Các yêu cầu cơ bản khi xây dựng MCQ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới, phần sinh học tế bào (chương i, II) sinh học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 38)

+ Bám sát mục tiêu dạy học

Khi xây dựng câu hỏi MCQ để dạy bài mới cần bám sát mục tiêu dạy học của chƣơng, bài hay phần đang nghiên cứu.

Các lĩnh vực phẩm chất phải đạt đƣợc của mục tiêu dạy học là: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Vì vậy khi thiết kế mục tiêu dạy học phần Sinh học tế bào hay mục tiêu cho từng bài phải phản ánh đƣợc các lĩnh vực đó. Sau mỗi bài học về Sinh học tế bào, HS phải có sự chuyển biến, tiến bộ về nhận thức.

Xác định mục tiêu bài học là trả lời câu hỏi: Sau khi học xong bài học thì học sinh phải nắm đƣợc kiến thức, kĩ năng nào hoặc hình thành thái độ nhƣ thế nào với mức độ đạt đƣợc ra sao? Dự kiến này càng cụ thể, càng sát với yêu cầu của chƣơng trình, với hồn cảnh điều kiện dạy và học thì càng tốt. Mục tiêu đƣợc xác định nhƣ vậy sẽ là căn cứ để thầy đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động dạy, để trò tự đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động học.

Vì vậy, để có đƣợc các câu hỏi MCQ tốt dùng để dạy học kiến thức mới GV cần xác định rõ mục tiêu dạy học và xây dựng các câu hỏi gắn chặt với mục tiêu đề ra.

+ Đảm bảo phát huy tính tích cực của HS.

Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc dạy kiến thức mà quan trọng hơn dạy phƣơng pháp để HS tự chiếm lĩnh kiến thức, bồi dƣỡng năng lực tự học, nghiên cứu suốt đời. Do đó câu hỏi phải là cơng cụ có tác dụng kích

có sẵn. Có vậy, chúng ta mới có thể đạt mục tiêu đào tạo con ngƣời tự chủ, năng động, sáng tạo qua những nội dung sinh học cụ thể.

Để phát huy tính tích cực của HS thì câu hỏi MCQ dùng để dạy học bài mới phải đảm bảo vừa sức (không quá dễ cũng khơng q khó), có tính kế thừa những kiến thức đã học, có liên hệ với kiến thức sắp học để kích thích tính tị mị học hỏi ở HS. Nội dung cũng nhƣ cách diễn đạt của câu hỏi phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của đa số HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, hợp tác... Mặt khác, cũng phải có những câu hỏi mang tính phân hóa nhằm đánh giá khách quan chính xác năng lực học tập của từng cá nhân HS.

+ Đảm bảo tính chính xác của nội dung.

Câu hỏi là một cách mã hóa nội dung của bài học. Vì vậy, các câu hỏi đƣợc xây dựng cần đảm bảo tính chính xác, khoa học. Đây chính là một điều kiện để các câu hỏi đáp ứng mục tiêu dạy học. Nếu câu hỏi MCQ dùng để dạy bài mới mang những nội dung không rõ ràng, khơng chính xác thì khơng những nó khơng có tác dụng phát huy tính tự lực của HS trong nghiên cứu SGK để tìm ra tri thức, mà nó cịn làm cho việc học tập của HS trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

+ Đảm bảo nguyên tắc hệ thống.

Chƣơng trình học ở mỗi mơn học, mỗi phần, mỗi chƣơng... đƣợc biên soạn một cách có hệ thống. Tính hệ thống thể hiện trong nội dung chƣơng trình, trong sự phát triển hoạt động tƣ duy của HS. Vì vậy, câu hỏi MCQ dùng để dạy bài mới phải đƣợc sắp xếp theo một logic hệ thống cho từng nội dung của bài học, cho một chƣơng, một phần, cả chƣơng trình mơn học. Mục đích dùng câu hỏi MCQ là để hƣớng dẫn HS tự lực nghiên cứu SGK, tự lực tìm ra tri thức cần lĩnh hội, nên trật tự các câu hỏi, các phƣơng án chọn càng logic, liên hệ càng chặt chẽ với nội dung của bài học thì việc tự học, tự nghiên cứu, lĩnh hội tri thức của HS càng thuận lợi.

+ Đảm bảo tính thực tiễn.

Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng phát triển giáo dục theo hƣớng : “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn với thực tiễn” , “Nhà trƣờng gắn liền với xã hội”. Vì vậy, việc xây dựng và tuyển chọn các câu hỏi MCQ để dạy bài mới cần gắn liền với các hiện tƣợng, sự kiện tự nhiên, thực tế mà HS có thể nhìn thấy đƣợc, từ đó sẽ kích thích đƣợc hứng thú học tập của HS đồng thời có thể giúp các em hiểu rõ cuộc sống thực tế, trang bị cho các em kiến thức cơ bản giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.

+ Đảm bảo thời lượng của một bài lên lớp

Vì thời gian lên lớp có hạn vì vậy các MCQ phải đƣợc chọn lọc phù hợp với từng hoạt động học.

+ MCQ phải kết hợp logic với câu hỏi gợi mở trong từng hoạt động học tập.

2.1.2. Các chú ý khi xây dựng câu hỏi MCQ để dạy kiến thức mới

* Về quy tắc lập câu dẫn

Câu dẫn là phần chính của câu hỏi, vấn đề cần giải quyết phải đƣợc đặt ra ở đây. Bởi vậy cần phải xác định rõ ràng nhiệm vụ mà các thí sinh cần phải làm, đồng thời phải chọn những câu có đầy đủ những thơng tin cần thiết cho HS để họ hiểu đƣợc ý đồ của câu hỏi. Quan trọng nhất là ở chỗ câu dẫn phải đƣợc phát biểu một cách rõ ràng và khơng mơ hồ. Nên chọn những câu có ngơn ngữ đơn giản và trong sáng tƣơng ứng với từng đơn vị kiến thức trong bài học.

+ Câu dẫn là câu hỏi (kết thúc là dấu hỏi) hay câu bỏ lửng (chƣa hoàn tất) bởi vậy phải đƣa ra đầy đủ thông tin cần thiết cho HS để họ hiểu đƣợc ý đồ của câu hỏi. Nội dung câu dẫn phải nằm trong các mục tiêu nội dung đƣợc xây dựng cả bài học.

+ Không nên chọn những câu đặt vấn đề không xảy ra trong thực tế trong nội dung các câu hỏi.

mới. Nếu các ví dụ trong câu hỏi giống hay tƣơng tự các ví dụ trong SGK, hoặc đã trình bày ở lớp, câu trả lời đúng có thể nhờ vận dụng trí nhớ hơn là nhờ các khả năng tâm linh ở mức độ cao khác mà chúng ta cần thẩm định.

+ Khi chọn câu dẫn cũng cần phải tránh những từ có tính chất gợi ý hoặc tạo đầu mối dẫn đến câu trả lời nhƣ: “Những câu nào sau đây” trong khi một trong các phƣơng án chọn là tổ hợp của 2 hoặc nhiều câu chọn.

+ Nên ít hay tránh dùng thể phủ định trong các câu hỏi. Ngƣời ta thƣờng nên nhấn mạnh khía cạnh xác định hơn khía cạnh phủ định trong kiến thức. Tuy nhiên, đôi khi HS cần biết những ngoại lệ hoặc lỗi lầm cần tránh. Trong trƣờng hợp ấy, việc dùng một ít câu hỏi có chữ “khơng” hoặc “ngoại trừ” chẳng hạn, là chính đáng. Khi dùng một từ có ý nghĩa phủ định, chúng ta nên gạch dƣới hoặc viết hoa để HS chú ý hơn.

+ Lƣu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm có thể giúp HS nhận biết câu trả lời.

*Về quy tắc lập phƣơng án lựa chọn

Khi lựa chọn các câu hỏi có phƣơng án chọn tốt cần tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Đó là những phƣơng án đƣa ra để giải quyết nhiệm vụ đặt ra ở câu dẫn. Thơng thƣờng có 4 phƣơng án chọn, trong đó chỉ có một câu chọn chính là câu đúng hoặc chính xác nhất, cịn những câu kia là câu gây nhiễu.

+ Các câu chọn nên làm độc lập nhau, phù hợp về mặt logic và ngữ pháp với câu dẫn và ngôn ngữ sử dụng phải rõ ràng và đơn giản. Đặc biệt ngƣời kiểm tra cần tránh các gợi ý cho câu trả lời đúng và các gợi ý mà HS dễ dàng loại bỏ ngay các câu nhiễu nhờ có biết chút ít về tài liệu học tập. Những câu hỏi thiết kế rồi có thể cho phép thí sinh lƣợt bớt số câu nhiễu có vẻ đúng và nhƣ thế vơ tình ta đã làm tăng cơ may cho phép HS đoán đƣợc câu trả lời đúng.

Cụ thể, khi xây dựng bài TN nên tránh dùng:

+ Các cụm từ ngun văn hoặc q nổi bật, vì nó vơ tình trực tiếp chỉ cho HS câu trả lời đúng.

+ Độ dài của phƣơng án chọn phải gần bằng nhau. Không nên để các câu trả lời đúng có khuynh hƣớng ngắn hơn hoặc dài hơn các câu nhiễu.

+ Các phƣơng án chọn phải đồng nhất với nhau. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, độ dài hoặc cùng là động từ, tính từ, danh từ.

+ Cẩn thận khi dùng hai phƣơng án chọn có hình thức hay ý nghĩa trái nhau, nếu một trong hai câu là câu trả lời đúng nhất. Khi chỉ có hai câu trái nhau trong số các phƣơng án chọn, HS sẽ nghĩ không lẽ hai câu đều sai, nên chỉ tập trung vào một trong hai câu này. Nhƣ vậy, câu hỏi có dạng nhƣ loại chỉ có 2 phƣơng án chọn, thay vì 4. Do đó, nếu thích, chúng ta có thể dùng phƣơng án chọn có ý nghĩa đối nhau từng đơi một.

+ Cẩn thận khi dùng các từ “không câu nào trên đây đúng” hoặc “tất cả các câu trên đây đều đúng” nhƣ một trong những phƣơng án chọn, vì về phƣơng diện văn phạm, các mệnh đề này thƣờng không ăn khớp với các câu hỏi. Khi không nghĩ ra đủ các phƣơng án, ngƣời viết thƣờng dùng một trong hai mệnh đề trên nhƣ một phƣơng án chọn. Nếu HS biết chắc hai trong các phƣơng án trả lời đã cho là đúng, HS sẽ chọn “tất cả các câu trên đây đều đúng” để trả lời. Do đó, nếu đƣợc dùng, các mệnh đề trên phải đƣợc sử dụng nhiều lần trong các câu hỏi khác nhau, trong ý nghĩa đúng cũng nhƣ trong ý nghĩa sai.

+ Căn cứ câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất phải đƣợc đặt ở những vị trí khác nhau một số lần tƣơng đƣơng nhau. Thí dụ, nếu bài TN có 4 phƣơng án chọn, câu trả lời đúng nhất phải ở vị trí A, hay B, hay C, hay D, hay một số lần gần bằng nhau.

2.2. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạy bài mới

Khi xây dựng câu hỏi MCQ để dạy bài mới cần tuân thủ tất cả các nguyên tắc chung đã đề cập ở trên về: bám sát mục tiêu dạy học, đảm bảo phát huy tính tích cực của HS, đảm bảo tính chính xác của nội dung, đảm bảo

lập câu dẫn và quy tắc lập phương án chọn. Ngoài ra, khi xây dựng câu hỏi MCQ để dạy bài mới còn cần bám sát vào nội dung, cấu trúc của bài học để soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm. Điều quan trọng nhất là các câu hỏi trắc nghiệm soạn thảo ra phải kích thích HS nghiên cứu SGK để phát hiện các tri thức trọng tâm của bài học, đánh giá đúng giá trị của thông tin chứa đựng trong câu trắc nghiệm. Mặt khác, câu trắc nghiệm cũng phải có tác dụng giúp GV đánh giá đƣợc trình độ, khả năng nhận thức của HS, phân loại đƣợc HS khá giỏi với HS yếu kém. Cần lƣu ý ở đây câu dẫn của MCQ là định hƣớng HS nghiên cứu SGK, các phƣơng án trả lời là các tình huống mà HS qua nghiên cứu SGK phải phân tích để xác định phƣơng án đúng.

2.3. Quy trình xây dựng câu hỏi MCQ trong dạy học phần Sinh học tế bào (chƣơng I, II) Sinh học lớp 10 THPT

2.3.1. Quy trình xây dựng MCQ

Bước1: Xác định mục tiêu phần Sinh học tế bào (chƣơng I,II) sinh học 10

THPT

*Nghiên cứu chƣơng trình mơn học

Chƣơng trình mơn học là tiền đề cần thiết cho quá trình đào tạo phù hợp mục tiêu, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục phát triển kinh tế xã hội. Đối với giáo viên, căn cứ vào chƣơng trình chi tiết để đề ra lịch trình giảng dạy và kiểm tra đúng theo mục tiêu môn học đề ra. Đối với học sinh, căn cứ vào chƣơng trình chi tiết để lập kế hoạch học tập nhằm đạt mục tiêu môn học. Nhƣ vậy trong dạy học phần Sinh học tế bào (chƣơng I,II) sinh học 10 phải đƣợc giáo viên nghiên cứu kỹ nhằm xác định rõ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức dạy học và KTĐG.

*Phân tích các mục tiêu nội dung

Các mục tiêu nội dung đã đƣợc xây dựng khá chặt chẽ cho từng phần, từng bài, từng tiểu mục. Trên cơ sở đó xây dựng bảng trọng số chung cho phần kiến thức cấu trúc tế bào Sinh học 10. Với mỗi bài (tiết) trong phân phối

chƣơng trình, chúng tơi lựa chọn 13-17 MCQ, điều này đƣợc Lê Đức Ngọc và một số các tác giả khác đề nghị trong việc xây dựng các câu hỏi để dạy kiến thức mới.

Bước 2: Phân tích cấu trúc, nội dung chƣơng trình phần Sinh học tế bào (chƣơng I,II) Sinh học lớp 10 THPT để xây dựng bảng trọng số.

+ Phân tích một vài điểm mới trong SGK Sinh học 10 - THPT.

Chƣơng trình SGK hiện nay đƣợc coi là chƣơng trình đầy đủ. Đó là văn bản chứa đựng những thông tin cần thiết về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học, cả về phƣơng tiện, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả dạy học. SGK cố gắng định hƣớng cách dạy và cách học theo hƣớng rèn luyện các kỹ năng tƣ duy logic, kỹ năng quan sát, kỹ năng tự học…Nội dung chƣơng trình mới đƣợc xây dựng theo hƣớng chỉ đạo trong Nghị quyết Trung ƣơng II (khóa VII): “ Loại bỏ những nội dung không cần thiết, bổ sung những nội dung cần thiết bảo đảm kiến thức cơ bản, cập nhật với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ…”.

SGK đã đƣợc biên soạn theo hƣớng giúp HS tự học, tìm tịi và khám phá với sự trợ giúp của GV. Nội dung SGK cũng góp phần giúp HS học tốt, u thích mơn học. Những ý tƣởng này đƣợc thể hiện qua:

+ Tăng kênh hình, tranh ảnh minh họa: giúp HS dễ nắm bắt kiến thức. + Tăng tính hấp dẫn của mơn học: SGK đã cố gắng đƣa các hình ảnh chụp từ tự nhiên để minh học kèm theo sơ đồ nhằm làm sáng tỏ các hình khi cần thiết.

+ Mục “ Em có biết?” cung cấp thêm những sự kiện lý thú và bổ ích mà chƣơng trình chính khóa khơng có điều kiện giới thiệu.

+ Liên hệ với thực tiễn đời sống: những vấn đề có thể gắn liền kiến thức trong bài với việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trƣờng đều đƣợc vận dụng và khai thác để HS tăng thêm hứng thú và thấy đƣợc các kiến thức đã

+ Giúp HS rèn luyện kỹ năng tƣ duy khoa học: trong từng bài SGK chú trọng rèn luyện cho HS kỹ năng nhƣ quan sát, tiến hành thực nghiệm, phân loại, khái quát, suy luận,… Điều này đƣợc thể hiện qua các cách nhƣ: HS quan sát tranh ảnh, sơ đồ trong SGK rồi rút ra kết luận cần thiết; các vấn đề đƣợc đƣa ra trong SGK đòi hỏi HS phải tự mình vận dụng kiến thức hay trao đổi nhóm để tìm cách giải quyết; các câu hỏi tại sao, nhƣ thế nào luôn đặt ra cho HS trong từng bài học giúp các em có thói quen xử lý thấu đáo các khái niệm, nhờ đó ghi nhớ sâu hơn, rèn luyện cách thu thập thông tin và làm việc khoa học.

+ Học theo hƣớng tích hợp: tích hợp các mơn học nói chung nhƣ tốn, Vật lý, Hóa học. Ví dụ: đặc tính hóa học của các ngun tử quy định đặc tính của các phân tử và đến lƣợt mình đặc tính lý hóa của các phân tử tạo nên tế bào lại quy định đặc tính sinh học của tế bào…

+ Tích hợp các phân mơn của Sinh học: Sinh học bao gồm nhiều phân mơn, để HS có thể nắm bắt kiến thức của phân mơn một cách có hệ thống và có thể vận dụng một cách linh hoạt cách tốt nhất là phải biết sử dụng những chủ đề cốt lõi để liên kết các phân môn lại với nhau tạo nên một hệ thống hồn chỉnh. Ví dụ nhƣ cấu trúc phù hợp chức năng. Nếu nắm đƣợc cấu trúc thì suy ra đƣợc chức năng và ngƣợc lại. Hoặc dùng chủ đề tiến hóa để liên kết các lĩnh vực khác nhau của sinh học, thế giới sống liên tục tiến hóa tạo nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới, phần sinh học tế bào (chương i, II) sinh học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)