Phân tích và nhận diện mối nguy

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN HƯỚNG dẫn sản XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIET GAP (Trang 28 - 32)

BÀI 4 : PHÂN BÓN VÀ CHẤT BỔ XUNG

1. Phân tích và nhận diện mối nguy

1.1. Hàm lượng nitrat cao

- Hàm lượng nitrat ở trong sản phẩm cây rau quá nhiều gây ảnh hưởng

đến sức khỏe con người

- Hàm lượng nitrat tồn tại ở trong cơ thể người gây nên ung thư đường

tiêu hóa

- Nguyên nhân làm cho hàm lượng nitrat có ở trong rau cao: + Do bón quá nhiều đạm

+ Bón gần đến ngày thu hoạch

Hình 4.1. Cấm bón phân gần đến ngày thu hoạch

Hình 4.1: Bón phân đạm gần đến ngày thu hoạch

- Hình thức lây nhiễm nitrat vào trong cây rau

1.2. Hàm lượng kim loại nặng (Asen, Chì, Thủy ngân, Cadimi, ...)

- Asen, Chì, Thủy ngân, Cadimi,.... đó là những kim loại khi xâm nhập vào cơ thể con người với mức quá nhiều gây bệnh sỏi thận, mật, u gan cổ chướng,….

- Nguyên nhân kim loại nặng có ở trong rau + Bón nhiều phân hóa học

+ Sử dụng nước thải nhà máy, bệnh viện,... - Các thức lây ô nhiễm

+ Cây rau hút từ đất các loại kim loại nặng

1.3. Các sinh vật gây bệnh (Vi khuẩn, virut, và ký sinh)

- Các sinh vật gây hại như vi khuẩn Samolla, Colifoms, E.coli,... và vật ký sinh gây bệnh tiêu chảy cấp, giun sán, giun chui ống mật

- Nguyên nhân các sinh vật có ở trong rau

+ Bón phân tươi, phân chuồng,...chưa qua xử lý

+ Phân ủ chưa đạt yêu cầu có một số lượng lớn sinh vật gây bệnh

- Các thức lây nhiễm

+ Do tiếp xúc với phân trực tiếp khi bón phân chuồng cho rau + Nguồn sinh vật có ở trong đất

2. Yêu cầu thực hành theo Viet GAP

2.1. Mua và tiếp nhận phân bón

- Chỉ mua và nhận phân bón và chất bón bổ sung được cấp phép trong danh mục

- Mua phân hữu cơ đã qua xử lý

- Phân tươi (mua/của nhà) phải trộn ủ với phương pháp thích hợp để

giảm thiểu mầm bệnh

Hình 4.3. Phân chuồng đã qua xử lý

2.2. Bảo quản và xử lý

Bảo quản phân hóa học: nơi thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm, nguồn nước,... nên có kho bảo quản

Phân hữu cơ cần được bảo quản và vận chuyển cẩn thận tránh nguy cơ

lây nhiễm cho sản phẩm.

3.2. Hướng dẫn ủ phân

Hướng dẫn quy trình ủ phân động vật, rác thải hữu cơ tại trang trại

- Lựa chọn phương pháp thích hợp: (đảo, độ ẩm, nhiệt độ,…) đảm bảo

giảm thiểu mầm bệnh có trong phân, rác thải.

- Nơi ủ phân cách xa nơi sản xuất, không gây ô nhiễm lên sản phẩm,

nguồn nước, …(30-60 m xa các nguồn nước).

Nơi ủ phân và cách ủ đảm bảo hạn chế hoặc khơng gây nên mùi khó chịu cho trang trại hoặc dân cư xung quanh.

Nơi ủ phân phải có vách ngăn vật lý, mái che đảm bảo khơng gây phát

tán phân ra ngoài trong điều kiện thời tiết xấu (mưa, gió).

Dụng cụ, con người tiếp xúc với phân phải được vệ sinh sạch sẽ trước

khi ra khu vực sản xuất

4.4. Sử dụng phân

- Chỉ sử dụng phân bón và chất bón bổ sung khi cần thiết và theo yêu cầu về dinh dưỡng cây trồng.

- Nếu có thể, nên trộn phân bón và chất bón bổ sung với đất ngay sau khi bón.

- Khơng bón phân lên phần ngọn của cây rau.

o

Hình 4.5. Phân chuồng kết hợp với phân đạm dùng để bón lót

- Rau có thời gian sinh trưởng nhỏ hơn 60 ngày, cần sử dụng phân hữu cơ trước khi gieo hạt/trồng cây và trộn phân với đất.

- Đối với rau có thời gian sinh trưởng lớn hơn 60 ngày, có thể bón phân sau trồng và bón rạch hàng

- Dừng bón đạm 20 ngày đối với rau ăn lá - Dừng bón đạm 15 ngày đối với rau ăn củ

- Dụng cụ bón phân, cần điều chỉnh, bảo dưỡng và vệ sinh.

- Khơng nên bón phân hữu cơ hoặc phân ủ trong những ngày có gió to. - Sau khi bón hoặc xử lý phân hữu cơ cần vệ sinh sạch sẽ giày ủng, quần áo và chân tay trước khi sang những ruộng khác làm việc.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN HƯỚNG dẫn sản XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIET GAP (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)