III/ Các bài tốn về hình hộp và lăng trụ:
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1 Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm
3.1.1. Mục đích
- Nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận văn qua thực tế dạy học với mục đích rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh THPT.
- Xem xét tính hiệu quả và tính khả thi của phương án rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo thông qua các biện pháp đề xuất, vận dụng cụ thể vào dạy học chuyên đề “Giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ” cho học sinh THPT.
3.1.2. Nhiệm vụ
Biên soạn tài liệu thực nghiệm theo hướng rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh THPT qua nội dung dạy học theo chuyên đề “Giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ” với từng khối lớp cụ thể.
Tài liệu thực nghiệm được trình bày dưới dạng các kế hoạch và nội dung chuyên đề nghiên cứu của học sinh. Kết quả được kiểm định thông qua nội dung các buổi thảo luận, các buổi xemina của các lớp.
Hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên thực hiện và sử dụng tài liệu thực nghiệm, định hướng, thiết kế, hướng dẫn cho học sinh tích cực, độc lập sáng tạo giải các bài tập nhằm hình thành và phát triển tư duy sáng tạo cho các em.
Đánh giá kết quả thực nghiệm theo góc độ: hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp với đối tượng thực nghiệm cụ thể.
Phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm về:
- Năng lực chuyển tải trong dạy học của giáo viên.
- Quá trình hình thành và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các biện pháp đề xuất.
- Tư duy sáng tạo của học sinh thơng qua trình độ nắm vững kiến thức, vận dụng sáng tạo cách tiếp cận và giải quyết vấn đề trong tiến trình dạy học. - Khả năng vận dụng một cách sáng tạo trong tiến trình giải các dạng bài
tập: chứng minh, tính độ dài, bài tốn cực trị, bài tốn quỹ tích, bài tốn dựng hình…