Bước 1: Lấy linh kiện.

Một phần của tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình electronics workbench để giảng dạy phần điện học thuộc chương trình vật lý thpt (Trang 42)

Các bạn hãy dùng chuột nhấp vào biểu tượng của các hộp linh kiện để mở các hộp linh kiện.

Trong cửa sổ của hộp linh kiện hiện ra, nhấn chuột vào linh kiện mình cần, kéo nó vào màn hình thiết kế và đặt tại vị trí thích hợp. Sau đó nhấn vào nút bên trên góc phải của hộp linh kiện để đóng hộp linh kiện lại.

Phần IV: THỰC HÀNH

1 - Bước 1: Lấy linh kiện.

Do chương trình mặc định đối với linh kiện là nằm ngang. Vì vậy, cần phải xoay linh kiện nằm theo vị trí mong muốn, bằng cách nhấp chuột chọn linh kiện cần xoay sao cho linh kiện biến thành

màu đỏ, và sau đó nhấp chuột vào nút Rotate trên thanh công cụ (Phím tắt Ctrl + R hoặc kích chuột phải và chọn Rotate) lệnh này sẽ xoay linh kiện một góc 900 theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Phần IV: THỰC HÀNH

1 - Bước 1: Lấy linh kiện.

Như ở đây tôi sử dụng bằng cách nhấn chuột phải. Sau khi nhấn chuột phải thì bảng thông báo hiện ra, khi đó chọn

Rotate.

Phần IV: THỰC HÀNH

2 - Bước 2 : Sắp xếp các linh kiện theo như sơ đồ

nguyên lý:

Sau khi lấy đủ linh kiện cần thiết ra vùng làm việc ta tiến hành sắp xếp các linh kiện như sơ đồ nguyên lý đưa ra.

Muốn di chuyển linh kiện thì các bạn làm như sau : dùng chuột nhấp và giữ linh kiện cần di chuyển. Sau đó, rê chuột tới một vị trí mà mong muốn, rồi thả chuột ra. Như hình sau:

Phần IV: THỰC HÀNH

2 - Bước 2 : Sắp xếp các linh kiện theo như sơ đồ

Phần IV: THỰC HÀNH

3 - Bước 3 : Chọn trị số và nhãn cho linh kiện

Muốn chọn giá trị của linh kiện thì ta cũng làm như khi xoay linh kiện nhưng ta chọn lệnh Component Propeties, khi đó một bảng thông báo hiện ra như sau:

Phần IV: THỰC HÀNH

Ta tiến hành điều chỉnh thông số cho linh kiện trên bảng thông báo hiện ra như sau: ở cửa sổ Properties của linh kiện tương ứng, trong bảng Label hãy nhập tên vào ô Label, giá trị vào bảng Value. Nhấp chuột vào nút

OK khi đã nhập xong.

3 - Bước 3 : Chọn trị số và nhãn cho linh kiện

Đối với nguồn một chiều hay xoay chiều ta cũng làm như trên. Nhưng đối với các loại máy phát tín hiệu thì ta kích đúp chuột vào loại máy hoặc bấm chuột phải và chọn Open, tại cửa sổ hiện ra ta tiến hành điều chỉnh các thông số giống như trên.

Lưu ý: Đối với các loại linh kiện như Tranzito, Diode… hầu hết các linh kiện đều được đặt ở chế độ mặc định (default) là lý tưởng (ideal). Nếu như không yêu cầu về mặt đặc tính của linh kiện thì ta sẽ để mặc định như vậy. Nếu yêu cầu về mặc chính xác, thì ta hãy chọn loại linh kiện theo đúng yêu cầu đưa ra trong mạch trong cột Library của cửa sổ trình đơn Component Propeties.

Phần IV: THỰC HÀNH

Phần IV: THỰC HÀNH

4 - Bước 4 : Nối mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Ðể có thể nối mạch được dễ dàng và nhanh chóng thì các bạn hãy tiến hành như sau.

Ðặt mũi tên con trỏ chuột ngay tại một chân của linh kiện sao cho xuất hiện một chấm đen, lúc này nhấp và giữ chuột rồi kéo đến đầu linh kiện khác. Khi thấy tại đây cũng xuất hiện một chấm đen thì các bạn hãy thả chuột ra. Kết quả là ta đã có một đường nối mạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần IV: THỰC HÀNH

Lưu ý : Có đôi khi, các bạn cũng thực hiện cách nối

mạch như trên, nhưng đường nối mạch không được kết dính lại với nhau. Lúc này, các bạn phải lưu ý đến việc kết nối của chân linh kiện, đối với một chân linh kiện chỉ cho phép các bạn kết nối được một lần. Cho nên, khi các bạn nối thêm một chân linh kiện khác vào giữa 2 chân linh kiện đã nối để tạo thành một nút có 3 ngã ( hoặc 4 ngã ) thì phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 chân linh kiện đủ lớn, để có thể thực hiện việc kết nối.

Mỗi một nút chỉ có thể kết nối được tối đa 4 đường dây.

Nếu trong quá trình kết nối mà các dây nối không được ngay thẳng thì các bạn chỉ cần dùng chuột nhấp vào đường dây đang nối (đường dây không ngay thẳng) và giữ chuột, rồi sau đó kéo chuột để điều chỉnh lại sao cho thẳng hàng và thả chuột, như hình sau:

Phần IV: THỰC HÀNH

Phần IV: THỰC HÀNH

Sau khi thực hiện giai đoạn nối dây, ta sẽ có một mạch điện hoàn chỉnh như sau:

Phần IV: THỰC HÀNH

Phần IV: THỰC HÀNH

4 - Bước 4 : Nối mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Ngoài ra, các bạn còn có thể chọn màu sắc cho đường dây nối bằng cách như sau: chọn đường dây cần đổi màu sắc và nhấp đúp chuột (nhấp 2 lần liên tiếp) vào đường dây. Lúc này có một cửa sổ hiện ra. Sau đó, các bạn chọn màu sắc như ý muốn và nhấp vào OK. Kết quả là đường dây nối sẽ hiện ra đúng màu mà các bạn đã chọn.

Một phần của tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình electronics workbench để giảng dạy phần điện học thuộc chương trình vật lý thpt (Trang 42)