1.5 Quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế
1.5.1 Quy trình quản lý nợ thuế
Tồn bộ nội dung và quy trình quản lý nợ thuế áp dụng cho cơ quan thuế các cấp được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:
Bước 1: Lập kế hoạch thu nợ
- Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm - Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm - Thực hiện chương trình chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm
Bước 2: Thực hiện quản lý nợ và xử lý nợ
- Phân công công chức quản lý nợ - Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ
- Thực hiện các biện pháp đơn đốc thu nợ - Phân tích, đánh giá và xử lý nợ - Lưu hồ sơ Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ thuế - Lập báo cáo
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ
1.5.2 Trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế
Theo quy định của Luật quản lý thuế, nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế là phải áp dụng lần lượt các biện pháp cưỡng chế, nếu không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thứ nhất thì mới áp dụng biện pháp thứ hai và cứ như thế cho đến hết; không được tùy tiện bỏ qua biện pháp trước để tiến hành biện pháp sau.
Để thực hiện cưỡng chế thuế, cơ quan thuế hoặc cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định cưỡng chế; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định cưỡng chế; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế; lý do, biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện cưỡng chế; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
Quyết định cưỡng chế hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế ; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cơ quan thuế cấp trên trực tiếp; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế trước khi thực hiện.
Quyết định cưỡng chế hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hỗn thi hành quyết định cưỡng chế thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh trị hỗn được chấm dứt.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế đã được nộp đủ vào NSNN. Căn cứ đẻ chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào NSNN của người bị cưỡng chế có xác nhận của Kho bạc Nhà Nước hoặc cơ quan được pháp thu thuế, ngân hàng thương mại , tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế.
Nội dung và trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế
Biện pháp 1: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Biện pháp này áp dụng đối với các trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà Nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.
Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác có quyền thu thập, xác minh và yêu cầu ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính cung cấp các thơng tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế. Đồng thời, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo mật những thơng tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế khi được ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác cung cấp.
Biện pháp 2: Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập
Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng biện pháp trên nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền trả nợ thuế. Biện pháp này áp dụng đối với NNT bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ sáu tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế.
Giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền thuế đã ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế. Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản, Ủy ban nhân dân xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó cơng tác trước khi tiến hành cưỡng chế 5 ngày, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.
Biện pháp 4: Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.
Biện pháp này được áp dụng khi có đủ hai điều kiện sau đây: (i) Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được 3 biện pháp cưỡng chế đã trình bày ở phía trên hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền nợ thuế, tiền phạt; (ii) Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.
Biện pháp 5: Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng chưa thu được hoặc chưa thu đủ số tiền nợ thuế và thực hiện đối với những người nợ thuế có hoạt động nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi NNT có tiền thuế nợ q hạn phải thơng báo chậm nhất 5 ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
Biện pháp 6: Cưỡng chế bằng biện pháp thơng báo hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng.
Được sử dụng đối với các trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế và biện pháp này chỉ áp dụng đối với người nợ thuế đang sử dụng hóa đơn do Bộ Tài Chính phát hành hoặc hóa đơn tự in đăng ký sử dụng tại cơ quan thuế.
Biện pháp 7: Thu hồi mã số thuế
Khi quyết định thành lập tổ cưỡng chế và quyết định cưỡng chế được công bố, Bộ phận kê khai căn cứ quyết định thực hiện đóng mã số thuế và lập biên bản thu hồi mã số thuế. Áp dụng lại mã số thuế khi người nợ thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền nợ thuế vào NSNN. Khi đó, cơ quan thuế lập biên bản áp dụng lại mã số thuế cho người nợ thuế bị cưỡng chế tiếp tục sử dụng.
Biện pháp 8: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Sử dụng đối với các trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trên nhưng chưa thu được hoặc chưa thu đủ số tiền nợ thuế, tiền phạt.
Cơ quan thuế ban hành văn bản cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề trong thời gian không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày xác định người nợ thuế phải áp dụng biện pháp này.
Qua việc nghiên cứu những vấn đề chung về công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế thì hành vi nợ thuế quá hạn là một hành vi vi phạm pháp luật thuế. Là một trong những nguyên nhân gây thất thu cho NSNN, gây mất công bằng xã hội, tạo tâm lý coi thường pháp luật thuế đối với những đối tượng nộp thuế. Và ta cũng phân biệt được hành vi nợ thuế và hành vi trốn thuế để có những biện pháp quản lý phù hợp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BA ĐÌNH- THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Sơ lược bối cảnh kinh tế- xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thu thuế tại quận Ba Đình
2.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội.
Ba Đình là 1 trong 10 quận của thành phố Hà Nội, là trung tâm hành chính- chính trị Quốc gia, là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà Nước, Chính phủ, sứ qn và đồn ngoại giao quốc tế. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng của Nhà Nước, quốc tế và khu vực. Địa giới hành chính của quận như sau: phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Đơng giáp sơng Hồng, phía Đơng Nam giáp quận Hồn Kiếm, phía Tây giáp quận Cầu Giấy. Quận Ba ĐÌnh có 14 phường gồm Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ ,Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc. Ba Đình có địa giới hành chính hẹp, dân cư đơng. Tổng diện tích tự nhiên theo quy hoạch chi tiết của quận là 9.244 km2, dân số 228.352 người với mật độ 24.703 người/km2. Tính đến hết năm 2013 theo số liệu thống kê của chi cục, hiện chi cục đang quản lý trên 7000 doanh nghiệp đang hoạt động.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi cục thuế quận Ba Đình
Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế Quận Ba Đình gồm 162 cơng chức ( tính tới thời điểm hiện tại).
- 1 Chi cục trưởng: có nhiệm vụ lãnh đạo chung toàn chi cục, đứng đầu chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục thuế Hà Nội về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của Chi cục.
- 3 Chi cục phó: giúp cho Chi cục trưởng và lãnh đạo các bộ phận.
Sơ đồ tổ chức:
Chức năng các phòng đội:
- Đội kê khai – kế toán thuế và tin học: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế trong việc tổ chức thực hiện cơng tác đăng kí thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế tốn
Chi cục trưởng Các phó chi cục trưởng ( 3 cán bộ ) Đội thuế liên phường Đội kiểm tra nội bộ Đội trước bạ và thu khác Đội quản ký nợ và cưỡng chế thuế Đội tổng hợp nghiệp vụ dự tốn Đội hành chính nhân sự và tài vụ Đội kiểm tra thuế Đội kê khai – kế toán thuế & tin học Đội trưởng đội tuyên truyền hỗ trợ NNT và quản lý ấn chỉ
thống trang thiết bị tin học ngành thuế, triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.
- Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế và quản lý ấn chỉ: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền vầ chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế quản lý, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Chi cục.
- Đội kiểm tra thuế: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Chi cục thuế.
- Đội hành chính - nhân sự - tài vụ: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ, cơng tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị.
- Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế, xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân Sách Nhà Nước.
- Đội trước bạ và thu khác: giúp Chi Cục trưởng chi cục thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý.
- Đội kiểm tra nội bộ: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện cơng tác kiểm tra việc tn thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, cơng chức thuế, giải quyết khiếu nại ( bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế ), tố cáo liên quan đến việc chấp hành cơng vụ và bảo vệ sự
liêm chính cả cơ quan thuế, cơng chức thuế trong phạm vi quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế.
- Đội thuế liên phường: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế và triển khai các văn bản mới của Tổng cục, Cục và Chi cục đến các phường trong quận.
Cụ thể gồm các đội sau:
+ Đội thuế liên phường Trung Trực- Long Biên- Phúc Xá + Đội thuế liên phường Kim Mã- Điện Biên
+ Đội thuế liên phường Cống Vị- Liễu Giai- Vĩnh Phúc + Đội thuế liên phường Đội Cấn- Ngọc Hà
+ Đội thuế liên phường Thành Công- Giảng Võ + Đội thuế liên phường Quán Thánh- Trúc Bạch
- Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thi tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.
Nhiệm vụ cụ thể của Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:
Xây dựng chương trình, kế hoạch QLNT và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trên địa bàn quận.
Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào NSNN, thực hiện xác nhận tình trạng nợ NSNN.
Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của NNT, phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng NNT trên địa bàn.
Thu thập thơng tin về NNT cịn nợ tiền thuế; đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt; cung cấp thơng tin về tình hình nợ
thuế theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục Thuế; cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tham mưu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ thuế, tiền