn. Ốc có nắp miệng, miệng vỏ trịn. Vành miệng kép, cuộn và hơi loe ra. Lỗ rốn sâu và rộng. Kích thước: h = 14 - 16; l = 26 - 28. (Hình 2.17).

Số cá thể nghiên cứu: 7

18. Pterocyclos danieli Morlet, 1886

Ốc cỡ lớn, vỏ mỏng nhưng khá chắc chắn, dạng cuộn trong. Tháp ốc thấp, đỉnh vỏ tù. Xoắn phải với 5 vòng xoắn lồi, rãnh xoắn sâu và rộng. Ốc có nắp

miệng, miệng vỏ trịn. Vành miệng đơn, thẳng và sắc. Lỗ rốn sâu và rộng. Kích

thước: h = 8 - 9; l = 14 - 14.5. (Hình 2.18). Số cá thể nghiên cứu: 48

19. Rhiostoma smithi Bartsch, 1932

Ốc cỡ lớn, vỏ mỏng, dạng cuộn trong. Tháp ốc thấp, đỉnh vỏ tù. Xoắn phải với 5 vòng xoắn lồi, rãnh xoắn sâu và rộng. Vịng xoắn cuối tách ra, có một chiếc ngà dài khoảng 2mm. Ốc có nắp miệng, miệng vỏ trịn. Vành miệng

kép, cuộn và hơi loe ra. Lỗ rốn sâu và rộng. Kích thước: h = 18 - 20; l = 30 -

31. (Hình 2.19).

Số cá thể nghiên cứu: 31

CLAUSILIDAE

20. Euphaedusa porphyrea theristica Mabille, 1887

Ốc cỡ trung bình, dạng hình thoi thuôn dài. Tháp ốc cao, đỉnh vỏ tù. Xoắn trái với 11 vòng xoắn lồi, vòng xoắn cuối thắt lại trước khi mở rộng tạo miệng vỏ. Ốc khơng có nắp miệng, miệng vỏ hình thang, vành miệng cuộn, loe rộng, phần mơi trong có một răng nhỏ giữa hai hốc lõm. Khơng có lỗ rốn. Kích thước: h = 17 - 20; l = 25 –-28. (hình 2.20).

Số cá thể nghiên cứu: 7

21. Heudiela sp.

Ốc cỡ trung bình, vỏ ốc chắc chắn, có dạng hình tháp xoắn dài. Xoắn trái với 10 vòng xoắn lồi được tách biệt bởi các rãnh xoắn khá rõ ràng. Ốc khơng có nắp miệng, miệng vỏ hình bình hành, vành miệng thẳng, sắc. Khơng có lỗ rốn. Kích thước: h = 15 - 18; l = 1.5 - 2.5. (Hình 2.21)

22. Phaedusa phongthoensis Bemmel, 1948

Ốc cỡ trung bình, vỏ dày, chắc chắn, có dạng hình thoi thn dài. Tháp ốc cao, đỉnh vỏ tù. Xoắn trái với 11 vòng xoắn lồi, các vòng xoắn được tách biệt bởi các rãnh xoắn rõ ràng. Ốc khơng có nắp miệng, miệng vỏ hình quả lê hơi nghiêng, loe ra. Vành miệng cuộn và hơi tách ra. Trong miệng vỏ có hai tấm răng. Khơng có lỗ rốn. Kích thước: h = 32 - 35; l = 6 - 7. (Hình 2.22).

Số cá thể nghiên cứu: 9

DIPLOMMATINIDAE

23. Diplommatina scolops Moellendorff, 1901

Ốc cỡ nhỏ, vỏ ốc có dạng xoắn dài, dày, chắc chắn. Xoắn phải với 7 vòng xoắn phồng được tách nhau bởi các rãnh xoắn rất rõ ràng. Ốc có nắp miệng, miệng vỏ hình trịn, hơi loe và quay về phía trước. Bờ miệng rộng, phần trụ mơi có một mấu nhỏ chìa ra. Khơng có lỗ rốn. Chiều cao vỏ ốc gấp khoảng ba lần chiều rộng. Kích thước: h= 2.5 - 3; l = 0.8 - 1.2. (Hình 2.23).

Số cá thể nghiên cứu: 20

24. Diplommatina rotundata Saurin, 1953

Ốc cỡ nhỏ, dạng hình bầu dục, màu trắng trong. Tháp ốc cao, đỉnh vỏ nhọn. Xoắn phải với 7 vòng xoắn lồi được tách nhau bởi các đường xoắn khá rõ. Ốc có nắp miệng, miệng vỏ trịn, vành miệng cuộn dày, liên tục. Phía trong lỗ miệng có một răng ở bờ bên trái. Khơng có lỗ rốn. Chiều cao gấp khoảng hai lần chiều rộng. Kích thước: h = 3.8 - 4; l = 2 - 2.4. (Hình 2.24).

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC : XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI ỐC CẠN Ở KHU VỰC HANG THẲM BÓ, XÃ MƯỜNG BÚ, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)