3.2 .Giải pháp về mục tiêu dạy học trong mơi trường giáo dục đa văn hóa
3.2.2. Mục tiêu về chương trình
Giáo dục đa văn hóa là một mơ hình giáo dục với chiều sâu và bề rộng trải dài theo thời gian và khơng gian văn hóa dân tộc, vùng dân tộc. Chính vì thế, chương trình giáo dục đa văn hóa cũng phải bao qt được những đặc điểm đó. Chương trình giáo dục đa văn hóa có thể được chú ý xây dựng, thiết kế giảng dạy theo những điểm sau:
+ Giáo dục đa văn hóa phải xuất phát từ việc giáo dục văn hóa của một tộc người đa số và phát triển rộng ra là văn hóa vùng. Việc tìm hiểu văn hóa của một tộc người cho thấy sự quan trọng của văn hóa tộc người đó đối với dân tộc của họ nói riêng và vùng văn hóa nói chung. Từ đó, lịng tự tơn dân tộc được nâng lên và chính những người con của tộc người sẽ chú ý giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa vốn có của dân tộc mình. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về các nền văn hóa tộc người khác nhau sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngầm lành mạnh giữa các tộc người. Tộc người này thấy tộc người kia phát triển hơn, tốt đẹp hơn, văn hóa cịn lưu giữ được nhiều hơn … họ sẽ cố gắng duy trì và phát triển vốn văn hóa của dân tộc mình cho bằng các dân tộc khác. Tất cả những điều đó tạo nên một bộ mặt văn hóa vùng sâu, rộng và phong phú hơn nhiều.
+ Chương trình giảng dạy phải bao gồm cả nền văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Triết học duy vật biện chứng đã chỉ ra rằng: vật chất quyết định ý thức. Chính vì vậy, nền văn hóa vật chất của các dân tộc thiểu số cũng rất phong phú và đa dạng. Cũng trên nền vật chất ấy văn hóa tinh thần mới này nở. Vì thế, cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần đều quan trọng đối với đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số. Hơn thế nữa, đời sống tinh thần còn là tấm gương phản ánh sự no đủ về vật chất và sự no đủ về vật chất lại làm nền tảng cho sự thăng hoa về tinh thần. Hai yếu tố này không thể tách rời nhau được.
+ Giới thiệu và giảng dạy văn hóa phải nối liền từ quá khứ đến hiện tại. Văn hóa của một dân tộc là sự phát triển có kế thừa và tiếp biến. Vì vậy, khi giảng dạy trong mơi trường đa văn hóa, người giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu để thấy được chiều sâu văn hóa tộc người của chính các em. Qua q trình tìm hiểu,
học sinh sẽ thấy được sự thăng trầm trong q trình hình thành nên nền văn hóa dân tộc mình ngày nay. Cũng có thể qua sự tìm hiểu, chính các em sẽ thấy được vai trị của nền văn hóa tộc người riêng lẻ góp phần tạo nên bộ mặt văn hóa to lớn của vùng.