Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác của dự án đầu tư xây dựng (Trang 29 - 34)

TT Vị trí Cu Pb Zn Cd As mg/100g mg/100g mg/100g mg/100g mg/100g 1 Đ1 3,08 4,16 5,33 0,06 0,13 2 Đ2 3,22 4,39 3,61 0,04 0,15 QCVN 03:2008 /BTNMT Nông nghiệp 5 7 20 0,2 1,2 Dân sinh 7 12 20 0,5 1,2

Nguồn: Ban quản lí đường bộ 5 Đà Nẳng

Bảng 10 :Vị trái lấy mẫu phân tích chất lượng mơi trường đất nơng nghiệp

Xã Quảng Trực Đ1 12°14'50"N 107°22'54"E Nắng 27/2/2013 Đất vườn nhà. Đ2 12°14'32"N 107°19'27"E Nắng 27/2/2013

Nguồn: Ban quản lí đường bộ 5 Đà Nẳng

So sánh với QCVN 03:2008/BTNMT, thấy rằng chất lượng đất nông nghiệp khu vực Dự án không bị ô nhiễm kim loại nặng.

2.3.4. Hiện trạng môi trường sinh vật

2.3.4.1. Thực vật

Đối với thực vật trong vùng dự án chủ yếu là thảm thực vật rừng gỗ thường xanh và rừng gỗ hỗn giao tre nứa, nơi đây còn mang đậm nét của rừng nguyên sinh giàu trữ lượng với ưu thế của những cây họ dầu và nhiều cây họ đậu quý hiếm như cẩm lai, gõ đỏ, mun, lát hoa, gỗ mật, thạch tùng, giáng hương, trắc và 278 giống cây dùng làm

thuốc, vườn bao gồm nhiều kiểu rừng kín nửa thường xanh nửa nhiệt đới và kiểu rừng nửa thường xanh ẩm nhiệt đới.

Ngồi ra khu vực cịn có diện tích lớn rừng trồng trong đó có xen các phần diện tích đất trống với các thảm thực bì bao gồm cỏ tranh, cỏ lát, cây bụi, hủ đay, le bụi, tre nứa.. và một số cây rừng tái sinh tự nhiên, phân bố thưa thớt, đa số là các cây có đường kính nhỏ dưới 5cm.

2.3.4.2. Động vật

Theo kết quả cung cấp từ Ban quản lí rừng phịng hộ Thác Mơ cho thấy nơi đây hiện nay có khoảng 437 lồi, thú có 73 lồi, trong đó có 59 lồi được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Có 168 lồi chim, hiện có 10 lồi đang bị đe dọa tuyệt chủng như gà lơi, hồng hồng, hồng tía, dù dì phương Ðơng, cu xanh, niệc mỏ vằn, chim công, gà tiền mặt đỏ, chim yến hồng xám... bị sát có 30 lồi trong đó 12 lồi ghi trong sách đỏ. Cũng đã xác định được hơn 200 lồi có thể làm dược liệu như khỉ, rắn, trăn, tắc kè, mật ong, bìm bịp,....Hoạt động của động vật cỡ trung bình đến lớn như khỉ, vượn, gấu, hươu cà tơng, bị tót, nai, hoẵng, báo gẫm, sói lửa, chà và chân đen,…thường ở khu vực có vùng hoạt động rộng, khu vực rừng vắng, xa dân cư, nơi giáp ranh khu bảo tồn thuộc tỉnh Mondulkiri của nước Campuchia.

Hệ thủy sinh vật khu vực cũng tương đối đa dạng phong phú, bao gồm:

- Các lồi cá: ít phong phú, bao gồm các lồi cá nhỏ như: cá lịng tong, cá bống... Theo thống kê có khoảng 41 lồi/11họ/4bộ.

- Thực vật nổi: thành phần gồm có các lồi đại diện cho thủy vực sông suối nước chảy như các loài tảo lục và tảo lam dạng sợi. Trong khi đó tại các thủy vực nước đứng khác, tỷ lệ các loài tảo lục đơn bào đặc trưng chiếm ưu thế. Hiện nay có khoảng 34 lồi/15họ/8bộ thuộc 4 ngành tảo silic, tảo lục, tảo lam, tảo mắt.

- Động vật nổi: trong khu vực có một số lồi động vật nổi tiêu biểu thuộc các nhóm trùng bánh xe, giáp xác râu ngành, ấu trùng, cơn trùng... bao gồm 11lồi/5họ.

- Động vật khơng xương sống: có các họ điển hình như ốc, hến, tơm, cua... theo thống kê có khoảng 33 lồi/15 họ.

2.3.5. Đặc điểm mơi trường kinh tế - xã hội khu vực dự án

Khu vực xây dựng dự án thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực, dân số trong toàn xã theo thống kê năm đầu năm 2014 là: 1586 hộ với 5904 nhân khẩu, trong đó Nam có 3067 người, chiếm 51.948%, Nữ có 2837 người chiếm 48,052%.

Thành phần dân tộc tại địa phương và xung quanh khu vực xây dựng dự án rất đa dạng, ngoài dân tộc kinh, dân tộc M’Nơng, cịn có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số từ ngồi Bắc vào như Tày, Dao, H’mơng,... Tổng số đồng bào dân tộc thiểu số là 3411 người, chiếm 55.774% tổng dân số toàn xã.

Nguồn nhân lực của xã Quảng Trực là rất dồi dào, người dân cần cù lao động và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nơng lâm nghiệp. Tuy nhiên trình độ dân trí thấp sẽ là một trở ngại lớn cho việc triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

2.3.5.2 Đặc điểm về kinh tế

Theo báo cáo năm 2013 của xã thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân theo giá hiện hành của xã đạt trên 17%, giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành đạt trên 6 tỷ với cơ cấu kinh tế như sau: nông nghiệp 18,5%, công nghiệp- xây dựng 9,1%, thương mại – dịch vụ 12,4%. Nhìn vào cơ cấu kinh tế ta có thể thấy rằng nơng nghiệp chính là ngành giữ vai trị chủ đạo.

Tồn xã có diện tích gieo trồng hằng năm là 1435ha với một số cây trồng chính sau :

- Cây lương thực có hạt : 117ha

- Cây có củ : 1285ha

- Cây thực phẩm : 29ha

Đối với cây lâu năm thì xã có tổng diện tích là 1955ha với :

- Cây cà phê : 1374,9ha

- Cây hồ tiêu : 38,3 ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cây mắc ca : 219ha

- Cây ăn quả 83,3ha

Về chăn ni thì tổng đàn gia súc của xã năm 2013 là 1333 con, trong đó : trâu bị 832 con, heo 501 con, gia cầm 4357 con.

2.3.5.3. Hiện trạng giao thông vận tải

Hệ thống giao thông đường bộ trong phạm vi khu vực Dự án bao gồm: Đường quốc lộ (QL14C), đường tỉnh lộ (ĐT681), đường Hồ Chí Minh, và các đường liên bản,

xã như:

− QL14C đi qua địa phận tỉnh Đắk Nông được trải nhựa mặt 3,5m, nền đường 5,5m với quy mô nhỏ (cấp IV miền núi) nhưng đã xuống cấp. Lưu lượng giao thông trên QL14C chủ yếu là xe máy (10 xe con/ngày đêm; 1 xe buýt/ ngày đêm; 2 xe tải nhẹ/ ngày đêm; 17 xe tải nặng/ ngày đêm và 934 xe máy/ ngày đêm).

− ĐT681 xuất phát từ Kiến Đức đi đến Tuy Đức, qua hai huyện Đắk R’Lấp và Tuy Đức. Đường cấp V vùng núi, nền đường rộng 7,5m, mặt đường nhựa rộng 3,5m.

− Đường liên bản, xã: Đường cấp phối và đường bê tông, đường đất từ QL14C, ĐT6781 đi vào các khu dân cư.

2.3.5.4. Giáo dục, y tế

- Tồn xã có 2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Nhìn chung điều kiện

cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục của xã còn gặp nhiều hạn chế, tỷ lệ trẻ em đủ tuổi được đến lớp chỉ đạt 62%, công tác vận động trẻ em dân tộc thiểu số đến trường đang là vấn đề nan giải hiện nay đối với các cơ quan chức năng của xã.

- Tại xã có 1 trạm y tế xã, 1 bệnh viên trung đoàn thuộc trung đoàn 726. Các cơ sở, phòng khám tư nhân vẫn còn chư phát triển, đây là một trong những khó khăn cho cơng tác chăm sóc sức khỏe người dân, việc tiếp cận các cơ sở y tế đối với đa số đồng bào dân tộc thiểu số tại đây cần được quan tâm hơn nữa.

2.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG ĐOẠN THI CÔNG

2.4.1. Đối tượng nhạy cảm dọc các đoạn tuyến của dự án khi đi vào thi công

Qua điều tra, khảo sát dọc các đoạn tuyến cho thấy các đối tượng nhạy cảm có khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dự án bao gồm:

TT Đối tượng Khoảng cách đến Dự án (m)

1 KDC thanh niên lập nghiệp Thuộc đội 6 trung đoàn 726

2 KDC trung tâm xã Quảng Trực Dọc 2 bên tuyên vận chuyển vật liệu xây dựng

3 Đơn vị Biên phòng, Hải quan 30m cách mép đường, đoạn cuối tuyến của đoạn 2.

2.4.2. Thông tin về người dân được điều tra

Toàn thể hộ dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các hoạt động của dự án bao gồm 104 hộ, tất cả các hộ gia đình này đều là cơng nhân thuộc trung đồn 726. Tồn bộ diện tích 186,714m2 đất thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng cơng trình

đều nằm trong mốc lô giới và thuộc trung đồn 726 cho nên khơng có đền bù về đất. Riêng chỉ có 26 hộ gia đình có cây trồng trên đất đã được giải quyết, đền bù hỗ trợ theo quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăknơng. Tổng kinh phí hỗ trợ là : 137.76900 đồng. Đến thời điểm hiện tại thì chưa có bất cứ ý kiến trái chiều nào từ các hộ được đền bù hỗ trợ cho thấy phương án hỗ trợ đã đạt được ý nguyện của người dân.

Để phục vụ cho q trình điều tra, chúng tơi đã chọn ngẫu nhiên 80 hộ trong tổng số 104 hộ thuộc phạm vi tác động của dự án để tiến hành phỏng vấn. Thông tin các hộ được phỏng vấn được tổng hợp tại bảng 11.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác của dự án đầu tư xây dựng (Trang 29 - 34)