Thay phân bằng tay

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN NUÔI tằm lớn (Trang 29 - 33)

4. Phương pháp thay phân tằm

4.2. Thay phân bằng tay

Thay phân bằng tay là biện pháp dùng tay trực tiếp thay phân cho tằm. Đây là một phương pháp mà người dân thường dùng và mang tính phổ biến.

Ưu điểm: − Dễ thực hiện. − Vốn đầu tư ít. − San tằm với mật độ thích hợp. Nhược điểm: − Tốn công lao động.

− Khơng loại bỏ hồn tồn tằm bệnh và tằm kẹ. − Dễ gây sát thương da tằm.

− Làm lây lan bệnh tằm.

Phương pháp thay phân bằng tay:

− Trước khi thay phân nhặt hết tằm kẹ, tằm bệnh.

H05-16: Nhặt tằm kẹ, tằm yếu

− Rây một lớp clorua vơi lên mình tằm.

H05-17: Rắc vơi bột lên nong tằm

− Dùng tay nhặt tằm sang nong mói. − San đều tằm với mật độ thích hợp.

− Sau khi thay phân, cho tằm ăn dâu.

− Rắc vơi bột vệ sinh sát trùng mình tằm sau khi thay phân cho tằm xong. − Vệ sinh sạch sẽ nhà tằm sau khi thay phân.

− Đổ phân nơi quy định.

H05-18: Thay phân bằng tay 5. Thu dọn vệ sinh nhà tằm

Sau khi thay phân tằm, tiến hành dọn vệ sinh nhà tằm, nhằm tạo môi trường sạch sẽ cho tằm, giúp tằm sinh trưởng phát dục tốt.

Sau khi thay phân tằm xong, đưa phân ra khỏi nhà tằm, không để phân trong nhà tằm lâu.

Thời gian để phân tằm càng lâu, phân chất thành đống, nhanh lên men. Quá trình lên men của phân sẽ làm tăng ẩm độ và nhiệt độ nhà tằm gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm.

Đồng thời, trong phân tằm có nhiều vi sinh vật gây bệnh, phân để trong nhà tằm càng lâu, càng có nhiều vi sinh vật gây bệnh cho tằm, tằm dễ bị lây lan bệnh.

Nếu tỷ lệ tằm bệnh nhiều thì sau khi thay phân cho tằm cần rắc vôi bột hoặc xịt Bi 58 lên mình tằm và nhà tằm để sát trùng nhà tằm.

Kiểm tra các thiết bị chống kiến, chuột, nhặng nhằm hạn chế tằm chết do bị kiến, chuột và nhặng gây hại.

H05-19: Phân tằm trong nong sau khi thay phân 6. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm

6.1. Nhiệt độ

Tằm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ trong nhà tằm.

Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng, phát triển của tằm.

− Nhiệt độ nhà tằm cao: Giảm khả năng đề kháng của tằm, tằm dễ bị nhiễm bệnh.

− Nhiệt độ nhà tằm thấp: Tằm bị lạnh, ăn yếu, ảnh hưởng đến sức sống của tằm, thời gian nuôi tằm sẽ kéo dài, gây lãng phí lá dâu, cơng lao động, vật tư…

− Nhiệt độ thích hợp cho tằm tuổi 4 là 24 – 250C, tuổi 5 là 23 – 240C.

6.2. Ẩm độ

Ẩm độ trong nhà tằm ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ héo của lá dâu. Ẩm độ còn ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh lý của tằm như tiêu hóa, trao đổi chất, tuần hoàn…

Ẩm độ cao quá hay thấp q đều có tác động khơng tốt đến hoạt động sinh lý của tằm.

Ẩm độ thấp:

− Tằm khó lột xác hoặc lột xác nửa chừng. − Ảnh hưởng đến khả năng ăn dâu của tằm. − Tằm sinh trưởng chậm.

Ẩm độ cao:

− Vi sinh vật phát triển, tằm dễ bị bệnh. − Ảnh hưởng đến sản lượng tơ kén.

Vì vậy, để giảm cơng lao động và chi phí sản xuất ta cần ni tằm trong mơi trường có ẩm độ thích hợp. Ẩm độ phù hợp với sinh lý và sự sinh trưởng của tằm lớn là 70 – 80%.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN NUÔI tằm lớn (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)