Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học số học lớp 6001 (Trang 60 - 66)

2.2.1 .Tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

2.2.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

* Bảng quan sát dành cho giáo viên

- Mục đích: Bảng quan sát giúp giáo viên quan sát có mục đích các tiêu chí của năng lực giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động học tập của học sinh. Từ đó, đánh giá các kiến thức, kĩ năng và năng lực giải quyết vấn đề theo các mục tiêu của quá trình dạy học đề ra.

- Yêu cầu: Bảng quan sát thiết kế phải rõ ràng, cụ thể, bám sát vào các tiêu chí của năng lực giải quyết vấn đề.

- Các bƣớc thiết kế

+ Bƣớc 1. Xác định đối tƣợng, thời điểm, mục tiêu quan sát.

+ Bƣớc 2. Xây dựng các tiêu chí quan sát và các mức độ đánh giá cho mỗi tiêu chí.

+ Bƣớc 3. Hồn thiện các tiêu chí và mức độ đánh giá cho phù hợp. - Bảng quan sát dành cho giáo viên

Bảng 2.2. Bảng quan sát đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học toán trung học cơ sở

(dành cho giáo viên)

Trƣờng Trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thuật Ngày …… tháng …….. năm ……..

Đối tƣợng quan sát: Lớp……….Nhóm………

Tên bài học: …………………………………………… Tên giáo viên: ………………………………………….

TT Tiêu chí thể hiện năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Mức độ Nhận xét Mức 1 Mức 2 Mức 3 1 Phân tích các vấn đề trong học tập tốn học. 2 Phát hiện ra các tình huống có vấn đề trong học tập liên quan đến toán học

3 Phát biểu tình huống có vấn đề trong học tập liên quan đến toán học

4 Thu thập và xử lí số liệu liên quan đến vấn đề đã đề xuất

5 Đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề

6 Lựa chọn các giải pháp để giải quyết vấn đề phù hợp nhất.

7 Xây dựng kế hoạch cụ thể giải quyết vấn đề

8 Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề đã xây dựng

9 Tự đánh giá kết quả và rút ra kết luận về giải pháp giải quyết vấn đề đã thực hiện

10 Điều chỉnh các giải pháp giải quyết vấn đề đã thực hiện đề vận dụng trong tình huống mới

Tổng điểm đạt đƣợc: 100

* Phiếu hỏi học sinh về mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Mục đích: Dùng để hỏi học sinh về các tiêu chí của năng lực giải quyết vấn đề.

- Yêu cầu: Phiếu hỏi gồm các câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể, bám sát vào các tiêu chí của năng lực giải quyết vấn đề.

- Phiếu hỏi dành cho học sinh

Bảng 2.3. Phiếu tự đánh giá phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Trƣờng Trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thuật Ngày……tháng……năm…….

Lớp:……….

Học và tên học sinh:……………………………………….. Tên bài học:………………………………………………..

TT Tiêu chí thể hiện năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Mức độ

Mức 1 Mức 2 Mức 3

1 Phân tích các vấn đề trong học tập toán học, trong thực tiễn.

2 Phát hiện ra các tình huống có vấn đề trong học tập, thực tiễn có liên quan đến tốn. 3 Phát biểu tình huống có vấn đề trong học

tập, thực tiễn có liên quan đến tốn học. 4 Thu thập và xử lí số liệu liên quan đến vấn

đề đã đề xuất.

5 Đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề tối ƣu nhất.

6 Lựa chọn giải pháp để giải quyết vấn đề phù hợp nhất.

7 Xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề đã đề xuất.

8 Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề đã xây dựng.

9 Tự đánh giá kết quả và rút ra kết luận về giải pháp giải quyết vấn đề.

10 Điều chỉnh các giải pháp giải quyết vấn đề đã thực hiện đề vận dụng trong tình huống mới.

Trong đó: Mức 1: 0 – 4 điểm; mức 2: 5 – 7 điểm; mức 3: 8 – 10 điểm.

* Đánh giá qua bài kiểm tra

Cùng với các bảng quan sát, phiếu tự đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề do giáo viên và học sinh thực hiện, tôi thiết kế bài kiểm tra 90 phút để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng và năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong toán học của học sinh, đƣợc xây dựng ở chƣơng 3 của luận văn.

Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng 2 luận văn đã đƣa ra đƣợc một số nguyên tắc chọn nội dung cũng nhƣ nguyên tắc xây dựng bài giảng nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh, từ đó thiết kế đƣợc một số bài giảng giúp các em hình thành kĩ năng chuyển đổi ngơn ngữ từ ngơn ngữ tốn học sang ngôn ngữ thực tế và ngƣợc lại. Cũng trong chƣơng này, tác giả đã xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học cơ sở bao gồm bảng quan sát dành cho giáo viên và phiếu hỏi cho học sinh. Đặc biệt, ngoài phát triển năng lực giải quyết vấn đề còn phát triển một số năng lực khác nhƣ năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực giao tiếp xã hội, năng lực lãnh đạo,… quan trọng nhất vẫn là năng lực ứng dụng toán học vào thực tiễn.

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm

Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất ở chƣơng 2 của luận văn, qua đó chú trọng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trung học cơ sở.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm

- Chuẩn bị các bài giảng thực nghiệm chu đáo, cẩn thận. - Xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Tiến hành giảng dạy những tiết học hay chủ đề đã xây dựng. - Quan sát, đánh giá học sinh trƣớc, trong và sau khi thực nghiệm. - Tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.3. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm

Căn cứ vào kết quả thi đầu vào cùng với cách chia đều học sinh khá, giỏi vào các lớp 6 của trƣờng trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thuật, tôi thấy rằng trình độ chung về mơn Tốn của bốn lớp là nhƣ nhau. Trên cơ sở đó, tơi đã thực nghiệm tại hai lớp 6A, 6B là hai lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy và lấy hai lớp 6C, 6D làm hai lớp đối chứng (mỗi lớp thực nghiệm hay đối chứng đều có 45 học sinh).

Giáo viên dạy hai lớp thực nghiệm 6A và 6B là cô giáo Nguyễn Hồng Nhung.

Giáo viên dạy hai lớp đối chứng 6C và 6D là cô giáo Đỗ Thị Hiền.

3.3.2. Nội dung và thời gian thực nghiệm

Đƣợc sự cho phép của Ban Giám hiệu nhà trƣờng, các thầy cô giáo là giáo viên chủ nhiệm của bốn lớp 6 cùng cô giáo của lớp dạy đối chứng, tôi đã đề xuất nội dung và thời gian thực nghiệm nhƣ sau.

Bảng 3.1. Nội dung và thời gian thực nghiệm

TT Nội dung Đối tƣợng Thời gian Điều kiện triển khai 1 Giảng dạy trên lớp. Lớp thực nghiệm: 6A, 6B - Cô Nhung. Lớp đối chứng: 6C, 6D - Cô Hiền. Từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.

Sau khi học sinh hoàn thiện kiến thức chƣơng 1. Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên. 2 Kiểm tra, đánh giá. Lớp thực nghiệm: 6A, 6B Lớp đối chứng: 6C, 6D. Tháng 4 năm 2019.

Sau khi đã hoàn thiện các tiết dạy thực nghiệm. 3 Tổng hợp, phân tích số liệu và kết luận. Số liệu thu thập đƣợc. Tháng 5 năm 2019.

Sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học số học lớp 6001 (Trang 60 - 66)