Các hệ thống truyền động điện tàu dầu 6500T

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu dầu 6500T đi sâu tính toán ngắn mạch trạm phát điện (Trang 33 - 35)

2.1 Hệ thống truyền động điện tời neo.

2.1.1 Giới thiệu chung về hệ thống tời neo

Tời neo là thiết bị rất quan trọng đảm bảo an toàn cho con tàu trong quá trình neo đậu tại các vùng neo và khi ra vào luồng lạch. Trong những trường hợp đặc biệt phải sử dụng cả hai neo hoặc dùng hết xích neo để giữ cố định con tàu khi tàu hành trình trên biển, do sự cố của máy chính tàu có thể phải thả trơi. Khi đó neo phải được thả để hạn chế sự trôi dạt của tàu.

Hệ thống tời neo phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có thể sử dụng hệ thống trong mọi điều kiện thời tiết, mọi trạng thái mặt biển với các yêu cầu kĩ thuật đã cho trước.

- Có thể khởi động cơ với tồn bộ phụ tải của hệ thống. Mômen khởi động phải lớn hơn hai lần mơmen cản trên đĩa hình sao.

- Động cơ thực hiện có thể dừng dưới điện 30 giây sau khi đã công tác định mức. - Đảm bảo được lực kéo neo cần thiết khi tốc độ động cơ bị giảm hoặc động cơ bị dừng dưới điện.

- Hệ thống phải có khả năng tạo được nhiều cấp tốc độ phù hợp với trạng thái của tải và yêu cầu chung về tốc độ thu neo.

- Có khả năng hạn chế được sự dao động của dịng điện khi tải thay đổi. Khơng gây ra xung dòng điện tại thời điểm bắt đầu đưa hệ thống vào làm việc.

- Phải có khả năng giữ cố định được neo và xích neo khi hệ thống đột ngột mất điện.

- Động cơ thực hiện phải được chế tạo dưới dạng kín nước, chống nổ. - Phải đảm bảo thu thả neo an toàn, tin cậy.

- Thuận tiện trong lắp ráp, vận hành và thay thế sửa chữa. - Thiết bị gọn nhẹ, chắc chắn, giá thành thấp.

2.1.2 Hệ thống tời neo tàu dầu 6500T a. Sơ đồ thuỷ lực. a. Sơ đồ thuỷ lực.

* Giới thiệu phần tử: (Sơ đồ HWL-S-150L)

1: Động cơ lai bơm thuỷ lực 2: Ly hợp 3: Bơm thuỷ lực 4: Van một chiều 5: Đồng hồ đo áp suất 6: Van an toàn 7: Van chặn 8: Van điện từ 4/3 9: Động cơ thuỷ lực 10: Phin lọc 11: Phin lọc 12: Van một chiều 13: Van chặn 14: Van chặn 15: Két dầu

16: Lỗ thông hơi két dầu 17: Cơ cấu chỉ thị mức dầu - Nguyên lý hoạt động:

Để hệ thống hoạt động được thì đầu tiên ta phải khởi động động cơ lai bơm thuỷ lực (1) để bơm dầu thuỷ lực tuần hoàn.

Khi chưa điều khiển thì dầu thuỷ lực sẽ đi theo đường: từ két dầu (15) → phin lọc (10) → bơm thuỷ lực (3) → van một chiều (4) → hai van điện từ (8) → phin lọc (11)

→ trở về két dầu.

Để điều khiển tời trái hay tời phải thì ta điều khiển bằng van điện từ (8) .

Giả sử điều khiển tời phải theo chiều thả. Ta tác động vào tay gạt của van (8) phải. Khi đó dầu thuỷ lực từ két chứa → qua bơm (3) → qua van (8) trái → qua van (8) phải

→ đi vào đầu B của động cơ thuỷ lực → ra ở đầu A => làm cho động cơ thuỷ lực quay → qua van (8) phải → trở về két chứa (15).

Để điều khiển theo chiều thu thì ta tác động vào van (8) phía bên trái. Dầu thuỷ lực từ két → qua bơm → qua van (8) trái → qua van (8) phải → vào đầu A của động cơ thuỷ lực → ra ở đầu B => động cơ thuỷ lực (9) quay. Dầu thuỷ lực ở đầu ra B sẽ qua van (8) phía phải và trở về két chứa.

Muốn điều khiển tời trái ( port windlass) chúng ta làm tương tự.

* Các bảo vệ của hệ thống:

Khi áp lực dầu trong đường ống quá cao, thì van tràn (6) sẽ mở đưa một phần dầu trở về két chứa nhằm bảo vệ đường ống và tránh quá tải cho động cơ lai bơm thuỷ lực.

b. Sơ đồ điều khiển động cơ lai bơm thuỷ lực:

* Giới thiệu phần tử: (Sơ đồ FM02ST, SHEET No 35) SHS : Công tắc cấp nguồn sấy động cơ

89 : Aptomat cấp nguồn chính. A : Ampe kế đo dịng.

F1, F2, F3, F4 : Cầu chì bảo vệ ngắn mạch mặch điều khiển. 51 : Rơle bảo vệ quá tải

88 : Contacter cấp nguồn chính cho động cơ. 88-1 : Contacter cấp nguồn chế độ tam giác. 6 : Contacter cấp nguồn cho chế độ sao. 19T : Rơle thời gian dùng để khởi động. T : Biến áp hạ áp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

WL : Đèn báo nguồn 4X : Rơle trung gian. GL : Đèn báo chạy. 3C; 3 – 0 : Các nút ấn. OL : Đèn báo sấy.

* Nguyên lý hoạt động của mạch.

Bật aptomat 89 cấp nguồn cho hệ thống → đèn WLsáng báo có nguồn.

Muốn khởi động động cơ ta ấn nút 3C → Rơle 4X có điện → mở tiếp điểm 4X ở

mạch sấy để cắt nguồn sấy, đèn OL tắt báo ngừng sấy. Tiếp điểm 4X(28-29) đóng lại để tự duy trì nguồn ni cho rơle 4X, đồng thời tiếp điểm 4X ở mạch điều khiển đóng lại cấp nguồn cho Contacter 6 → tiếp điểm 6(5-10) đóng lại → Contacter 88 có điện

→ các tiếp điểm của Contacter 6 và 88 ở mạch động lực đóng lại → động cơ được

khởi động theo chế độ Y. Đồng thời tiếp điểm 88 ở mạch điều khiển đóng lại để duy trì nguồn cho contacter 88.

Mặt khác khi tiếp điểm 4X đóng sẽ cấp nguồn cho rơle thời gian 19T. Sau thời gian đặt của 19T thì tiếp điểm 19T(5-7) mở ra → contacter 6 mất điện. Đồng thời cotacter 88-1 có điện →đóng các tiếp điểm của nó ở mạch động lực → động cơ chuyển sang hoạt động ở chế độ tam giác, và đèn GL sáng báo động cơ đã khởi động xong.

Khi muốn dừng động cơ ta ấn nút 3-0 → rơle 4X mất điện → mở các tiếp điểm 4X → cắt nguồn cho các contacter 88 và 88-1 → mở các tiếp điểm cấp nguồn cho động cơ, động cơ ngừng hoạt động.

* Các bảo vệ của hệ thống:

Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển bằng các cầu chì F1, F2, F3, F4. Bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực bằng aptomat 89

Bảo vệ quá tải bằng rơle nhiệt 51. Khi quá tải thì tiếp điểm 51 của rơle nhiệt mở ra

→ rơle 4X mất điện → cắt nguồn cấp cho các contacter 88 và 88-1 → dừng động cơ

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu dầu 6500T đi sâu tính toán ngắn mạch trạm phát điện (Trang 33 - 35)