.Hệ thống bơm lacanh tàu container 1700TEU

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Container 1700TEU đi sâu tìm hiểu và phân tích hệ thống nguồn (Trang 59 - 63)

4.2.1Giới thiệu phần tử của hệ thống (sơ đồ L40001).

*Sơ đồ L40001(1/2).

- Q1: Áptơmát chính cấp nguồn (3~60,440V) cho hệ thống.

- T1: Biến dịng lấy tín hiệu dịng cấp cho ampekế.

- P1: Đồng hồ ampekế.

- K2: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ lai bơm chính.

- F1: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực của động cơ lai bơm hút chân khơng.

- F2,F3: Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển.

- F4: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch đèn chỉ thị.

- K1: Cơng tắc tơ chính cấp nguồn cho động cơ lai bơm chính.

- T4: Biến áp hạ áp.

- K3,K4: Các rơle trung gian.

- P2: Đồng hồ đếm thời gian hoạt động của bơm.

- S4: Công tắc chọn chế độ điều khiển của bơm có 2 vị trí:

1- Local.

2- Remote.

- SH2: Nút ấn khởi động bơm tại chỗ.

- S1: Nút ấn dừng bơm tại chỗ.

*Sơ đồ L40001(2/2).

- B1: Cảm biến áp lực.

- KT7: Rơle thời gian.

- K6,K8,K5,K9: Các rơle trung gian.

- S3: Nút ấn Reset và thử.

- K11: Cơng tắc tơ chính cấp nguồn cho động cơ lai bơm chân khơng.

- H1(trắng): Đèn báo nguồn.

- SH2(xanh): Đèn báo bơm chính đang hoạt động.

- H2(xanh): Đèn báo bơm hút chân không đang hoạt động.

- H3(vàng): Đèn báo áp lực thấp.

- H4(vàng): Đèn báo bơm bị quá tải.

4.2.2.Nguyên lý hoạt động của hệ thống.

Ta đóng áptơmát chính Q1 cấp nguồn cho mạch điều khiển cho bơm sẵn sàng hoạt động. Khi ta đóng áptơmát chính Q1 thì rơle K3,K6 có điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi rơle K3 có điện:

- Tiếp điểm K3(1/5) đóng lại chờ sẵn.

- Tiếp điểm K3(1-3) đóng lại cịn tiếp điểm K3(1-4) mở ra làm cho đèn H4 tắt.

Khi rơle K6 có điện:

- Tiếp điểm K6(2/6) đóng lại cấp nguồn cho đèn H1(trắng) sáng báo hệ thống đã được

cấp nguồn.

- Tiếp điểm K6(1/7) đóng lại cấp nguồn cho mạch điều khiển từ xa.

a. Chế độ điều khiển tại chỗ.

Ta bật công tắc S4 sang vị trí “1-Local” chọn chế độ điều khiển tại chỗ làm cho tiếp điểm S4(3-4) đóng lại.

Khởi động bơm:

Khi ta ấn nút khởi động tại chỗ SH2 do các tiếp điểm K3(1/5) và K9(1/5) đóng cho nên nguồn được cấp cho rơle trung gian K4 và đồng hồ đếm thời gian làm việc của bơm P2.

Khi rơle K4 có điện:

- Tiếp điểm K4(1/7) đóng lại duy trì.

- Tiếp điểm K4(1/4) đóng lại cấp nguồn cho cơng tắc tơ K1.

- Tiếp điểm K4(51-52) mở ra cịn tiếp điểm K4(43-44) đóng lại cấp nguồn cho đèn SH2(xanh) sáng báo bơm chính đang hoạt động.

Khi cơng tắc tơ K1 có điện:

- Các tiếp điểm K1(1/1,1,2) ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho bơm chính hoạt

động.

- Tiếp điểm K1(2/3) đóng lại cấp nguồn cho rơle trung gian K5 và thời gian KT7.

Khi rơle K5 có điện sẽ làm đóng tiếp điểm K5(2/6) lại cấp nguồn cho công tắc tơ K11.

Khi cơng tắc tơ K11 có điện:

- Các tiếp điểm K11(1/2,2,3) ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho bơm hút chân

khơng hoạt động.

- Tiếp điểm K11(21-22) mở ra còn tiếp điểm K11(43-44) đóng lại cấp nguồn cho đèn

H2(xanh) sáng báo bơm hút chân không đang hoạt động.

Nếu trong thời gian 10s mà áp lực của hút lớn thì tiếp điểm của cảm biến áp lực B1 đóng lại cấp nguồn cho rơle K8, khi rơle K8 có điện sẽ mở tiếp điểm K8(2/3) làm cho rơle thời gian KT7 và rơle trung gian K5 mất điện. Trong thời gian 10s rơle thời gian KT7 chưa kịp tác động thì đã bị mất điện cho nên các tiếp điểm của rơle thời gian KT7 vẫn giữ nguyên trạng thái. Còn rơle trung gian K5 mất điện sẽ mở tiếp điểm K5(2/6) ra làm cho công tắc tơ K11 mất điện làm mở các tiếp điểm ở mạch động ra làm cho bơm hút chân không ngừng hoạt động. Và lúc này bơm chính vẫn hoạt động bình thường.

Nếu trong thời gian 10s mà áp lực cửa hút khơng có hay yếu thì tiếp điểm của cảm biến áp lực B1 mở ra làm cho rơle K8 mất điện, khi rơle K8 mất điện sẽ làm cho tiếp điểm K8(2/3) đóng lại, lúc này role thời gian KT7 vẫn có điện. Sau thời gian trễ t = 10s các tiếp điểm của rơle thời gian KT7 đảo trạng thái:

- Tiếp điểm KT7(15-16) mở ra làm cho rơle trung gian K5 mất điện, khi rơle trung gian K5 mất điện sẽ mở tiếp điểm K5(2/6) ra làm cho công tắc tơ K11 mất điện dẫn đến bơm hút chân không ngừng hoạt động.

- Tiếp điểm KT7(15-18) đóng lại tự duy trì.

- Tiếp điểm KT7(25-28) đóng lại làm cho rơle trung gian K9 có điện. Khi rơle trung gian có điện sẽ mở tiếp điểm K9(1/7) ra cắt nguồn cấp vào mạch điều khiển từ xa và mở tiếp điểm K9(1/5) ra làm cho rơle trung gian K4 mất điện. Khi rơle trung gian K4 mất điện sẽ mở tiếp điểm K4(1/4) ra làm cho công tắc tơ K1 mất điện làm mở các tiếp điểm ở mạch động lực ra làm cho bơm chính ngừng hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dừng bơm:

Khi ta ấn nút dừng tại chỗ S1 sẽ cắt nguồn cấp cho rơle trung gian K4 và đồng hồ đếm thời gian làm việc P2.

Khi rơle K4 mất điện làm cho:

- Mở tiếp điểm duy trì K4(1/7) ra.

- Tiếp điểm K4(51-52) đóng lại cịn tiếp điểm K4(43-44) mở ra làm cho đèn SH2 tắt.

- Tiếp điểm K4(1/4) ra làm cho công tắc tơ K1 mất điện. Khi công tắc tơ K1 mất điện

sẽ mở các tiếp điểm ở mạch động lực ra làm cho bơm chính ngừng hoạt động.

b. Chế độ điều khiển từ xa.

Ta bật công tắc S4 sang vị trí “2-Remote”, chọn vị trí điều khiển từ xa làm cho các tiếp điểm S4(1-2), S4(5-6) đóng lại. Lúc này mạch hoạt động giống như mạch điều khiển tại chỗ.

4.2.3. Các chế độ bảo vệ.

- Để bảo vệ ngắn mạch cho động cơ lai bơm hút chân khơng người ta dùng cầu chì F1. - Để bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển người ta dùng cầu chì F2,F3.

- Để bảo vệ ngắn mạch cho mạch đèn chỉ thị người ta dùng cầu chì F4.

- Bảo vệ quá tải cho động cơ lai bơm chính: khi động cơ bị quá tải thì rơle nhiệt K2 bảo vệ quá tải hoạt động làm mở tiếp điểm K2(1/5) ra làm cho rơle K3 mất điện. Khi rơle K3 mất điện sẽ làm mở tiếp điểm K3(1-3) ra và đóng tiếp điểm K3(1-4) lại cấp nguồn cho đèn H4(vàng) sáng báo động cơ lai bơm chính bị quá tải, đồng thời mở tiếp điểm K3(1/5) ra cắt nguồn cấp cho rơle K4 và đồng hồ đếm thời gian làm việc P2. Khi rơle K4 mất điện sẽ mở tiếp điểm K4(1/4) ra làm cho công tắc tơ K1 mất điện sẽ mở các tiếp điểm ở mạch động lực ra làm cho động cơ lai bơm chính ngừng hoạt động.

- Bảo vệ quá tải cho động cơ lai bơm hút chân không: khi động cơ bị quá tải thì rơle nhiệt K12 bảo vệ quá tải hoạt động làm mở tiếp điểm K12(2/6) ra làm cho công tắc tơ K11 mất điện sẽ mở các tiếp điểm ở mạch động lực ra làm cho động cơ lai bơm hút chân không ngừng hoạt động.

- Khi muốn khởi động lại động cơ lai bơm chính ta phải ấn nút Reset S3 làm cho rơle thời gian KT7 mất điện sẽ làm mở tiếp điểm KT7(2/5) ra làm cho rơle K9 mất điện, khi rơle K9 mất điện sẽ đóng tiếp điểm K9(1/5) lại sẵn sàng cấp điện cho rơle K4 điều khiển động cơ lai bơm chính hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm K9(1/7) lại sẵn sàng cấp nguồn cho mạch

điều khiển từ xa.

- Khi động cơ lai bơm chính hoạt động mà áp lực cửa hút khơng có hay yếu thì tiếp điểm của cảm biến áp lực B1 sẽ mở ra làm cho rơle K8 mất điện, khi rơle K8 mất điện sẽ đóng tiếp điểm K8(2/3) lại cấp nguồn cho rơle thời gian KT7 sau thời gian trễ tiếp điểm KT7(2/5) sẽ đóng lại cấp nguồn cho rơle K9, khi rơle K9 có điện sẽ mở tiếp điểm K9(1/5) ra làm cho rơle K4 và đồng hồ đếm thời gian P2 mất điện, đồng thời mở tiếp điểm K9(1/7) cắt nguồn cấp vào mạch điều khiển từ xa. Khi rơle K4 mất điện sẽ mở tiếp điểm K4(1/4) ra làm cho công tắc tơ K1 mất điện mở các tiếp điểm ở mạch động lực ra làm cho động cơ lai bơm chính ngừng hoạt động.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Container 1700TEU đi sâu tìm hiểu và phân tích hệ thống nguồn (Trang 59 - 63)