Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN KẾT HỢP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4 (Trang 42)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Thực nghiệm sư phạm

2.4.1. Khái quát chung về quá trình thực nghiệm

2.4.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm nghiệm hiệu quả của cách thức sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp với thảo luận nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 4, qua đó chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đề ra.

2.4.1.2. Đối tượng thực nghiệm

Lớp thực nghiệm là học sinh lớp 4A1, lớp đối chứng là lớp 4A2 trường tiểu học Quyết Tâm - Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La.

2.4.1.3. Nội dung thực nghiệm

Giảng dạy bài học trong chương trình lịch sử lớp 4.

Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981). Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789).

2.4.1.4. Phương pháp thực nghiệm

Ở lớp thực nghiệm, bài dạy được tiến hành theo cách thức mà chúng tơi đã đề xuất. Cịn ở lớp đối chứng, giáo viên vẫn dạy bình thường theo phương pháp mà họ dự định.

2.4.1.5. Cách thức tiến hành

a. Soạn giáo án thực nghiệm

Thiết kế giáo án tương đối chi tiết theo cách thức đã được đề xuất. b. Tổ chức thực hiện bài dạy đó ở lớp thực nghiệm

c. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau khi dạy xong bài thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra học sinh cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với đề bài kiểm tra như nhau và thực hiện bài kiểm tra trong một lượng thời gian như nhau. Mục đích kiểm tra là đánh giá kết quả nhận thức của học sinh ở cả hai lớp này. Hiệu quả dạy học ở đây được xem xét ở hai chỉ tiêu cơ bản là: Kết quả cao và ổn định. Các chỉ tiêu này được xem xét ở số lượng học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài và đầy đủ của kiến thức đó, nắm được kỹ năng. Đồng thời, được xem xét ở mức độ hứng thú, tập trung chú ý học tập của học sinh, mức độ tích cực hoạt động.

Việc đánh giá được dựa trên các chuẩn, các thang đánh giá sau: Kết quả nhận thức của học sinh được đánh giá theo thang điểm 10 với:

- Loại giỏi: 9 - 10 điểm

Học sinh nắm vững nội dung bài học ở mức độ cao được thể hiện dưới các hình thức như: trình bày chính xác, đầy đủ các nội dung cơ bản của bài học một cách rõ ràng, mạch lạc.

- Loại khá: 7 - 8 điểm

Học sinh nắm được nội dung bài học tương đối đầy đủ, chính xác, hiểu được nội dung bài học nhưng trình bày chưa mạch lạc.

- Loại trung bình: 5 - 6 điểm

Học sinh nắm nội dung bài học không đầy đủ, học sinh hiểu được nội dung bài học nhưng trình bày khơng đầy đủ, chưa chính xác những vấn đề cơ bản.

- Loại yếu kém: 1 - 4 điểm

Học sinh chưa hiểu được nội dung bài học.

Ngoài ra, kết quả của học sinh còn được đánh giá ở việc hình thành kỹ năng kể chuyện, kỹ năng thảo luận nhóm, kỹ năng diễn đạt trình bày ý kiến. Kết quả hình thành kỹ năng cho học sinh được đánh giá thông qua quan sát, dự giờ các tiết dạy thực nghiệm và đối chứng.

d. Xử lý kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học, cụ thể là:

+ Tỷ lệ %: Để phân loại kết quả học tập làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

+ Giá trị trung bình được tính theo cơng thức:

Trong đó: là tần số xuất hiện của điểm số.

là tổng số học sinh tham gia thực nghiệm.

Giá trị trung bình đặc trưng cho sự tập trung số liệu nhằm so sánh mức học trung bình của học sinh ở hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

2.4.2. Kết quả thực nghiệm

2.4.2.1. Kết quả học tập của học sinh

a. Bài thực nghiệm số 1: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981). Bảng 5. Kết quả thực nghiệm Lớp Số học sinh Điểm số TB 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 40 0 1 6 5 7 11 7 3 7,35 Đối chứng 40 1 6 10 6 8 7 2 0 6,08

Nhìn vào bảng 5 ta thấy, kết quả ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng. Cụ thể: Điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7,35 trong khi đó điểm trung bình của lớp đối chứng là 6,08. Điều đó chứng tỏ thực nghiệm đã có kết quả rõ rệt.

Việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm giúp cho học sinh chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức, giờ học sinh động hơn, tạo nên hứng thú, nâng cao tính tích cực học tập nên chất lượng giờ học được nâng cao.

Giỏi Khá Trung bình ́u Giỏi Khá Trung bình ́u Theo bảng 5 ta có bảng 6:

Bảng 6. Bảng phân phối mức độ kết quả thực nghiệm

Lớp Số học sinh Mức độ (%) Giỏi Khá TB Yếu Thực nghiệm 40 25 45 27,5 2,5 Đối chứng 40 5 37,5 40 17,5 Nhìn vào bảng 6 ta có thể rút ra những nhận xét sau:

Ở lớp thực nghiệm, số học sinh đạt điểm yếu, trung bình ít hơn so với lớp đối chứng (yếu 2,5%, trung bình 27,5%). Tỷ lệ học sinh khá giỏi cao hơn (khá 45%, giỏi 25%). Điều này chứng tỏ học sinh lớp thực nghiệm có kết quả học tập khá hơn so với lớp đối chứng.

Kết quả được biểu diễn qua biểu đồ:

A. Lớp thực nghiệm B. Lớp đối chứng

b. Bài thực nghiệm số 2: Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789). Bảng 7. Kết quả thực nghiệm Lớp Số học sinh Điểm số TB 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 40 0 2 4 6 10 10 4 4 7,25 Đối chứng 40 2 4 8 10 5 8 3 0 6,2

Giỏi Khá Trung bình Yếu Giỏi Khá Trung bình Yếu

Nhìn vào bảng 7 ta thấy: điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7,25 trong khi đó điểm trung bình của lớp đối chứng là 6,2. Điều đó chứng tỏ thực nghiệm đã có kết quả rõ rệt.

Theo bảng 7 ta có bảng 8:

Bảng 8. Bảng phân phối mức độ kết quả thực nghiệm

Lớp Số học sinh Mức độ (%)

Giỏi Khá TB Yếu

Thực nghiệm 40 20 50 25 5

Đối chứng 40 7,5 32,5 45 15

Nhìn vào bảng này ta thấy có sự khác nhau về điểm số ở các mức độ: Yếu, trung bình, khá, giỏi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Cụ thể như sau:

- Ở lớp thực nghiệm, tỷ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tương đối cao (khá: 50%, giỏi chiếm tỷ lệ 20%) và số học sinh đạt điểm trung bình, yếu thấp (trung bình: 25%; yếu 5%).

- Ở các lớp đối chứng, tỷ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi thấp chỉ bằng 1/2 so với lớp thực nghiệm (khá chiếm tỷ lệ 32,5%; giỏi 7,5%) và hơn một nửa số học sinh đạt điểm trung bình, yếu (trung bình 45%; yếu 15%).

Kết quả này thể hiện thực nghiệm đã có hiệu quả. Chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Kết quả thực nghiệm được biểu diễn bằng biểu đồ sau:

A. Lớp thực nghiệm B. Lớp đối chứng

2.4.2.2. Mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học

Ở lớp thực nghiệm, học sinh tích cực hoạt động làm thí nghiệm tốt, hăng say phát biểu, thảo luận nhóm có hiệu quả.

Ở lớp đối chứng, phần lớn học sinh chưa thực sự chú ý vào bài học và sự chú ý khơng duy trì lâu. Do giáo viên giảng giải nhiều nên tiết học không sinh động, học sinh thụ động, khơng tích cực học tập. Tình trạng nói chuyện riêng, làm việc riêng cịn phổ biến.

2.4.2.3. Mức độ hình thành kỹ năng cho học sinh

- Ở lớp thực nghiệm: Kỹ năng kể chuyện, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến của học sinh tương đối tốt. Các em sử dụng phiếu giao việc, biết hợp tác trao đổi, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, kể chuyện một cách lưu lốt, dễ hiểu, đúng với mục đích kể chuyện, nội dung trọng tâm của bài học.

Ví dụ: Khi kể về diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh. Học sinh đã biết kết hợp với lược đồ của trận đánh để trình bày. Trong quá trình kể học sinh đã làm rõ những vấn đề sau và cuốn hút người nghe:

+ Diễn biến theo thời gian của trận đánh.

+ Kỹ thuật dàn quân, tiến quân của vua Quang Trung.

+ Sự mưu trí, lịng quyết tâm của quân ta với tinh thần hoảng loạn của quân địch.

+ Kết quả của trận đánh.

- Ở lớp đối chứng: Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp giảng giải, hỏi đáp nên các kỹ năng học tập của học sinh còn hạn chế, nhất là kỹ năng kể chuyện, khả năng trình bày theo cách suy nghĩ, hiểu biết, cách diễn đạt và ngơn ngữ của mình chưa tốt, cịn nhút nhát, lúng túng trong cách diễn đạt. Các em chủ yếu trình bày theo sách giáo khoa.

Tóm lại, qua việc trực tiếp giảng dạy, quan sát, dự giờ các tiết học. Chúng tơi thấy rằng: kết quả hình thành kỹ năng học tập, kỹ năng diễn đạt và mức độ tập trung chú ý ở lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ cách thức sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 4 mà chúng tơi đề xuất là có hiệu quả, đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, học sinh học tập tích cực hơn, chủ động hơn trong q trình học tập phân mơn này.

2.4.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm

Qua tiến hành và phân tích kết quả thực nghiệm chúng tơi thấy rằng chất lượng học tập của học sinh (gồm: nắm kiến thức bài học, kỹ năng thực hành) lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng.

Ở lớp thực nghiệm, tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi cao hơn so với lớp đối chứng. Các kỹ năng học tập như: Kỹ năng thảo luận, kỹ năng kể chuyện, kỹ năng trình bày ý kiến cá nhân… của học sinh ở lớp thực nghiệm khá tốt.

Mức độ hứng thú và tập trung chú ý của học sinh lớp đối chứng thấp hơn lớp thực nghiệm.

Như vậy, cách thức sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm mà chúng tơi đề xuất đã có hiệu quả khơng chỉ về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn.

Tiểu kết chương 2

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ở chương 1, trong chương 2 chúng tôi đã đề ra cách thức sử dụng, điều kiện để sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học phân mơn Lịch sử ở lớp 4 có hiệu quả. Đồng thời chúng tơi đã tiến hành thực nghiệm và thu được những kết quả rõ rệt.

Cách thức sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận trong dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 4 được tiến hành qua bốn bước cụ thể, rõ ràng. Mỗi bước đều có nhiệm vụ của cả giáo viên và học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng cũng như tiến trình lên lớp, học sinh chủ động hơn, tích cực hơn trong q trình học tập. Từ đó, chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng học tập của học sinh được nâng cao.

Để sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học phân mơn Lịch sử ở lớp 4 có hiệu quả thì giáo viên phải tự bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện cho mình những kỹ năng tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, nhất là kỹ năng tổ chức cho học sinh kể chuyện và thảo luận nhóm. Giáo viên phải biết vận dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm một cách linh hoạt, sáng tạo. Kế hoạch dạy học phải được chuẩn bị chu đáo, dự kiến các bước tiến hành, phân bố thời gian hợp lý. Học sinh phải chuẩn bị trước nội dung bài học một cách chu đáo. Cơ sở vật chất phải được trang bị đầy đủ, phù hợp với yêu cầu nội dung bài học.

Qua q trình thực nghiệm, chúng tơi thấy rằng học sinh ở lớp thực nghiệm nắm kiến thức bài học tốt hơn, các kỹ năng học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ cách thức sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm mà chúng tơi đề xuất đã có hiệu quả rõ rệt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn Lịch sử ở lớp 4 là một yêu cầu cấp thiết. Việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm là góp phần phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học phân môn này ở lớp 4.

Thông qua q trình phân tích, trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài chúng tôi rút ra kết luận sau:

Hiệu quả giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4 ở các trường tiểu học hiện nay còn thấp. Do các phương tiện dạy học lịch sử còn nghèo nàn, phương pháp dạy học cũ chưa được đổi mới, không đáp ứng được việc thay đổi hợp lý về nội dung, cấu tạo chương trình.

Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm đối với hiệu quả dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 4 là cần cần thiết, có vai trị quan trọng trong việc nâng cao tính tích cực nhận thức và hiệu quả dạy học lịch sử hiện nay.

Thực trạng sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp với thảo luận nhóm của giáo viên trong dạy học phân mơn Lịch sử ở lớp 4 hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên chưa biết cách phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học mới, đặc biệt là việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm, chưa biết tổ chức cho học sinh kể chuyện, thảo luận nhóm theo một trình tự hợp lý. Vì vậy, chất lượng, hiệu quả dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 4 của các trường tiểu học chưa cao.

Việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử lớp 4 là một hướng đi phù hợp với thực tiễn dạy học và xu thế phát triển của thời đại ngày nay, nó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, kích thích hứng thú học tập của học sinh, làm cho học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong học tập cũng như trong các hoạt động xã hội.

Cách thức, phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm mà chúng tơi đề xuất với các giai đoạn và các bước cụ thể theo một trình tự nhất định đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng cũng như tiến trình lên lớp, học sinh chủ động hơn, tích cực hơn trong q trình học tập. Điều đó đã được chứng minh qua kết quả thực nghiệm. Khi sử dụng cách thức, quy trình này trong dạy học phân mơn Lịch sử ở lớp 4 thì kết quả giờ học được nâng cao rõ rệt.

2. Kiến nghị

Qua quá trình tìm hiểu thực tế và thực nghiệm sư phạm tại trường tiểu học Quyết Tâm, tiểu học Quyết Thắng chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhỏ sau:

- Trong thực tế hiện nay phân môn Lịch sử ở trường tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của giáo viên, mặc dù đây là một bộ môn rất quan trọng cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng cơ bản của các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các bậc học trên. Vì vậy, rất cần sự quan tâm hơn nữa của Ban giám hiệu nhà trường.

- Giáo viên cần vận dụng cách thức sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận một cách linh hoạt, tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài học cụ thể.

- Các cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn của các Sở, Phòng giáo dục, các trường tiểu học cần quan tâm, chỉ đạo các giáo viên đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và phân mơn Lịch sử nói riêng theo hướng tích cực hố hoạt động của học sinh.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN KẾT HỢP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)