Điều chỉnh ánh sáng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN NUÔI tằm lớn (Trang 39 - 42)

1. Tằm ướm ngủ

1.4. Điều chỉnh ánh sáng

Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát dục của tằm ít hơn so với nhiệt độ và ẩm độ.

Tuy nhiên, nếu nuôi tằm trong điều kiện không đảm bảo ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát dục của tằm.

Tằm nhạy cảm với ánh sáng và thường có khuynh hướng bị về phía có ánh sáng mờ. Tằm khơng thích ánh sáng mạnh hay tối hoàn toàn. Trong điều kiện ánh sáng mạnh hay tối hồn tồn, tằm sinh trưởng và lột xác khơng đồng đều.

Ở giai đoạn ướm ngủ, tằm cần ánh sáng mờ đều. Để đảm bảo quá trình lột xác của tằm diễn ra thuận lợi và đồng đều thì cần ánh sáng tán xạ ban ngày là đủ.

Nếu ta ni tằm trong điều kiện có thể điều chỉnh được ánh sáng nhà tằm, thì nên ni tằm trong điều kiện 16 giờ chiếu sáng và thời gian còn lại ở trong tối.

Khi tằm vào giai đoạn ướm ngủ, lưu ý không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào tằm, tránh sánh sáng mạnh, ánh sáng chói cháng đối với tằm. Vì những ánh sáng này có cường độ rất mạnh, lượng tia cực tím cao tiếp xúc với tằm sẽ ảnh hưởng da tằm, tằm bị tổn thương, vi sinh vật gây bệnh và côn trùng xâm nhập vào tằm, từ đó tằm dễ phát sinh bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tơ kén.

2.Tằm đang ngủ

Tằm đang ngủ là tằm đang thực hiện quá trình lột xác.

Thời gian ngủ của tằm phụ thuộc vào giống tằm, tuổi tằm và điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khi tằm ngủ.

Thời gian ngủ của tằm đa hệ ngắn hơn so với tằm lưỡng hệ, tằm độc hệ có thời gian ngủ của các tuổi dài hơn tằm lưỡng hệ.

Dấu hiệu tằm ngủ:

− Tằm ngừng ăn dâu hồn tồn. − Tằm khơng vận động.

− Thân tằm chuyển sang màu vàng bóng. − Đầu ngẩng cao.

H05-21: Tằm bắt đầu lột xác

Giai đoạn tằm ngủ cần tạo điều kiện sinh thái phù hợp với quá trình lột xác của tằm, giúp tằm lột xác đồng đều, có sức khỏe tốt. Vì vậy, phải điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và khơng khí thích hợp với yêu cầu của tằm ở giai đoạn đang ngủ.

2.1. Điều chỉnh nhiệt độ

Sức khỏe tằm và thời gian lột xác của tằm phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ của môi trường.

Nếu tằm thực hiện quá trình lột xác trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, tằm sẽ lột xác đồng đều, tằm có sức khỏe tốt, từ đó nâng cao năng suất và phẩm chất tơ kén.

Việc điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình ngủ của tằm là quan trọng nhất vì đây là những giai đoạn đặc biệt của tằm.

Khi tằm vào giai đoạn ngủ, điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn bình thường 1 – 20C. Nhiệt cao quá hay thấy quá đều ảnh hưởng đến thời gian lột xác của tằm.

− Trong điều kiện nhiệt độ cao: Sự hình thành tuyến lột xác rút ngắn, các chất bơi trơn trong tuyến ít, nhanh khơ khơng thuận lợi cho tằm lột xác. Do thời gian lột xác bị rút ngắn nên quá trình hình thành các bộ phận mới của tằm vội vàng và khơng hồn thiện, sức khỏe tằm giảm sút, tằm dễ phát sinh bệnh. Đây gọi là hiện tượng tằm lột xác khơng hồn tồn.

− Ngược lại, trong điều kiện nhiệt độ mơi trường thấp, thời gian lột xác của tằm kéo dài. Quá trình lột xác kéo dài làm sức khỏe tằm giảm, tằm đói, khơng đảm bảo đủ sức để tiếp tục quá trình lột xác, ảnh hưởng đến sức đề kháng của tằm. Thời gian lột xác kéo dài sẽ làm trọng lượng tằm giảm sút. Đồng thời, tằm phát dục không đều.

Đối với tằm tuổi 4: Điều chỉnh nhiệt độ từ 22 – 230C là phù hợp nhất cho tằm lột xác.

2.2. Điều chỉnh ẩm độ

Trong quá trình tằm ngủ, ẩm độ ảnh hưởng rất lớn đến sự lột xác, hình thành các bộ phận trong cơ thể tằm.

Tằm lột xác trong điều kiện mơi trường có ẩm độ thấp, thời gian ngủ của tằm kéo dài. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm đói và yếu, sức đề kháng của tằm kém, tằm dễ bị bệnh.

Khi ẩm độ mơi trường q thấp, da tằm khơ, tằm khó lột xác, tằm lột xác một nửa hoặc không lột xác. Tằm khơng lột xác cịn gọi là hiện tượng tằm trốn ngủ. Do sức khỏe và sức đề kháng của tằm kém nên tằm dễ bị nhiễm bệnh.

Tằm lột xác trong điều kiện mơi trường có ẩm độ cao, thời gian ngủ của tằm bị rút ngắn lại. Do thời gian lột xác của tằm bị rút ngắn, tằm chưa lột xác xong, quá trình hình thành các bộ phận mới vội vàng và chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm dễ bị bệnh.

Giai đoạn tằm ngủ cần tăng ẩm độ nhà tằm để tằm lột xác được dễ dàng, tăng ẩm độ từ 2 – 5% so với yêu cầu ẩm độ của từng tuổi tằm.

Ẩm độ thích hợp cho tằm tuổi 4: 80%

2.3. Điều chỉnh ánh sáng

Trong giai đoạn tằm đang ngủ, cần đảm bảo yên tĩnh. Không va chạm mạnh vào nong tằm. Vì nếu va chạm mạnh, tằm thức dậy, ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tằm. Tằm lột xác khơng hồn tồn, tằm yếu, dễ bị bệnh.

Khơng khí nhà tằm thống, khơng có khí độc. Khơng khí trong nhà tằm lưu thơng nhẹ nhàng.

Trong giai đoạn tằm đang ngủ, để đảm bảo tằm ngủ đồng đều, quá trình lột xác thuận lợi, ta lưu ý không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào mình tằm. Vì trong quá trình lột xác của tằm, sức khỏe tằm giảm sút, da tằm mới đang hình thành nên rất mỏng. Nếu để ánh sáng trực tiếp chiếu vào da tằm sẽ làm tổn thương da, tằm dễ bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, tằm dễ bị bệnh do vi sinh vật và côn trùng gây nên.

Tằm lột xác đồng đều khi được 16 giờ ngồi sáng, thời gian cịn lại ở trong tối.

3. Tằm dậy

Tằm dậy là giai đoan tằm đã hoàn thành xong quá trình lột xác, tằm mới dậy sẽ bỏ lớp da cũ. Lúc này đầu lớn hơn và to hơn đầu của tằm tuổi trước.

Sau khi lột xác xong, đầu và thân tằm trắng mốc, mình tằm kém bóng do da của tằm mới dậy khơng căng. Sau 2 – 3 giờ đầu tằm chuyển dần màu nâu nhạt, lớp da mới đã khô.

Tằm mới ngủ dậy, cơ thể rất yếu, sức đề kháng kém, cần đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn cho tằm phù hợp để cải thiện sức khỏe tằm.

3.1. Điều chỉnh nhiệt độ

Tằm mới ngủ dậy có nhu cầu nhiệt độ cao hơn các giai đoạn bình thường. Để đảm bảo tằm có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, đồng thời tạo điều kiện cho da tằm nhanh khô, ta nên điều chỉnh nhiệt độ nhà tằm tăng lên 1 – 20C so với yêu cầu nhiệt độ của từng tuổi tằm.

Tằm mới ngủ dậy mà sinh trưởng trong mơi trường có nhiệt độ q cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng phát triển ở tuổi 5. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và năng suất tơ kén.

3.2. Điều chỉnh ẩm độ

Ẩm độ có ảnh hưởng đến sức khỏe tằm sau khi tằm dậy.

− Ẩm độ cao: da tằm lâu khô, cơ thể tằm yếu. Tằm mới ngủ dậy, da mới được hình thành cịn mỏng và dễ xây xát nên trong điều kiện ẩm độ cao, tằm dễ bị nhiễm bệnh do nấm xâm nhiễm.

− Ẩm độ thấp: lá dâu nhanh héo, giảm chất lượng lá dâu, tằm ăn thiếu chất dinh dưỡng.

Ngay sau khi tằm dậy, điều chỉnh ẩm độ thấp hơn 2 – 5%. Khi tằm lột xác xong, nong tằm càng khô càng tốt.

Đối với tằm tuổi 4: Khi tằm mới ngủ dậy, điều chỉnh ẩm độ nhà tằm đến mức 70%.

3.3. Điều chỉnh ánh sáng

Ánh sáng ít ảnh hưởng đến sức khỏe tằm. Sau khi tằm mới ngủ dậy, không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào cơ thể tằm, ảnh hưởng da tằm, làm tăng nhiệt độ cơ thể tằm, tằm dễ bị bệnh.

Điều chỉnh ánh sáng mờ, đồng đều trong nhà tằm.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN NUÔI tằm lớn (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)