1. Nội dung thiết kế tốt nghiệ p:
2.34 Hai loại chuyển giao
Chuyển giao cứng được thực hiện khi cần chuyển kênh lưu lượng sang một tần số mới. Chuyển giao cứng dựa trên nguyên tắc “cắt trước khi nối” (break before make) được chia thành chuyển giao cứng tần số và chuyển giao cứng khác tần số. Trong quá trình chuyển giao cứng, các kết nối cũ được giải phóng trước khi thực hiện kết nối mới vì thế mà tín hiệu bị ngắt trong q trình chuyển giao. Tuy nhiên th bao khơng nhận biết được khoảng ngừng đó. Trong trường hợp chuyển giao
qua mạng hiện hành, cung cấp các dịch vụ mở rộng, giảm rớt các cuộc gọi, bao phủ và tích hợp mạng LTE so với nhiều mạng có sẵn. Nhược điểm là có thể xảy ra rớt
cuộc gọi do chất lượng của kênh mới chuyển đến trở nên xấu trong khi kênh cũ đã bị ngắt.
2.4.2 Chuyển giao đối với LTE
Công nghệ mạng LTE chỉ sử dụng chuyển giao cứng không sử dụng chuyển giao mềm nên hệ thống đơn giản hơn. Trong hệ thống trước, mạng lõi quản lý RNC, RNC quản lý trạm BS, BS lại quản lý các UE. Vì thế khi UE chuyển qua vùng RNC khác phục vụ thì mạng lõi chỉ biết đến RNC đang phục vụ UE. Mọi chuyển giao được điều khiển bởi RNC. Nhưng với E-UTRAN, mạng lõi có thể thấy mọi chuyển giao.
Chuyển giao cùng tần số (intra-frequence) được thực hiện giữa các cell trong cùng một eNodeB. Chuyển giao khác tần số được thực hiện giữa các cell thuộc các eNodeB khác nhau. UE sẽ thực hiện trên dự đoán cơng suất thu tín hiệu chuẩn (RSRP) và chất lượng thu tín hiệu chuẩn (RSRQ) dựa trên tín hiệu tham khảo (RB) nhận được từ cell đang phục vụ và từ cell ảnh hưởng mạnh nhất. Giải thuật chuyển giao dựa trên giá trị RSRP và RSRQ, chuyển giao được thiết lập khi các thông số này từ cell ảnh hưởng cao hơn cell đang phục vụ. Quyết định chuyển giao trong LTE sử dụng RSRP, là trung bình cơng suất của tất cả các thành phần tài nguyên qua tồn bộ băng thơng. Đo lường RSRP cung cấp cường độ tín hiệu cụ thể của cell và tham gia chọn lại cell. RSRQ được định nghĩa là tỉ số giữa tích số RB cùng RSRP với tổng công suất băng thông nhận được (RSSI). Giống RSRP, RSRQ cũng cung cấp cường độ tín hiệu cụ thể của cell và tham gia chọn lại cell. Trong đó, RSRP chỉ ra độ mạnh yếu thì RSRQ bổ sung mức can nhiễu. Khi thực hiện đo lường để chuyển giao thì độ chênh lệch mức RSRP và RSRQ phải ở một mức nào đó thì mới quyết định chuyển giao. Như với 2 cell cùng tần số thì độ chênh lệch RSRP từ +/- 2dB đến +/- 3dB, RSRQ từ +/-2.5 tới 4dB. Còn đối với 2 cell khác tần số thì RSRP là từ +/- 6dB, RSRQ từ +/-3 đến 4dB.
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH QUY HOẠCH VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ LTE Ở VIỆT NAM
3.1 Những vấn đề về quy hoạch công nghệ LTE
Quy hoạch mạng LTE cũng giống như quy hoạch trong mạng 3G. Ở hệ thống di động cận 4G sử dụng cơng nghệ LTE thì đường lên và đường xuống là bất đối xứng. Do vậy, một trong hai đường sẽ thiết lập giới hạn về dung lượng và vùng phủ sóng, việc tính tốn quỹ đường truyền và phân tích nhiễu khơng phụ thuộc vào cơng nghệ sử dụng. Mục đích là để ước lượng số lượng các trạm thu phát cần sử dụng, cấu hình trạm và số lượng các phần tử mạng để dự báo giá thành đầu tư cho mạng.
3.1.1 Dự báo lưu lượng và phân tích vùng phủ
Việc quy hoạch mạng phải dựa trên nhu cầu về lưu lượng. Do đó dự báo lưu lượng là bước đầu tiên cần thực hiện trong quá trình cần quy hoạch.
Dự báo số thuê bao: Đối với thị trường cần phục vụ ta phải dự đoán tổng số
lượng thuê bao, có thể chia đánh giá qua từng tháng để có thể thấy được sự thay đổi của số lượng thuê bao, điều này là cần thiết vì ta cần phải tính tốn dự phịng cho tương lai. Nếu có thể cung cấp những dịch vụ khác nhau thì phải tính tốn cho từng loại dịch vụ như về tiếng, số liệu hoặc cả tiếng và số liệu. Ví dụ như dịch vụ số liệu chỉ giới hạn ở trình duyệt web, email, khơng gian web…hoặc có thể là các dịch vụ đo lường từ xa. Khi đó dự báo cần thực hiện cho từng kiểu người dùng.
Dự báo sử dụng lưu lượng tiếng: Dự báo sử dụng lưu lượng tiếng bao gồm
đánh giá khối lượng sử dụng tiếng do người sử dụng tiếng trung bình tạo ra, để dự báo chính xác ta cần cung cấp dữ liệu đánh giá cho từng tháng. Dữ liệu tiếng bao gồm phân bố lưu lượng: từ MS tới cố định, từ MS tới MS, từ MS
bao trung bình ở giờ cao điểm và thời gian giữ trung bình (MHT: mean hold time) trên cuộc gọi. Thơng thường ta chỉ có thơng số về số phút sử dụng (MOU: minutes of using) của thuê bao/cuộc gọi. Trong trường hợp này nhóm dự báo bộ phận thiết kế phải chuyển thành việc sử dụng trong giờ cao điểm.
Dự báo sử dụng lưu lượng số liệu: Ta cần phân loại những người sử dụng
dịch vụ số liệu và dự báo cho từng kiểu người sử dụng cũng như khối lượng thông lượng số liệu. Ta cũng cần dự báo khi nào thông lượng bắt đầu và khi nào thông lượng kết thúc.
Dự phịng tương lai: Ta khơng chỉ quy hoạch mạng cho các dự kiến trước
mắt mà cần quy hoạch mạng cho các dự kiến tương lai để không phải thường xuyên mở rộng mạng. Ngồi ra việc dự phịng tương lai cũng cho phép mạng cung cấp lưu lượng bổ sung trong trường hợp sự tăng trưởng thuê bao lớn hơn thiết kế hoặc sự thay đổi đột ngột lưu lượng tại một thời điểm nhất định. Về lý do kinh doanh, việc dự phòng tương lai cũng cần thiết để đưa ra những kế hoạch định giá mới cho phép thay đổi đáng kể số thuê bao hay hình mẫu sử dụng.
`Để quy hoạch mạng vô tuyến cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư, bước tiếp theo ta cần phân tích vùng phủ như khảo sát các chi tiết: nơi nào cần phủ sóng và các kiểu phủ sóng cho các vùng này. Thơng thường ta sẽ ưu tiên phủ sóng trước cho các khu vực quan trọng như: các vùng thương mại, các vùng có mật độ dân cư đơng đúc, các đường cao tốc chính…dựa trên mật độ dân cư. Dựa trên mật độ dân cư ta có thể dự đốn được lưu lượng người sử dụng, điều kiện mơi trường truyền sóng, các ảnh hưởng của nó lên mơi trường truyền sóng để có thể đưa ra lựa chọn cho các số hiệu chỉnh mơi trường và thâm nhập tịa nhà.
3.1.2 Quy hoạch vùng phủ
Theo các điều kiện tối ưu thì bán kính cell được xác định dựa trên quỹ đường truyền và mơ hình truyền sóng thích hợp, kết hợp với diện tích cần phủ sóng ta tính được số eNodeB được lắp đặt; dựa trên quy hoạch vùng phủ ta xác định được số
eNodeB lớn nhất. Đối với mạng di động tế bào, ước lượng vùng phủ được dùng để quyết định vùng phủ của mỗi trạm gốc, nó đưa ra một vùng tối đa có thể được bao phủ bởi mỗi trạm gốc nhưng nó khơng cần thiết xác lấp một kết nối giữa UE và trạm gốc. Tuy nhiên trạm gốc lại có thể phát hiện được mỗi UE trong vùng bao phủ của nó.
Tính tốn quỹ đường truyền ước lượng suy hao tín hiệu cho phép cực đại (pathloss) giữa di động và trạm gốc. Tổn hao lớn nhất cho phép ta ước lượng vùng phủ của cell lớn nhất với mơ hình kênh truyền phù hợp. Với vùng bao phủ của cell cho ta tính tốn được số trạm gốc được sử dụng để bao phủ vùng địa lý mong muốn. Tính tốn quỹ đường truyền được dùng để so sánh về vùng phủ của các hệ thống khác nhau, mối quan hệ giữa các quỹ đường truyền chỉ ra hệ thống vô tuyến LTE mới sẽ thực hiện tốt như thế nào khi nó được triển khai trong các trạm gốc đã tồn tại của hệ thống GSM và WCDMA.
3.2 Tình hình triển khai cơng nghệ LTE
3.2.1 Trên thế giới
Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ di động (telco) trên thế giới hiện nay đang sử dụng công nghệ GSM (GSM, GPRS/EDGE, HSPA). Và lợi thế về cơ sở hạ tầng có sẵn, số lượng người sử dụng đơng đảo, thêm vào đó là việc đặc tả kỹ thuật có khả năng tương thích gần như hồn hảo với cơng nghệ GSM là lý do chính để việc triển khai phát triển thị trường băng thông rộng với công nghệ LTE trở nên mạnh mẽ. Thực tế cho thấy, hầu hết các hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn trên thế giới: Ericsson. Nokia, Motorola, Samsung, NEC…đã cùng với những nhà mạng lớn trên thế giới thực hiện những cuộc thử nghiệm và đã mang lại những thành công đáng kể. Điển hình là hãng Nokia Siemens Networks đã thực hiện thành công LTE với tốc độ lên tới 173Mbps ở tần số 2.6GHz băng thông 20MHz trong môi trường đô thị với nhiều thuê bao. Hãng Alcatel-Lucent đã thành công LTE với tốc độ tải về là 80Mbps; hãng ZTE thực hiện LTE với tốc độ tải về lên tới 130Mbps.
374 nhà cung cấp đang đầu tư phát triên công nghệ LTE.
292 nhà mạng lên kế hoạch triển khai LTE ở 93 quốc gia.
55 nhà mạng tại trên 11 quốc gia khác cam kết và đang thử nghiệm cơng
nghệ LTE trong đó có 3 nhà mạng của Việt Nam là VNPT, Viettel và FPT.
96 nhà mạng của 46 quốc gia đã tiến hành thương mại hóa trên nền cơng
nghệ LTE. Đến 6/2012 đã có khoảng 28 triệu thuê bao dử dụng LTE. Tới cuối năm 2012 sẽ có khoảng 152 nhà mạng cung cấp dịch vụ ở 62 quốc gia trên toàn thế giới.
417 thiết bị đầu cuối LTE được sản xuất bởi 67 nhà sản xuất.