PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ trong viêm mũi xoang mủ ở người lớn (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Thực hiện phương pháp nghiên cứu tiến cứu mơ tả từng trường hợp cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu: Lấy cỡ mẫu thuận tiện từ 3/2019 – 6/2020.

N > 100, trong đĩ cĩ ít nhất 35 trường hợp dương tính.

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu

- Dụng cụ khám tai mũi họng thơng thường. - Dụng cụ khám nội soi tai mũi họng.

-Vật liệu làm xét nghiệm vi khuẩn: + Bơm tiêm 5ml vơ trùng.

+ Dây hút dịch vơ trùng.

+ Ống đựng bệnh phẩm vơ trùng.

+ Lam kính, dụng cụ nhuộm Gram, kính hiển vi.

+ Mơi trường nuơi cấy vi khuẩn: Thạch chocola CAHI, thạch máu BA... + Mơi trường để thử tính chất sinh vật, hố học của vi khuẩn. + Mơi trường làm kháng sinh đồ.

+ Giấy chỉ thị kiểm tra sự cĩ mặt của oxy(màu hồng) khi khử hết oxy sẽ trở nên màu trắng.

2.2.4. Qui trình nghiên cứu

Tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1:Bệnh nhân được thăm khám và chẩn đốn gồm : + Hỏi bệnh.

+ Khám mũi thấy khe giữa ± khe trên ± ngách bướm sàng cĩ mủ. + Chẩn đốn xác định viêm mũi xoang khơng.

- Bước 2: Lấy mủ khe giữa định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. - Bước 3: Đánh giá kết quả xét nghiệm vi khuẩn, kháng sinh đồ.

2.2.5. Nội dung nghiên cứu

2.2.5.1. Hỏi bệnh

- Khai thác bệnh sử, thời gian mắc, nguyên nhân đi khám bệnh, các chẩn đốn và điều trị trước đĩ. Hỏi bệnh phát hiện các triệu chứng viêm xoang:

+ Chảy mũi: Xác định tính chất chảy mũi, mũi nhầy hay mủ, cĩ mùi hơi hoặc khơng, liên tục hay từng đợt, chảy mũi ra phía trước hay xuống họng.

+ Ngạt mũi: Ngạt tắc một hay cả hai bên, mức độ ngạt nhẹ, vừa hay hồn tồn, ngạt thường xuyên hay từng lúc, cĩ thường xuyên dùng thuốc nhỏ mũi khơng.

+ Đau nhức vùng xoang mặt: tìm hiểu tính chất đau, từng lúc hay thường xuyên, vị trí đau.

+ Rối loạn ngửi: Cĩ rối loạn ngửi khơng? thời gian ngửi kém, mức độ ngửi kém hay mất ngửi, ngửi kém từng lúc hay liên tục, 1 bên hay 2 bên.

+ Các biểu hiện khác: Ho từng lúc hay liên tục, khịt khạc ra chất gì, cĩ ù tai, chảy mủ tai khơng? cĩ bệnh lý răng hàm trên khơng?

2.2.5.2. Khai thác tiền sử

- Cĩ tiền sử dị ứng, bệnh lý tồn thân khơng? Trào ngược họng – thanh quản khơng?

- Được điều trị nội khoa chưa? bao nhiều lần? Điều trị corticoid khơng? Tại chỗ hay tồn thân. Điều trị kháng sinh trong bao nhiêu ngày mỗi lần? Kháng sinh dùng những đợt điều trị trước là gì ( nếu nhớ), dùng kháng sinh gần nhất cách bao nhiêu ngày?

2.2.5.3. Khám nội soi Tai Mũi Họng

- Phương pháp vơ cảm

Bệnh nhân được thực hiện gây tê tại chỗ bằng dùng những đoạn meche ngắn tẩm xylocain 6% pha với xylometazolin 0,1% đặt vào hốc mũi.

- Kỹ thuật nội soi

Dùng ống hút làm sạch tiền đình hốc mũi hai bên, sau đĩ đặt những đoạn meche ngắn tẩm xylocain và xylometazolin 0,1% như ở trên vào hốc mũi và khe giữa trong khoảng 10 phút để làm cho cuốn mũi co lại, tạo đường vào rộng rãi. Nội soi mũi được thực hiện với ống nội soi ánh sáng lạnh 0 độ,30 độ. Kỹ thuật nội soi gồm 2 thì:

+ Thì 1 (Quan sát chung):

Đi dọc sàn mũi, quan sát tồn bộ chiều dài và bờ tự do cuốn dưới. Sau đĩ đi chếch lên trên quan sát bờ tự do cuốn giữa, cuốn trên và lên đến trần hốc mũi. Đưa ống soi ra phía sau và dưới quan sát đuơi các cuốn, khe bướm sàng, lỗ mũi sau, loa vịi, trần vịm, hố Rosenmuller và tồn bộ vịm mũi họng. Trong thì này đồng thời đánh giá tình trạng vách ngăn: Thẳng, lệch, vẹo, mào, gai…

+ Thì 2 (Quan sát chi tiết khe giữa) :

Đánh giá tình trạng cuốn giữa từ sau ra trước, chiều cong bình thường hay đảo ngược, cĩ bĩng hơi khơng.

Đánh giá khe giữa nĩi chung, thơng thống hay chật hẹp, đưa ống soi vào cĩ dễ dàng khơng? Cĩ dịch mủ khơng?

 Đánh giá mỏm mĩc: Bình thường hay bất thường

 Đánh giá bĩng sàng: Cĩ quá phát, cĩ che lấp rãnh bán nguyệt hay khe giữa khơng.

 Đánh giá rãnh bán nguyệt, phễu sàng, ngách xoang trán, các lỗ thơng xoang hàm và lỗ thơng xoang hàm phụ (nếu cĩ).

 Chụp ảnh qua nội soi để làm tài liệu nghiên cứu. - Nội soi mũi:

+ Phát hiện ra các tình trạng bệnh lý ở ngách giữa (ứ dịch, mủ, phù nề niêm mạc, quá phát hoặc thối hố polyp, bất thường giải phẫu).

+ Các bệnh lý cản trở con đường vận chuyển niêm dịch (VA quá phát, sùi vịm, polyp mũi sau, dị hình vách ngăn…), dị hình cuốn giữa…

+ Các giải phẫu bất thường khe giữa mà các thăm khám thơng thường khơng phát hiện được (xoang hơi ở cuốn giữa, ở mỏm mĩc, bĩng sàng quá phát…).

2.2.5.4. Nghiên cứu vi khuẩn

- Cách lấy bệnh phẩm

+ Lấy bệnh phẩm ở khe giữa, khe trên, ngách bướm sàng.

+ Dùng bơm tiêm 5ml cĩ gắn dây hút dịch Terumo 2.7 mm hút bệnh phẩm dịch mủ xoang ở khe giữa ± khe trên ± ngách bướm sàng qua nộisoi. Bệnh phẩm lấy được cho vào ống nghiệm vơ khuẩn, ghi đầy đủ thơng tin bên ngồi ống đựng bệnh phẩm.

+ Bệnh phẩm lấy được chuyển đến Khoa vi sinh-Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế.Thời gian từ lúc lấy bệnh phẩm ra khỏi cơ thể đến lúc được xét nghiệm khơng quá 2 giờ.

- Quy trình xử lý bệnh phẩm:

+ Bệnh phẩm vi khuẩn được nuơi cấy, phân lập theo đúng qui trình xét nghiệm thường quy của khoa vi sinh bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế.

(Qui trình này khơng sử dụng cho các loại vi khuẩn kị khí)

+ Bệnh phẩm được nuơi cấy trên mơi trường thạch máu, thạch Chocolate và Macconkey. Trình tự như sau:

 Dùng tăm bơng lấy bệnh phẩm cho vào ống chứa 1 – 2 ml canh thang BHI, Vortex 20 – 60 giây.

 Ép đầu tăm bơng vào thành ống nghiệm cho kiệt nước rồi bỏ đi.

 Cấy dịch trong ống nghiệm lên mơi trường và chuẩn bị lam nhuộm soi.

Hoặc cĩ thể sử dụng luơn tăm bơng để lấy bệnh phẩm trực tiếp vào đĩa cấy. Lưu ý cấy từ mơi trường ít chất ức chế sang mơi trường nhiều chất ức chế.

 Điều kiện ủ hiếu khí: Ủ đĩa thạch máu, Chocolate trong tủ ấm 35-370C với CO2 5%, đĩa thạch MAC trong tủ ấm 35-370C.

 Đọc bệnh phẩm trên đĩa và canh thang hàng ngày. - Nhuộm soi:

Nhuộm Gram. Ghi nhận số lượng bạch cầu, hình thái, tính chất bắt màu của vi khuẩn, nấm nếu cĩ.

- Đinh danh:

Vi khuẩn từ đĩa cấy sẽ được phân lập và định danh sơ bộ bằng hình thể nhuộm soi, các thử nghiệm tính chất sinh vật hố học. Định danh xác định bằng kit thương mại API hoặc máy định danh PHOENIX.

Vi khuẩn được xác định là căn nguyên gây bệnh được tiến hành làm thử nghiệm độ nhạy cảm kháng sinh bằng phương pháp khoanh giấy khuếch tán Kirby – Bauer theo quy trình thường quy của khoa vi sinh Bệnh viện TW Huế và Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế. Kết quảnhạy- kháng được đọc theo tiêu chuẩn của CLSI phù hợp với thời gian thực hiện xét nghiệm.

2.2.6. Xử lý kết quả

- Lập bảng đánh giá kết quả thu được bao gồm các thơng số về lâm sàng, nội soi và xét nghiệm vi khuẩn, kết quả kháng sinh đồ.

- Xử lý số liệu thu thập được theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 25.0.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ trong viêm mũi xoang mủ ở người lớn (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)