.Truyền động điện hệ thống lái

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu dầu 6500T đi sâu tính toán ngắn mạch trạm phát điện (Trang 35 - 39)

2.2.1.Khái niệm và các yêu cầu đối với hệ thống lái.

a. Khái niệm:

Hệ thống lái là hệ thống thực hiện chức năng điều khiển con tàu theo hành trình cho trước, đi lại trong các luồng hẹp hoặc điều động tàu ra vào cảng. Hoạt động của thiết bị lái có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác .

Với chức năng và tầm quan trọng như vậy, hệ thống truyền động điện lái phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản .

Hệ thống phải có cấu tạo đơn giản, có độ bền cao. Hệ thống điều khiển phải được thiết kế với sơ đồ đơn giản nhất, sử dụng ít phần tử nhất .

Có hệ số dự trữ cao .

Có khả năng quá tải lớn theo mômen .

Phải đảm bảo thời gian bẻ lái (- max  +max)  28s . Đơn giản và thuận tiện trong điều khiển .

Phải có thiết bị kiểm tra để biết vị trí thực của bánh lái . Hệ thống phải có lái sự cố .

Trọng lượng và kích thước nhỏ, giá thành thấp .

b. Các yêu cầu đối với hệ thống lái

* Yêu cầu về khai thác.

Hệ thống lái tự động phải giữ cho con tàu đi theo một hướng đi cho trước với độ chính xác  ≤ ± 1 trong điều kiện tốc độ của tàu lớn hơn hoặc bằng 6 hải lý / h .

Không vượt quá 2  3 khi sóng tới cấp 6 .

Có khả năng thay đổi hướng đi cho trước bằng cách điều chỉnh núm đặt hướng đi ở góc phù hợp .

Có khả năng điều chỉnh được các hệ số khuyếch đại của các khâu nằm trong hệ thống cho phù hợp với tình trạng mặt biển, tốc độ và trọng tải của tàu. Hệ thống phải có các chế độ lái lặp, lái đơn giản, lái sự cố để đảm bảo an toàn tối đa cho con tàu .

Phải có thiết bị báo động bằng âm thanh khi hệ thống bị quá tải, góc lệch so với hướng đi cho trước quá lớn, mất nguồn chính, nguồn điều khiển, mức dầu thuỷ lực trong két thấp .

Hệ thống phải đảm bảo hoạt động bình thường ngay cả khi tàu bị lắc ngang tới 22. Hệ thống đảm bảo hoạt động chính xác ngay cả khi nhiệt độ thay đổi -10  +50C, độ ẩm của môi trường tới ( 95  98 )%. Không gây nhiễu cho các thiết bị thông tin liên lạc .

* Yêu cầu về cấu trúc.

Cấu trúc các phần tử trong hệ thống phải có khả năng làm việc tin cậy .

Cấu trúc phần tử phải đơn giản, thuận tiện cho người sửa chữa, bảo quản, thiết bị đặt ở buồng máy, buồng lái phải là thiết bị kín nước .

2.2.2.Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái tàu dầu 6500T

Trên tàu dầu 6500T được trang bị hai hệ thống lái độc lập ,nhưng phục vụ cho một động cơ máy lái để điều chỉnh bánh lái cho hành trình của con tàu

- Thơng số của máy lái :

* Giới hạn góc lái là 700 (350 về mỗi bên)

* Tốc độ bẻ lái :bẻ lái từ 350 bên này sang 350 bên kia mất 28s . * Máy lái dạng xilanh lực cố định .

* Kích thước của xi lanh Φ195mm * Kích thước của piston Φ180mm

* Nguồn cuộng van điện từ :AC 110V - Thông số của bơm thủy lực

* YPE :GXPO-20R

* Lượng chiếm chỗ của thủy lực :34l/MIN * ÁP lực Max :150Kg/cm2 * Áp lực chân của van an toàn :175,5Kg/cm2 -Thông số của động cơ điện lai bơm thủy lực * TYPE :T.E.F.C (IP-44)

* Công suất : 7,5Kw * Điện áp : AC 440V-3P * Tần số : 60Hz

* Vòng quay : 1750 V/p

* Vật liệu chế tạo : Cách điện cấp B

- Giới thiệu về mạch thủy lực của hệ thống

a. Giới thiệu phần tử :

1 : Mô tơ điện lai bơm thủy lực 2 : Bơm thủy lực

3 : Van an toàn 4 : Van một chiều

5 : Khối ly hợp giữa động cơ và bơm 6 : Đồng hồ đo áp lực

7 : Lỗ thông hơi

8 : Thiết bị chỉ báo mức dầu trong két 9 : Phin lọc dầu

10 : Cảm biến mức dầu trong két 11 : Van điện từ

12 : Cụm van một chiều 13 : Cụm van an toàn

b.Nguyên lý hoạt động của sơ đồ thủy lực

-Muốn động cơ hoạt động đầu tiên ta phải khởi động bơm thủy lực, khi đó van điện từ chưa được tác động nên dầu thủy lực sẽ được đi theo đường là :

Dầu từ két qua phin lọc 9, qua bơm thủy lực 2, qua van một chiều số 4, qua van điện từ 11 và quay trở về két thủy lực. Trong quá trình tuần hồn dầu đó, nếu áp lực dầu tăng cao thì dầu sẽ được qua va an toàn số 3 và hồi về két thủy lực

Giả sử muốn bẻ lái sang phải ,ta tác động vào hệ thống điều khiển để cuộn van điện từ phía phải có điện .Khi đó van điện từ 11 sẽ mở ra cho dầu thủy lực đi theo đường chéo bên phải .Qua đó dầu thủy lực sẽ đi theo đường số 1 và đưa vào bên trái tác động vào pitong đẩy bánh lái quay sang phải ,dầu thủy lực từ xi lanh lực bên trái sẽ được hồi về theo đường số 2 ,qua van điện từ 11 ,qua đường ống và về két .Trong q trình đó nếu

áp lực dầu trong đường ống tăng cao thì các van an toàn sẽ tác động và làm giảm áp lực trong đường ống để tránh quá tải cho động cơ lai bơm thủy lực và tránh vỡ đường ống.

-Muốn bánh lái quay sang trái thì ta tác động vào cuộn van bên trái .

c. Giới thiệu về mạch điện điều khiển động cơ lai bơm thủy lực (DWG. FM02ST – SHEET No 37)

28X : Rơ le trung gian

89 : Aptomat cấp nguồn cho hệ thống A : Ampe kế đo dòng

F1-F4 : Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch 88 : CTT cấp nguồn cho bơm

27B : Rơ le trung gian kiểm soát nguồn T440V/220-20V,100VA : Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển WL : Đèn báo nguồn

GL : Đèn báo chạy EOCR1 : Rơ le nhiệt

EOCR2 : Rơ le cảm biến lỗi pha 51X : Rơ le trung gian khi quá tải 3C : Nút khởi động

3-0 : Nút dừng

27X : Rơ le kiểm soát nguồn điều khiển

RHM : Đồng hồ đếm thời gian hoạt động của động cơ lai bơm 88X : Rơ le trung gian lấy tín hiệu báo khi chạy

47Y : Rơ le trung gian lấy tín hiệu báo khi mất pha HYD.TKL : Cảm biến mức dầu trong két

3X : Rơ le trung gian lấy tín hiệu báo khi mức dầu trong két thấp

33T : Rơ le trung gian để chống tín hiệu giả mức dầu trong két thấp khi bị dung lắc do song.

* Nguyên lý hoạt động

-Bật áp tô mát cấp nguồn cho hệ thống→rơ le 27B=1 đóng tiếp điểm của nó và đưa tín hiệu đi báo nguồn không bị lỗi lên buồng lái và buồng điều khiển máy, và khối báo động chung AMS .Đèn WL sáng báo nguồn sẵn sàng.

-Muốn khởi động động cơ ta ấn nút 3C. Khi đó CTT 88 có điện → đóng tiếp điểm 88 ở mạch động lực cấp nguồn cho động cơ lai bơm chạy và đóng tiếp điểm 88 (19) chờ sẵn để cấp nguồn cho cuộn cắt 4T. Tiếp điểm 88 (21) đóng lại cấp nguồn cho đồng hồ đếm thời gian RHM chạy và rơ le trung gian 88X. Rơ le 88X =1 → đóng tiếp điểm 88X(16) →đèn GL sáng báo động cơ lai bơm chạy .

Tiếp điểm 88X(31,32) =1 báo chạy trên buồng lái

88 (41,42) =1 báo chạy trên buồng điều khiển máy

-Muốn dừng động cơ ta ấn nút 3-0. Khi đó cuộn 4T có điện → mở tiếp điểm thường đóng 4T (20) → cắt nguồn cấp cho CTT 88 → tiếp điểm 88 ở mạch động lực mở ra → động cơ lai bơm mất điện. Tiếp điểm 88 (21) mở ra cắt nguồn cấp cho rơ le trung gian 88X và đông hồ đếm thời gian RHM → tiếp điểm 88X (16) mở ra → Đèn GL tắt báo động cơ dừng.

2.2.3. Các báo động và bảo vệ của hệ thống

-Hệ thống không bảo vệ quá tải mà chỉ đưa tín hiệu để báo động. Khi quá tải tiếp điểm EOCR1 đóng cấp điện cho Rơ le 51X →tiếp điểm thường đóng 51X ở mạch

J1JC mở ra để đưa tín hiệu off vào khối AMS (báo động chung). tiếp điểm 51X (34) mở ra báo quá tải trên buồng lái. Tiếp điểm 51X(44) ,ở ra đưa tín hiệu báo quá tải dưới buồng điều khiển máy .

-Khi mất nguồn điều khiển →rơ le 27X =0 →tiếp điểm 27X(81) ở mạch J1JC, ở ra cắt tín hiệu vào khối AMS. Tiếp điểm 27X (43) =0 đưa tín hiệu báo mất nguồn điều khiển dưới nguồn điều khiển máy. Tiếp điểm 27X(33)=0 đưa tín hiệu báo mất nguồn điều khiển lên buồng lái .

-Nếu mức dầu trong két thủy lực thấp thì rơ le thời gian 33T có điện →sau thời gian đặt trước thì 33X có điện và đưa tín hiệu đi báo động mức két thủy lực thấp .

-Nếu mất nguồn cấp cho hệ thống thì 27B=0 và đèn WL khơng sáng. Rơ le 27X mất điện và lấy tiếp điểm đưa đi để chỉ báo và báo động chung .

-Nếu hệ thống động lực bị lỗi pha thì tiếp điểm EOCR2 =1 →rơ le 47Y=1→các tiếp điểm của nó thay đổi trạng thái và đưa tín hiệu đến AMS báo trên buồng lái và buồng điều khiển máy.

-Các tín hiệu báo :mất nguồn điều khiển ,quá tải, báo nguồn, mất pha, mức dầu trong két thấp, đều được nghi vào bộ VDR để ghi lại hoạt động của hệ thống.

PHẦN II: ĐI SÂU TÍNH TỐN NGẮN MẠCH TRẠM PHÁT ĐIỆN. Chương 3: Bảng điện chính tàu dầu 6500 T

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu dầu 6500T đi sâu tính toán ngắn mạch trạm phát điện (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)