Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc dạy học trong môi trường đa văn hóa ở vùng dân tộc miền núi phía bắc (Trang 81 - 83)

3.2 .Giải pháp về mục tiêu dạy học trong mơi trường giáo dục đa văn hóa

3.2.1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ

Hoạt động giáo dục trong mơi trường đa văn hóa giúp học sinh hình thành một nền tảng cơ sở tốt về kiến thức đa văn hóa, kỹ năng ứng xử đa văn hóa và thái độ sống có văn hóa. Một người giáo viên giảng dạy trong mơi trường đa văn hóa cần xác định rõ giải pháp để đạt được mục tiêu dạy học như sau:

+ Về kiến thức: Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc với sự đa dạng của các nền văn hóa tồn tại trong cộng đồng dân cư. Trước hết, hãy để cho mỗi học sinh hiểu rõ hơn về chính nền văn hóa tộc người nơi các em được sinh ra. Hoạt động dạy học trong mơi trường đa văn hóa cần hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý xã hội, hiểu biết về văn hóa...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này.Trong đó, mục tiêu của giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), tập trung vào việc hình thành phẩm chất nhân cách, thói quen, kỹ năng sống cơ bản: tích cực tham gia, kiến thiết và tổ chức các hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc sống và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động cơng dân có trách nhiệm tương lai. Bậc tiểu

học:hoạt động dạy học nhằm hình thành thói quen tự phục vụ, kỹ năng học

tập, giao tiếp cơ bản; bắt đầu có các kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội.

Bậc trung học cơ sở: nhằm hình thành lối sống tích cực, biết cách hồn thiện

bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân và làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức cơng dân và tích cực tham gia hoạt động xã hội.

Từ các hoạt động học tập đó, nền tảng cơ sở của kiến thức đa văn hóa được nảy mầm từ chính cái gốc của truyền thống tộc người đã bao bọc các em khơn lớn. Người giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu cụ thể về nền văn hóa dân gian trong q trình chuyển hóa và tiếp biến theo thời gian để có nền văn hóa hiện đại hơm nay. Người giáo viên cũng phải là người dẫn dắt học sinh đi từ những nét văn hóa trong sách vở hiển hiện trong thực tế cuộc sống, giúp các em hiểu sâu hơn về văn hóa để nối q khứ với hiện tại… Thậm chí, đó cịn là sự du nhập của các yếu tố văn hóa ngoại lai … Tất cả những điều đó sẽ giúp từng học sinh đi sâu vào văn hóa địa phương vùng bằng chính nền văn hóa cộng đồng tộc người riêng lẻ. Qua đó, các em có sự nhận thức sâu, rộng, có sự hợp tác của các kiến thức liên ngành … giúp các em linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động học tập cũng như trong cuộc sống.

+ Về kỹ năng: Giáo viên giúp các em hiểu biết về cuộc sống của các dân tộc trong vùng đa văn hóa thơng qua sự giới thiệu của chính các thành viên trong lớp. Thông qua các giờ học trải nghiệm thực tế cấp tiểu học, cấp THCS như “Khám phá bản sắc văn hóa”, “Cùng nhau thực hành tổ chức lễ hội dân tộc”, “Dệt theo mẹ”, “Đan lát theo cha”, “Làm quả Pao”, “Khâu quả còn”, “Trò chơi truyền thống”, “Đi tìm bài thuốc dân gian”… người học cần tích hợp kiến thức chuẩn và thực hành từ đời sống văn hóa dân tộc, ở đó có cả bản sắc văn hóa và những lĩnh vực văn hóa đang giao thoa tiếp biến. Người giáo viên chỉ đóng vai trị hướng dẫn bao qt, chi tiết, kiên trì để học sinh các dân tộc thiểu số có thể cảm nhận, thích nghi, được tơn trọng, làm theo, xây dựng biểu tượng mới, bằng ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ phổ thông, giúp các em tự tin học tập, phát triển năng lực cá nhân, đủ khả năng tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần hữu ích, trong mối liên hệ với bạn bè, thày cơ, gia đình, cộng đồng và xã hội. Và chính học sinh tiếp tục lại tạo ra một dạng thức đa văn hóa mới mang trong đó giá trị văn hóa truyền thống.

+ Thái độ: Dưới sự định hướng, dẫn dắt của giáo viên, học sinh được tham gia trải nghiệm các hoạt động học tập cùng nhau, các hoạt động thực tế ở vùng các cộng đồng dân tộc sinh sống. Các em sẽ có một cái nhìn mới về dân tộc mình, dân tộc bạn. Từ đó, trong chính bản thân các em sẽ tự hình thành cho mình ý thức tự hào về

cộng đồng dân tộc, vùng miền, tự hào về đất nước. Chính điều đó tạo nền tảng cho sự bình đẳng, cảm thơng, chia sẻ, yêu thương lẫn nhau giữa các học sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc dạy học trong môi trường đa văn hóa ở vùng dân tộc miền núi phía bắc (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)