Bài tập bổ trợ 3: Luyện cơ cổ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP YOGA ĐƠN GIẢN (Trang 32)

1 .Cơ sở lí luận

3.Bài tập bổ trợ 3: Luyện cơ cổ

xoay cổ từ trái qua phải và ngược lại, làm nhiều lần. 4. Bài tập bổ trợ 4: Luyện khớp vai, tay.

Chúng ta đứng thẳng, hai tay buông và bắt đầu động tác. Trước tiên chúng ta nhấc vai lên sau đó rụt cổ lại, làm như thế nhiều lần. Tiếp theo chúng ta bước hai chân rộng bằng vai, hai tay dang ngang và bắt đầu xoay tròn hai cánh tay một cách tự do, làm như vậy nhiều lần.

5. Bài tập bổ trợ 5: Xoay hông.

Người đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay chắp hông. Giữ đầu, vai đứng yên, xoay trịn phần hơng. Sau đó giang hai tay ra thả lỏng và xoay đều toàn thân, làm lại nhiều lần.

6. Bài tập bổ trợ 6: Lấy sức mạnh.

Đứng thẳng thả lỏng cơ thể, chắp hai tay đưa ra trước mặt sau đó đưa tay lên, xuống, sang trái, sang phải (theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc). Tiếp sau đó đưa hai tay lên, mở tay, sau đó tập tự do, chân kiễng lên, hai tay với như thể với, hứng ánh nắng vào người (điểm dừng của tay khi với là ở bụng). Thực hiện từ từ, sau đó nhanh dần lên đồng thời khi tay với, miệng phải hô lên “Để lấy sức mạnh”.

7. Bài tập bổ trợ 7: Tổng hợp.

Tổng hợp tất cả các động tác trên một cách tự do (nhảy múa). Vừa nhảy múa, chúng ta vừa cười đùa một cách vui vẻ và dừng lại ở một tư thế đứng khi có hiệu lệnh “dừng lại” và tiếp tục nhảy múa, cười đùa khi có hiệu lệnh “bắt đầu” sau đó lại có hiệu lệnh “dừng lại”, làm liên tục trong nhiều lần.

Tất cả những bài tập bổ trợ trên nhằm giúp trẻ khởi động cơ thể ở từng bộ phận đến toàn thân.

Sau khi khởi động xong chúng ta sẽ cho trẻ tập vào các bài tập yoga cụ thể. 1. Bài 1: Rùa con đáng yêu.

Tư thế này giúp bạn giảm căng thẳng và stress vùng lưng, chỉnh sửa chứng sai cột sống, củng cố hệ thống hô hấp và giải quyết tất cả các chứng bệnh về đường tiêu hóa.

Các bạn ạ! Rùa là một lồi động vật vơ cùng đáng yêu, các chú rùa của chúng ta sống ở dưới nước nhưng lại đẻ trứng ở trên những bãi cát rộng. Hãy quan sát sự di chuyển của các chú rùa trên mặt đất và hãy bắt chước những chú rùa này để tập các động tác trong bài tập “Rùa con đáng yêu”.

Bước 1: Hai chân ngồi xếp bằng, lưng giữ thật thẳng, tay thụ ấn Chin Mudra (ngón trỏ đặt dưới ngón cái), đầu và cổ giữ thẳng, thả lỏng, hít thở đều, nhẹ nhàng.

Bước 2: Từ tư thế một, hai tay đan lại sau gáy rồi từ từ gập người ra phía trước, cùi chỏ ép sát lại với nhau và gập sâu xuống cho tới khi cùi chỏ chạm sàn, mặt ngẩng lên, hít thở đều.

2. Bài 2: Tư thế rắn hổ mang trong rừng.

Rắn hổ mang được biết đến là loài rắn độc nhất trên thế giới, chúng thường sinh sống trong các hang, hốc ở núi đá hay dải đất rộng, nhiều cây cối rậm rạp, món ăn chủ yếu của chúng là chuột, ếch, nhái và cả rắn nữa. Loài rắn hổ mang này rất nguy hiểm, chúng thường chủ động tấn cơng con người. Nghe nói về lồi

trong rừng” thì nó có tác dụng giúp cột sống mềm dẻo, linh hoạt. Áp lực nhẹ lên bụng làm massage cơ quan nội tạng ở bụng giúp tăng cường khả năng tiêu hóa. Thật ích lợi phải khơng nào? Vậy chúng ta cùng tập nhé!

Bước 1: Nằm úp bụng, đặt trán xuống sàn, đặt tay ngay sát bên ngực, khuỷu tay hướng lên trên, hai chân duỗi thẳng.

Bước 2: Dồn lực nhẹ vào tay, nâng phần trên của người lên, uốn cong lưng về phía sau, mắt nhìn lên.

3. Bài 3: Chữ V ngược diệu kỳ.

Bạn đã hình dung ra chữ V ngược thế nào chưa? Chữ V ngược trơng thật ngộ, giống chiếc nón q thơi. Bây giờ chúng mình cùng tập tư thế chữ V ngược

nào. Tư thế chữ V ngược có tác dụng kéo duỗi toàn bộ cơ thể, giúp gia tăng chiều cao cho chúng mình.

Bước 1: Nằm úp bụng, mắt nhìn thẳng, đặt cằm xuống sàn, đặt tay ngay sát bên ngực, khuỷu tay hướng lên trên, hai chân duỗi thẳng.

Bước 2: Từ từ chống người lên bằng hai tay, hai chân, đẩy hông lên cao, đầu cúi giữa hai tay, mắt nhìn về phía chân. Giữ thẳng lưng và thẳng chân.

4. Bài 4: Cùng trồng cây.

Xung quanh cuộc sống của chúng ta có rất nhiều cây cối. Môi trường sống của chúng cũng rất đa dạng, phong phú, chúng sống trên mặt đất, mặt nước và cả trên thân cây khác nữa đấy.Vậy “ tư thế trồng cây” chúng mình làm như thế

giữ thăng bằng trên chân, tăng cường khả năng tập trung. Chúng mình cùng trồng cây nào.

Bước 1: Đứng thẳng người, hai chân chạm đất, hai tay bng, mắt nhìn thẳng.

Bước 2: Đứng hẳn người trên một chân, úp bàn chân kia lên khuỷu gối của bàn chân trụ. Úp và ấn nhẹ hai long bàn tay vào nhau ngay trước ngực.

5. Bài 5: Chú Tắc Kè đáng yêu.

Tắc kè là một họ các loài thằn lằn cổ nhất trong nhóm thằn lằn hiện đại. Chúng sống ở các vùng khí hậu ấm trên khắp thế giới. Tắc kè có tiếng kêu độc đáo trong các loài thằn lằn, chúng dùng âm thanh để giao tiếp vơi nhau. Có 1196 lồi Tắc kè khác nhau. Phần lớn Tắc kè khơng có mí mắt mà có màng trong suốt, được làm sạch bằng cách liếm. Nhiều lồi Tắc kè xả mùi hơi hoặc phân vào kẻ thù để tự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vệ. Nhiều lồi có giác bám dưới các ngón chân cho phép chúng bám vào thân cây, trần và tường nhà một cách dễ dàng. Hãy làm một chú Tắc kè nào!

Bước 1: Bạn ở tư thế chống đẩy và lưỡi thè ra ngoài.

Bước 2: Di chuyển tiến lùi (tưởng tượng di chuyển như một con Tắc Kè). 6. Bài 6: Trái núi thẳng.

Tư thế trái núi thẳng này giúp chúng mình gia tăng chiều cao đấy. Chúng mình cùng bắt đầu nào!

Bước 1: Chuẩn bị: Đứng thẳng người. Hai bàn tay đan các ngón lại. Lật ngược bàn tay lại và đưa thẳng lên cao. Hai chân khép sát lại, người và đầu giữ thẳng, hai tay thẳng lên cao, đặt cạnh mép tai. Các ngón tay khép sát lại, tư thế cảm thấy thoải mái.

Bước 2: Nhón gót, vươn người lên – hít, gót chân càng đưa cao càng tốt, gần như bạn đứng trên đầu ngón chân. Hai tay cố vươn lên trên, giống như bạn đang muốn đẩy gì đó. Bạn sẽ cảm thấy như toàn thân được kéo căng ra.

Bước 3: Sau đó từ từ hạ chân xuống và thở (trở về tư thế chuẩn bị). Thực hiện 3 lần : Nâng lên - hít, hạ xuống – thở thật chậm. Cảm nhận từng luồng khí vào ra.

Sau đó khi thực hiện lần thứ 4 - 5, khi đưa người lên, bạn giữ nguyên tư thế và hít thở chậm, kéo dài hơi thở. Giữ khoảng 10 – 20 giây. Trước khi hạ người xuống, bạn hít vào rồi từ từ hạ người xuống thở ra.

Bước 4: Kết thúc động tác thả lỏng người hít thở chậm khoảng 20 giây. 7. Bài 7: Chú bướm xinh đẹp.

Bài tập yoga với tên gọi “Chú bướm xinh đẹp” sẽ giúp bạn rèn luyện được thăng bằng và vượt qua khó khăn khi tập. Hãy nhìn những chú bướm nhỏ bé, xinh đẹp đang dập dờn bay trong không trung, tưởng tượng bạn là một chú bướm xinh đẹp và cùng tập bài yoga “Chú bướm xinh đẹp”.

Bước 1: Xếp chân thành vòng trịn, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước, tay đặt hai bên hông.

Bước 2: Bạn đưa tay lên và vẫy hai cánh tay của bạn (hình dung như con bướm đang vẫy), cứ thế lặp lại nhiều lần.

8. Bài 8: Mèo con đáng yêu.

Những chú mèo kêu “meo! meo!” thật đáng yêu phải không nào? Bạn hãy làm một chú mèo thật đáng yêu nhé!

Bước 1: Bạn quỳ gối, hạ hai tay đặt xuống sàn. Lưng song song với mặt sàn. Hai cánh tay và hai đùi đặt song song nhau. Bàn chân dựng thẳng lên, bám chặt các ngón xuống sàn, sau đó ngước đầu lên, lưng võng xuống – hít vào. Bạn võng lưng xuống và ngước đầu ra sau đến mức có thể. Bạn sẽ cảm giác lưng được kéo căng ra. Động tác này rất tốt cho cột sống.

Bước 2: Cúi mặt xuống đồng thời uốn cong lưng lên – thở ra. Lưng uốn cong tới mức có thể. Bụng thóp lại, vẫn tiếp tục thở ra. Sau đó lại ngước lên, lưng võng xuống – hít vào. Lặp lại các bước đều nhau. Ngước lên, võng lưng xuống – hít. Cúi xuống, cong lưng lên – thở. Thực hiện động tác thật chậm.

Bước 3: Kết thúc: Hai bàn chân duỗi thẳng, hạ người ngồi trên đùi, thân trên hạ xuống để đầu cúi xuống chạm sàn. Hai tay thả lỏng ra phía sau, bạn giữ tư thế này và hít thở chậm trong 20 giây.

9. Bài 9: Tư thế cây cầu.

Với tư thế cây cầu bạn sẽ giải quyết tất cả các chứng bệnh về đường tiết niệu, kích thích nội tiết tố phát triển chiều cao, phòng tránh các chứng bệnh về xương đồng thời cịn làm giải thốt những khí dư thừa trong cơ thể bạn.

Bước 1: Nằm xuống, hai chân co lại đặt sát mông. Hai bàn chân mở ra bằng mơng. Bám các ngón chân xuống sàn. Hai tay duỗi thẳng đặt dọc theo người.

Bước 2: Từ từ nâng phần lưng lên – hít vào. Nâng ngực càng cao càng tốt. Cằm chạm vào ngực.

Bước 3: Hạ xuống – thở.

Tiếp tục nâng lên – hít, hạ xuống – thở. Bắt đầu lần thứ 4, thứ 5 chúng ta giữ lâu hơn 10 giây, 15 giây hoặc hơn trong khả năng.

10. Bài 10: Tư thế xác chết.

Bước 1: Từ tư thế cây cầu bạn nghiêng người nằm xuống, tay chân duỗi thẳng. Các ngón tay co tự nhiên. Mắt nhắm hờ.

Bước 2: Hít thở chậm, đều. Khi hít vào bụng phồng lên, thở ra bụng xẹp xuống ( bạn có thể đặt tay lên bụng để cảm nhận. Nếu khoảng cách giữa lên và xuống là 4 - 6 cm là được). Thực hiện trong 30 giây – 60 giây.

Bước 3: Kết thúc bạn nghiêng người ngồi dậy, xếp bằng tự nhiên, hai tay đặt trên gối. Hít thở đều trong 20 giây.

11. Bài 11: Chú sâu non.

Sâu là một lồi cơn trùng, chúng thường ăn các loại lá cây. Sâu là một loài động vật phong phú về chủng loại cũng như màu sắc. Hãy quan sát sự di chuyển của chúng và cùng tập bài tập yoga “chú sâu non”.

Bước 1: Chúng ta hãy nằm sấp, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, tay đặt sát hai bên hông, chân duỗi thẳng sao cho đầu mũi chân chạm đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 2: Giữ nguyên tư thế này nhưng mông của bạn hãy cong lên, hãy tưởng tượng ra sự chuyển động của một chú sâu và làm theo, di chuyển tiến và lùi.

Tư thế “chú sâu non” giúp cho cử động cơ thể bạn linh hoạt, các khớp mềm dẻo, sự co dãn cơ nhịp nhàng, đều đặn.

12. Bài 12: Tư thế hoa sen.

Bạn hãy tưởng tượng ra những bông sen đang đua nở trên mặt hồ. Trông chúng thật đẹp phải không nào? Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tập bài yoga với tên

Bước 1: Hai chân ngồi xếp bằng, lưng giữ thật thẳng, tay thụ ấn Chin – Mura (ngón trỏ đặt dưới ngón cái), đầu và cổ giữ thẳng.

Bước 2: Thả lỏng, hít thở đều nhẹ nhàng. 13. Bài 13: Chú vịt đáng yêu.

Vịt con ngộ nghĩnh, xinh đẹp và thật đáng yêu. Các chú vịt con của chúng ta kêu la “quạc! quạc! quạc”. Hãy làm một chú vịt con thông qua bài tập “chú vịt đáng yêu”. Bài tập này giúp các bạn điều chỉnh âm lượng của thanh quản cũng như độ mềm dẻo, linh hoạt của cánh tay và toàn cơ thể.

Bước 1: Tưởng tượng như bạn là một con vịt ngồi khoanh chân, hai tay chắp lên hông.

Bước 2: Hai cánh tay mở ra, úp vào với tư thế ngồi đồng thời di chuyển giống như một con vịt và kêu “quạc! quạc!”. Di chuyển xung quanh và lặp đi lặp lại nhiều lần.

14. Bài 14: Cùng thả dù.

Hãy tưởng tượng bạn đang thả dù trên khơng trung, bạn nhìn thấy gì? Và cảm giác của bạn ra sao? Để biết được điều đó chúng mình hãy cùng nhau tập bài tập yoga với tên gọi “cùng thả dù” nhé!.

Bước 1: Bạn đứng thẳng người và từ từ đưa hai tay lên trên đầu.

Bước 2: Bạn bắt đầu chạy thành vòng tròn từ trái qua phải, chạy liên tục cho đến khi nào ngã ầm xuống đất mới thôi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua quá trình chọn lọc, sưu tầm, chúng tôi đã chọn được một số bài tập yoga phù hợp dành cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Hệ thống các bài tập này sẽ là nguồn tư liệu cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non và là cơ sở để các giáo viên mầm non cũng như các bậc phụ huynh tham khảo, trên cơ sở tiếp thu và tiến hành chọn lọc, vận dụng.

Những nghiên cứu lí luận về yoga cho thấy yoga là một bộ mơn đóng một vai trị quan trọng trong q trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non, cũng như trong gia đình. Ngày nay yoga cho trẻ khơng chỉ dừng lại tại các trung tâm dạy học yoga mà nhà trường và gia đình cũng là một mơi trường mới giúp trẻ làm quen và rèn luyện yoga. Để có được những bài tập yoga phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, khi xây dựng nội dung bài tập cần đảm bảo các thao tác trật tự trong quá trình xây dựng, ngồi ra cịn cần đảm bảo sự thống nhất, liên hợp của các động tác vừa tạo được sự chú ý, quan tâm của trẻ, đó là tính chất sinh động của yoga dành cho trẻ nhỏ. Yoga cho trẻ khơng chỉ đơn giản mà cịn vui nhộn, hấp dẫn khiến trẻ hứng thú tham gia tích cực. Để các bài tập yoga thu hút được sự quan tâm của trẻ, người giáo viên mầm non cũng như các bậc phụ huynh phải luôn nghiên cứu tham khảo, sưu tầm và hệ thống hóa lí luận về yoga. Bên cạnh đó phải gần gũi, tìm hiểu tâm sinh lí, nhu cầu, hứng thú của trẻ để khi tiến hành hoạt động giáo viên và phụ huynh có sự điều chỉnh linh hoạt các bài tập sao cho phù hợp với trẻ.

Trong chương này chúng tôi đã sưu tầm chọn lọc được 14 bài yoga đơn giản cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Các bài tập này vừa để trẻ thư giãn, vừa để trẻ rèn luyện cơ thể. Các bài tập này mang tính chất của một trị chơi vận động, giáo viên mầm non có thể tích hợp trong nhiều hoạt động với những phân môn, lĩnh vực khác nhau. Do đó mà giáo viên cần tìm hiểu kĩ đối tượng tiếp nhận cũng như nội dung chương trình để có sự lựa chọn phù hợp nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Yoga là một sân chơi bổ ích và lí thú, là món ăn tinh thần của trẻ em lứa tuổi mầm non. Nó tạo ra mơi trường vui chơi và học tập tốt để trẻ tiếp thu, lĩnh hội kinh nghiệm sống, khám phá khoa học, bản thân và để hình thành, hồn thiện nhân cách của chính mình. Vì vậy cần phải tổ chức các bài tập yoga phù hợp với lứa tuổi mầm non mà trước hết là phải có các bài tập được thiết kế sáng tạo, linh hoạt và hấp dẫn.

Quá trình thực hiện đề tài: “Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thực hành một số bài tập yoga đơn giản” được dựa trên cơ sở sưu tầm và sắp xếp có chọn lọc các bài tập đã được các nhà khoa học nghiên cứu và xây dựng phù hợp với lứa tuổi mầm non, từ thực tiễn nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi mầm non đề tài đã đưa ra được hệ thống lí luận và cách thức tập các động tác yoga cho trẻ mầm non và trở thành tài liệu làm cơ sở cho các đề tài nghiên cứu khoa học, góp phần rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho các sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non khi đang học tập ở các trường chuyên nghiệp, tạo vốn kiến thức cho công tác thực tế sau này.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP YOGA ĐƠN GIẢN (Trang 32)