Đặc điểm phân bố dân cư

Một phần của tài liệu tình hình phân bố dân cư huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 40 - 44)

T Đơn vị Dân cư (Người)

2.2. Đặc điểm phân bố dân cư

Đặc điểm sản xuất nông nghiệp truyền thống gắn liền với ruộng đất đòi hỏi phải phân bố dân cư trên địa bàn rộng. Nhu cầu về các công cụ sản xuất, sửa chữa các phương tiện lao động sản xuất, đồ dùng sinh hoạt…Đã thúc đẩy các ngành nghề sản xuất mới - ngành tiểu thủ công nghiệp. Nhóm ngành sản xuất phi nông nghiệp này đòi hỏi cần nhiều lao động và không cần không gian rộng nên đã thu hút tập trung dân cư, dẫn đến mật độ dân cư đông, đẩy nhanh quá trình hình thành các đơ thị nơng thơn.

Một số xã có diện tích rộng lớn nhưng dân cư tập trung thưa thớt, manh mún, chủ yếu là các xã vùng sâu, vùng xa như: Cẩm Mỹ, Cẩm Thịnh, Cẩm Minh. Ở những khu vực này diện tích đất rộng lớn, chủ yếu là đất đồi núi, hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng cây công nghiệp hằng năm (như lạc, đậu), cây lương thực (lúa, sắn) và cây công nghiệp (chè), cây gỗ (chàm, keo).

Ở các xã vùng biển như: Cẩm Nhượng, Cẩm Hịa dân cư tập trung đơng. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở các xã này là đánh cá, phát triển du lịch, dịch vụ và một phần lớn lao động đi xuất khẩu.

Các xã: Cẩm Thạch, Cẩm Duệ, Cẩm Quang…Mật độ dân số cao chủ yếu là do đa phần người dân ở đây theo đạo Thiên chúa với tỷ lệ sinh cao.

Khoảng cách giữa các xã là những khoảng đất trống, chủ yếu là đất trồng lúa, cây công nghiệp lâu năm…Đã tạo ra sự manh mún, phân tán trong phân bố dân cư. Điều này đã gây trở ngại lớn trong việc giao lưu hoạt động kinh tế giữa các xã trong huyện để tạo nên mối liên hệ kinh tế trong sản xuất hàng hóa tập trung. Chính vì vậy phân bố dân cư tập trung là một trong những việc làm cần thiết để phát triển kinh tế toàn diện.

Phân bố dân cư ở huyện Cẩm Xuyên cũng như các vùng khác ở Việt Nam đều phân bố phân tán, manh mún do lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, sản xuất nơng nghiệp là chính và trình độ đơ thị hóa ở mức thấp.

2.3 Tình hình phân bố dân cư ở các khu vực

một vùng.

Dân cư tập trung đông nhất ở vùng trung tâm như: thị trấn Cẩm Xuyên (1209 người/km2). Sau đó là các khu vực ven quốc lộ, Thị trấn Thiên Cầm. Các xã vùng sâu vùng xa như Cẩm Mỹ, Cẩm Thịnh dân cư thưa thớt, manh mún. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chênh lệch về trình độ, các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Xu hướng hiện nay là giảm tỷ lệ dân nông thôn, tăng tỷ lệ dân đơ thị. Do đó qua thực tế cho thấy dân cư huyện Cẩm Xuyên phân bố chưa đúng với sự phát triển chung của toàn tỉnh. Điều này trong tương lai sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhất là những địa bàn ở vùng sâu, vùng xa khơng có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật mới vào đời sống và sản xuất. Các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Thịnh…Có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế nhưng do chậm trong tiếp thu khoa học kỹ thuật nên chưa khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu thốn, chất lượng thấp gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân nhất là trong các mùa mưa bão. Từ điều này cần đưa ra những giải pháp đúng đắn nhằm quy hoạch phân bố dân cư ở vùng này sao cho thuận lợi về giao thông, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo người dân yên tâm sản xuất, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người dân ở vùng sâu vùng xa.

Các vùng trung tâm: Thị trấn Cẩm Xuyên, thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Trung, Cẩm Bình, Cẩm Thành…Là những xã, thị trấn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nên dân cư ở đây tập trung khá đông (nhất là thị trấn Cẩm Xuyên). Tuy nhiên mật độ dân số đông khơng phải đồng đều trên tồn xã, thị trấn mà chỉ tập trung ở nơi có điều kiện sản xuất thuận lợi như: tập trung dọc theo quốc lộ để phát triển hoạt động buôn bán, dịch vụ, kinh doanh. Ở một số xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên dân cư tập trung ở những vùng ven sông, những vùng đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào. Thị trấn, thị tứ là khu vực trong tương lai sẽ được đưa vào quy hoạch phục vụ cho sự phát triển của đô thị theo hướng đơ thị hóa, sự phân bố dân cư hiện nay khơng phù hợp cho sự phát triển đó. Trong tương lai, đây sẽ là khu vực tập trung dân cư với mật độ đông, sự mở rộng địa bàn sản xuất, kinh doanh và chuyên dung. Ngoài ra, dân số tăng lên thì nhu cầu về nhà ở ngày càng lớn hơn. Vì vậy phải quy hoạch phân bố dân cư sao cho đến năm 2020 phát triển đồng đều kinh

tế trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện để đưa huyện trở thành thị xã trong tương lai.

2.4 Quần cư

Quần cư là sự phân bố dân cư theo những tập hợp nhất định là các điểm dân cư. Mỗi điểm dân cư là một cộng đồng dân cư chung sống trong một phạm vi nhất định về lãnh thổ đặc trưng bởi kết cấu mối quan hệ qua lại với nhau về kinh tế, phong tục tập quán, các sinh hoạt văn hóa. Đặc điểm các hoạt động sản xuất và sinh hoạt dân cư quy định hình thức cư trú tương ứng và các hình thức này rất đa dạng, phức tạp bao gồm nhiều kiểu quần cư khác nhau.

Quần cư là một hệ thống bao gồm các điểm dân cư mà giữa chúng tồn tại các mối liên hệ với nhau. Thực chất các mối liên hệ cung cầu được hình thành giữa các điểm dân cư trong một hệ thống có vai trị, vị trí khác nhau phụ thuộc vào quy mơ và chức năng giữa chúng. Những điểm dân cư có quy mơ lớn và nhiều chức năng thì giữ vai trị là trung tâm đối với các điểm dân cư có quy mơ nhỏ và ít chức năng hơn.

Mỗi làng có thể có nhiều điểm nhỏ lẻ là một hay nhiều điểm dân cư, một thôn nằm hai bên đường là hai điểm dân cư.

Quần cư huyện Cẩm Xuyên có 27 xã và thị trấn tương ứng với vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, hình thái quần cư và các hoạt động kinh tế có sự khác nhau rõ rệt, các điểm quần cư có sự giống nhau về hình thái, điều kiện tự nhiên…Song về cơ bản có sự khác nhau về quy mơ và cơ cấu.

- Về đặc điểm tự nhiên:

Các điểm quần cư có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, địa hình chủ yếu là đồi núi với đất Feralit là loại đất chính.

Các điểm dân cư sinh sống ở vùng đất phía Tây thuộc các xã: Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Quan…Dân cư sống chủ yếu ở các vùng đồi thấp. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các trang trại sản xuất nông nghiệp.

Các điểm dân cư sinh sống hai bên dọc theo quốc lộ tập trung với mật độ cao như: Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Quang...Bên cạnh hoạt động kinh doanh, dịch vụ thì sản xuất Nơng nghiệp vẫn là hoạt động chính của đa số dân cư.

Các điểm dân cư phân bố dọc theo bờ biển tập trung thành các cụm dân cư với mật độ cao như: Cẩm Nhượng, Cẩm Hòa…Chủ yếu là khai thác và ni trồng thủy,

hải sản.

- Hình thái các điểm quần cư:

Hình thái của các điểm quần cư biểu thị không gian cư trú của điểm quần cư. Hình thái của các điểm quần cư rất đa dạng tuy nhiên chỉ mang tính tương đối.

Dựa vào một số mơ hình quần cư và qua nghiên cứu thực tế cho thấy các điểm quần cư huyện Cẩm Xuyên có dạng tuyến dải (là một trong ba dạng hình học của hình thái điểm quần cư).

- Về chức năng hoạt động kinh tế:

Đặc điểm ngành nghề sản xuất và trình độ kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến hiện trạng quần cư: bao gồm nhiều ngành nghề nhưng chỉ một vài ngành nghề chiếm vị trí chủ yếu trong các hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng. Mỗi ngành nghề sản xuất có những yêu cầu riêng về sử dụng lao động, phương tiện sản xuất. Sự cư trú của dân cư được thể hiện phù hợp với yêu cầu sản xuất.

Tình hình phát triển kinh tế phản ánh đặc trưng cơ bản của điểm dân cư, sức sống của nó và là động lực để điểm dân cư tồn tại và phát triển. Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải xác định được các hoạt động kinh tế chủ yếu của điểm quần cư. Những nơi đất đai màu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng, giao thơng thuận lợi thì đó là nơi dân cư tập trung đông đúc. Đặc điểm địa hình cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phân bố dân cư. Gắn với chức năng kinh tế, sự phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên có các đặc điểm sau:

+ Điểm quần cư Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ là những điểm dân cư hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng cây gỗ, cây công nghiệp (chè, sắn, lạc…) và chăn ni gia súc theo hình thức trang trại.

+ Điểm quần cư Cẩm Thạch, Cẩm Quang, Cẩm Trung, Cẩm Huy, Cẩm…là khu vực đồng bằng, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

+ Điểm quần cư Cẩm Nhượng, Cẩm Hịa với vị trí gần biển nên hoạt động kinh tế chủ yếu là khai thác, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

Thị trấn Thiên Cầm, hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch biển Thiên Cầm.

gần đường quốc lộ nên hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ kinh doanh, buôn bán. Ngoài ra một bộ phận lớn người dân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Như vậy các loại hình hoạt động kinh tế của các xã ở huyện Cẩm Xuyên rất đa dạng. Để khai thác tiềm năng của các điểm dân cư cần quy hoạch, phân bố dân cư hợp lý, phù hợp với từng điều kiện sản xuất của dân cư mỗi địa phương.

Một phần của tài liệu tình hình phân bố dân cư huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 40 - 44)