Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về các công nghệ mạng truy nhập băng
rộng, những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, qua nghiên cứu về về các kỹ thuật truy nhập cũng như phương thức ghép kênh, cũng như những ưu điểm của mạng truy nhập băng rộng sử dụng thiết bị GPON, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về băng thông, tốc độ, cũng như những dịch vụ phát triển trong tương lai. Hướng tới mạng cung cấp dịch vụ đầy đủ, hỗ trợ cả các dịch vụ TDM và Ethernet với hiệu suất sử dụng băng thông cao.
Vấn đề liên quan của mạng truy nhập quang được giải quyết bằng các thủ tục định cỡ và phân định băng tần động với các phương pháp kiểm sốt vịng với chu kỳ thích ứng, cơ chế lập lịch quay vịng khơng đầy đủ và đặc biệt là cơ chế phân định băng tần sử dụng tập thông báo nhiều hàng đợi.
Các thủ tục điều khiển và báo hiệu trong GPON đơn giản nhưng vẫn đảm bảo giải quyết các vấn đề cơ bản về kỹ thuật của mạng truy nhập băng rộng tốc độ cao, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của dịch vụ, điều này khiến GPON là công nghệ sử dụng băng thông hiệu quả nhất trong các loại công nghệ PON hiện nay.
Từ những so sánh, đánh giá, những ưu nhược điểm, tìm ra phương án tốt nhất để triển khai mạng băng rộng cho Công Ty ĐTHN1. Qua tìm hiểu, cũng như so sánh, đánh giá, thiết bị Alcatel – Lucent với những ưu điểm, chất lượng, tính tương thích và ổn định, từ đó đề xuất sử dụng thiết của hãng này để triển khai mạng băng rộng. Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu, thiết kế và quy hoạch mạng băng
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ QUY HOẠCH MẠNG BĂNG RỘNG TRÊN ĐỊA BÀN CTY ĐTHN 1
3.1 HIỆN TRẠNG MẠNG BĂNG RỘNG CỦA CTY ĐTHN 1 3.1.1 Mạng MAN-E Của Cty ĐTHN 1
- Mạng băng rộng của Cty ĐTHN 1 được đấu nối vào mạng MAN-E của VNPT Hà Nội. Tính đến thời điểm tháng 9/2013 bao gồm:
+ 02 Core MEN Switch Đinh Tiên Hoàng Và Đức Giang kết nối Ring MAN-E của VNPT Hà Nội băng thông 50 Gbps, kết nối hướng lên có tổng băng thơng là 120 Gbps (12x10) từ 2 hướng Đinh Tiên Hoàng và Cầu giấy.
+ 07 Agg MEN Switch – Cisco 7609 lắp đặt tại Đinh Tiên Hoàng, Trần Khát Chân, Giáp Bát, Đức Giang, Trâu Quỳ, Đông Anh và Phủ Lỗ. Mỗi Agg CES có năng lực chuyển mạch 720 Gbps, kết nối lên Core MAN bằng kết nối 2x10GE. + 23 Acc MAN Cisco 7606 và 8 Acc MAN Cisco 4924, mỗi Acc MAN có năng lực chuyển mạch 720 Gbps, phần truy nhâp được kết nối bằng 2 luồng cáp quang với băng thông 2x1 Gbps lên hướng Agg MAN.
+ 32 Acc MAN Cisco 3400 và 205 Acc Switch 6424 Alcatel Lucent 24 Port, 50 Switch 2224 VFT 24 Port và 2 Switch 1012 Teraswitch 24 Port, các Switch Acc này được kết nối lên các Acc 4924 hoặc 7606 và Agg 7609 qua Port Uplink.
Mạng băng rộng của Cty ĐTHN 1 được kết nối vào mạng MAN-E của VNPT Hà Nội, và được kết nối vào 4 Core CES thành vòng Ring 50 Gbps, kết nối lên Core Internet của VDC với băng thông 7x10 Gbps, kết nối tới PE/VTN với băng thông 2x10 Gbps, mỗi Core MAN có 24 Port GE để kết nối các BRAS.
Tổng số giao diện GE trên các Agg CES khoảng 750 Port GE quang và 786 Port FE quang, các Agg MAN kết nối lên Core CES bằng 2x10 GE.
Hình 3. 1Cấu trúc mạng MAN-E 2013
Mặt phẳng điều khiển sử dụng giao thức định tuyến OSPFv2 chia thành các
Area : Area 0 ( 4 Core Router), Area 1 ( cho 7 Agg Router và 23 Access Router thuộc CTDT -1)
Các dịch vụ được thiết kế terminate tại Agg Router, gồm các dịch vụ Layer 2(E-Line, E-LAN), dịch vụ Layer 3 (MPLS L3 VPN).
3.1.2 Miền MPLS của mạng MAN-E
Mạng MAN-E được xây dựng trên giải pháp của Cisco Metro Ethernet 4.1 với
công nghệ IP/MPLS được mở rộng ra tận biên của nhà cung cấp dịch vụ, với ưu điểm của cơng nghệ IP/MPLS, nhà cung cấp dịch vụ có thể sử dụng các tính năng nâng cấp cao như MPLS FRR, MPLS TE cho phép đạt tốc độ phục hồi mạng <50ms và khả năng phân tải, bảo vệ Node (Node Protection), bảo vệ kết nối (link Protection), sử dụng tối ưu tài nguyên mạng ( Traffic Engineering)…
Hình 3. 2 Miền MPLS trong mạng MAN-E
Miền MPLS bao gồm :
- MPLS kết nối giữa các core switch
- MPLS kết nối các core switch và các Aggregation switch. - MPLS kết nối các Aggregation switch và các access switch.
Mạng MAN-E của VNPT Hà Nội sử dụng để tập trung lưu lượng (IP/MPLS Aggregation over Ethernet), đảm bảo tập chung lưu lượng từ các thiết bị truy nhập IP-DSLAM/MSAN, FTTX (Ethernet switch…) tới BRAS, PE/VDC, PE/VTN. Lớp mạng truy nhập Access cung cấp kết nối dịch vụ tới khách hàng thông qua các thiết bị truy nhập như IP-DSLAM, Ethernet Switch…
Lớp mạng biên khách hàng (Subscriber Edge/ Switch, Router, Modem…), đóng vai trị biên mạng phía khách hàng, cung cấp kết nối tới lớp truy nhập của nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp dịch vụ cho các người sử dụng bên trong mạng.
Bên cạnh khả năng thực hiện việc tập trung lưu hượng HIS lên Bras, Mạng MAN-E còn cho phép cung cấp các dịch vụ mới đa dạng và nhanh chóng như L2