Lí luận về bài tập Vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng ngôn ngữ lập trình mathematica để giải một số bài toán về phần phản ứng hạt nhân trong chương trình sách giáo khoa vật lí lớp 12 ban cơ bản (Trang 27 - 29)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỂ TÀI

1.7.1. Lí luận về bài tập Vật lí

Khi giáo viên thực hiện q trình “cấu trúc hóa” lại nội dung cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể thì cơng việc quan trọng, tốn nhều công sức và thời gian là lựa chọn thiết kế hệ thống BTVL.

Thơng thường, trong sách giáo khoa và tài liệu lí luận dạy học bộ mơn Vật lí, người ta hiểu những bài tập Vật lí là những bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng Vật lí, hình thành các khái niệm, phát triển tư duy Vật lí của học sinh và rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức của họ vào thực tiễn.Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì sự tư duy định hướng tích cực ln ln là việc giải bài tập. Về thực chất, mỗi một vấn đề mới xuất hiện do nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa trong mỗi tiết học Vật lí chính là một bài tập đối với học sinh.

Một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học mới, hiện đại- phương pháp dạy học tích cực là tơn trọng vai trị chủ đạo của người học, kích thích tính độc lập, sáng tạo, trau dồi khả năng tự giáo dục cho mỗi người. Giáo viên giúp học sinh nắm được phương pháp chiếm lĩnh kiến thức, phương pháp hoạt động học tập (nhận thức) cũng như phương thức hoạt động trong cuộc sống xã hội. Qua việc tự giành lấy kiến thức ở học sinh hình thành phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, năng lực giải quyết vấn đề. Nói cách khác, học sinh phát triển trong hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động. Chính vì lẽ đó, học sinh cần phải được huấn luyện ngay từ khâu xây dựng kiến thức cho đến khâu vận dụng nó vào thực tế. Giải bài tập Vật lí là một trong những hình thức luyện tập chủ yếu và được tiến hành nhiều nhất. Do vậy, các bài tập Vật lí có tác dụng cực kì quan trọng trong việc hình thành rèn luyện kĩ năng kĩ xảo vận dụng và tìm tịi kiến thức cho học sinh. Chúng được sử dụng trong các tiết học theo các mục đích khác nhau:

- Hình thành và rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hồn thành những bài tập lí thuyết và thực hành.

- Hình thành kiến thức mới (kể cả cung cấp những kiến thức thực tiễn). - Ôn tập những kiến thức đã học, củng cố những kiến thức cơ bản của bài giảng,

- Phát triển tư duy Vật lí.

Trong thực tiễn dạy học, tư duy Vật lí thường được hiểu là “kĩ năng quan sát các hiện tượng Vật lí, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận thành phần và xác lập ở trong chúng những mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng của các hiện tượng và của các đại lượng Vật lí, đốn trước hệ quả từ các lí thuyết và áp dụng được kiến thức của mình. Trừ một số bài tập đơn giản chỉ đề cập đến một hiện tượng Vật lí , đa số các hiện tượng nêu lên trong những bài tập là phức tạp. Để giải được chúng phải phân tích hiện tượng phức tạp ấy thành các hiện tượng đơn giản, thành phần, nghĩa là phải phân tích một bài tập phức tạp thành các bài tập đơn giản, thành phần. Đồng thời thơng thường trong q trình giải quyết các tình huống cụ thể nêu lên trong bài tập, học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy để tìm hiểu, giải quyết vấn đề và rút ra kết luận cần thiết. Nhờ thế, tư duy được phát triển và năng lực làm việc tự lực của học sinh được nâng cao.

- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, đặc biệt là giúp phát hiện trình độ, phát triển trí tuệ, làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học sinh trong học tập đồng thời góp phần giúp họ vượt qua những khó khăn và khắc phục những sai lầm đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng ngôn ngữ lập trình mathematica để giải một số bài toán về phần phản ứng hạt nhân trong chương trình sách giáo khoa vật lí lớp 12 ban cơ bản (Trang 27 - 29)