CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Được sự đồng ý giúp đỡ của nhà trường, của các giáo viên giảng dạy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Thụy Hương, Hải Phịng, tiến hành vào học kì I năm học 2013 – 2014. Đối tượng là học sinh lớp 11B2, 11B3, 11B4, 11B5 có học lực của năm lớp 10 là tương đương nhau, cụ thể là:
+ Lớp 11B2, 11B5 do cơ Ngun Thị Mai Hịa giảng dạy.
+ Lớp 11B3, 11B4 do thầy Phạm Viết Sơn giảng dạy.
3.4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Đối với các lớp thực nghiệm:
Giáo viên sẽ sử dụng hệ thống bài tập ở chương 2 phần II của luận văn để xây dựng giáo án, sau đó giảng dạy ở các lớp thực nghiệm và cuối cùng là kiểm tra đánh giá tính hiệu quả cùng với lớp đối chứng.
+ Đối với các lớp đối chứng:
Giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống (trong đó thuyết trình của giáo viên là chủ yếu có kết hợp với đàm thoại), khơng sử dụng hệ thống bài tập ở chương 2 của luận văn. Nhưng khi kiểm tra thì cho học sinh lớp đối chứng làm cùng đề với lớp thực nghiệm và thang điểm cho từng bài như nhau. Chấm bài kiểm tra: Sắp xếp kết quả bài kiểm tra theo thứ tự từ thấp đến cao, phân thành 4 nhóm: + Nhóm giỏi có các điểm: 9, 10.
+ Nhóm khá có các điểm: 7, 8. + Nhóm trung bình có các điểm: 5, 6. + Nhóm yếu kém có các điểm: 0, 1, 2, 3, 4.
a. Tiến hành thực nghiệm
+ Đối với giáo viên:
– Giáo viên xây dựng bài giảng theo phân phối chương trình cùng với hệ thống bài tập ở chương 2 luận văn này.
– Kết quả kiểm tra đánh giá của giáo viên qua bài kiểm tra được xây dựng sau mỗi bài giảng trên lớp đối với cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Trên cơ sở đó giáo viên có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của hệ thống bài tập.
+ Đối với học sinh:
– Sau mỗi bài học, học sinh lớp thực nghiệm có thể sử dụng bài tập trong sách giáo khoa cùng với hệ thống bài tập nêu trong luận văn để phát triển năng lực giải tốn hình học không gian lớp 11.
– Sau mỗi tuần học, học sinh làm bài 45 phút để kiểm tra năng lực giải tốn hình của chính mình.