2.5. Đánh giá thực trạng
2.5.2. Những hạn chế
Về mặt nhận thức:
Bản thân cán bộ quản lý chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động dạy học. Một số cán bộ quản lý cịn làm việc theo cảm tính, khơng khoa học. Việc tác động đến ý thức, nhận thức của giáo viên tuy đã được thực hiện song còn chưa thường xuyên nên một số giáo viên chưa có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Về quản lý hoạt động dạy:
Việc quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp, đổi mới phương pháp dạy, quản lý hoạt động tổ chuyên môn, quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh cịn lỏng lẻo, nặng về hình thức chưa thực sự tích cực đổi mới, chưa đi vào chiều sâu. Cụ thể: Về xây dựng kế hoạch phần lớn chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn, nhà trường chủ yếu quan tâm tới kế hoạch năm học của trường, còn kế hoạch của các bộ phận, các tổ chuyên môn và của cá nhân thì hết sức sơ sài, chiếu lệ, đối phó cho nên tính khả thi của kế hoạch rất yếu. Bên cạnh đó, duyệt kế hoạch, thực chất chỉ là ký xác nhận kế hoạch của GV.
Về tổ chức, thực hiện kế hoạch, cịn thiếu tính thường xun. Việc quản lý chuẩn bị bài và soạn bài trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lượng và hình thức giáo án chứ chưa quan tâm đến chất lượng của giáo án. Vẫn còn hiện tượng dạy chay. Dự giờ rút kinh nghiệm sư phạm bài dạy, cịn mang tính chiếu lệ, ít chú ý tới phương pháp, nội dung và cách thức tổ chức lớp học mà chủ yếu chỉ kiểm tra, đánh giá các bước lên lớp. Việc chỉ đạo dạy học theo phương pháp dạy học tích cực cịn lúng túng. Phương pháp dạy học cịn nặng về truyền thụ một chiều, ít phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Công tác bồi dưỡng GV chưa được quan tâm đúng mức. Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn, phát động phong trào làm thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học chưa thường xuyên. Do thiếu kinh phí nên cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu của GV trong tình hình mới. Nhà trường chưa chú ý bổ sung sách tham khảo cho GV trong thư viện nhà trường chủ yếu là sách được cấp phát.
Việc chỉ đạo chế độ dự giờ thăm lớp, đúc kết kinh nghiệm của tổ chuyên môn và việc tổ chức bồi dưỡng GV theo chuyên đề chưa được duy trì thường xuyên; việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho một bộ phận GV đã giảng dạy nhiều năm nhưng trình độ chun mơn cịn yếu chưa được chú trọng đúng mức.
Về quản lý hoạt động học của học sinh:
Thực tế cho thấy sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh chưa được quan tâm đúng mức. sự phối hợp giữa GV chủ nhiệm GV bộ mơn, Đồn thanh niên trong nhà trường trong việc quản lý hoạt động học của học sinh chưa đồng bộ. Việc kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh chưa khách quan, chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng học tập của học sinh, chưa kích thích được học sinh trong học tập.