Mức rung suy giảm theo khoảng cách từ các thiết bị thi công

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác của dự án đầu tư xây dựng (Trang 47 - 53)

T

T

Thiết bị Rung nguồn (r0=10m) Mức rung ở khoảng cách R=12m r=14m r=16m R=18m R=20m 1 Máy đào 80 54,2 44,9 35,8 26,7 17,6 2 Máy ủi đất 79 53,2 43,9 34,8 25,7 16,6 3 Xe tải nặng 74 48,2 38,9 29,8 20,7 11,6 4 Xe lăn, lu 82 56,2 46,9 37,8 28,7 19,6 5 Máy nén khí 81 55,2 45,9 36,8 27,7 18,6 QCVN 27:2010/BTNMT, mức cho phép 75dB từ 6 ÷ 21h và mức nền từ 21h÷ 6h.

Nguồn: Ban quản lí đường bộ 5 Đà Nẳng

Nhận xét: so sánh với QCVN 27:2010/BTNMT, mức cho phép 75dB từ 6 ÷ 21h và mức nền từ 21h÷ 6h có thể thấy rằng chỉ có mức rung nguồn là lớn hơn giới hạn cho phép, cịn từ khoảng cách 12m trở lên thì mức rung khơng tác động mạnh. Tuy nhiên kết quả nằm trên bảng chỉ xét cho từng phương tiện hoạt động tại những thời điểm riêng biệt mà chưa tính đến trường hợp các loại phương tiện trên hoạt động cùng một lúc. Nếu nhiều phương tiện tạo độ rung cùng hoạt động thì chắc chắn độ rung sẽ vượt giới hạn cho phép rất nhiều, vậy khi thi công cần chú ý, không nên để các phương tiện hoạt động cũng một lúc đi quá gần nhau nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực do độ rung gây ra.

Thiết kế thi công cầu Đăk Rơn theo phương pháp thi công móng bằng cọc khoan nhồi (khơng sử dụng máy đóng) do vậy khả năng ảnh hưởng của rung là rất ít và khơng có các đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng của rung trong phạm vi 10m tại vị trí cầu.

d. Mơi trường nước mặt, trầm tích

Các loại chất thải hoặc yếu tố gây tác động có khả năng gây ảnh hưởng đến các đối tượng nước, trầm tích khi thi cơng cầu Dak Rơn và các đoạn đường đắp, cơng trình qua các thung khe cũng như từ các hoạt động phụ trợ, bao gồm:

-Nguy cơ gây ô nhiễm nước do tràn đất thải khi công khi thi cơng nền, móng đường của đường đắp qua các thung khe và phần dưới cầu Dăk Rơn.

Cầu Dăk Rơn dài khoảng 20m được xây dựng tại nơi trong vòng 300m khơng có dân cư sinh sống. Dịng suối nơi xây cầu là một trong số ít những dịng suối có nước vào mùa khô. Đây là nguồn nước cấp trực tiếp cho dân cư trong khu vực và cho các dòng chảy lớn hơn cũng như các hồ chứa trong vùng. Khơng bố trí trụ trong dịng

chảy. Thi cơng mố cầu sẽ áp dụng công nghệ thi công cọc khoan nhồi. Khi thi công cọc khoan nhồi sẽ làm xuất hiện một lượng đáng kể đất lõi khoan cần thải bỏ, thường được lưu giữ ở các bãi tạm chờ vận chuyển về vị trí đổ thải.

Đất tại các bãi tạm có thể tràn trực tiếp xuống dịng chảy hoặc xâm nhập dòng nước dưới dạng dịng bùn đất. Khi đó, sẽ xuất hiện các tình huống, bao gồm: Nguồn nước bị ô nhiễm bởi TSS và độ đục do một phần đất tràn tách ra khuyếch tán vào khối nước dưới dạng chất lơ lửng hoặc loại chất thải cũng như yếu tố gây tác động này do dòng bùn đất trực tiếp mang đến; Dòng chảy bị cản trở bởi đất tràn gây vùi lấp trên bề mặt đáy; Các đối tượng sử dụng nước bị thiệt hại do mơi trường nước bị suy thối.

-Nguy cơ gây ô nhiễm nước nước do thâm nhập chất rắn phát sinh trong thi công phần trên cầu Dak Rơn.

Khi thi công đổ dầm ngang, lắp ghép dầm và đổ bản mặt cầu sẽ xuất hiện nguy cơ rơi vãi chất thải rắn xuống dịng chảy ở phía dưới (khơng tính đến nguy cơ sự cố đổ sập). Thơng thường chất thải rắn bao gồm các loại sau: bê tông vụn, vữa xi măng, gỗ vụn thậm chí sắt thép vụn, nilon, giấy gói thiết bị, rác sinh hoạt.

Với những thành phần như vậy, khi thâm nhập dòng nước, các loại chất thải rắn có thể gây ơ nhiễm, trầm tích bởi chất thải rắn và vật trơi nổi.

-Nguy cơ gây ô nhiễm nước nước do thâm nhập dầu thải và chất thải chứa dầu từ các trạm bảo dưỡng xe máy

Các trạm bảo dưỡng xe máy sẽ được bố trí tại các cơng trường, trong đó có các cơng trường phục vụ cầu Dak Rơn nằm ở 2 phía dịng chảy. Hoạt động thay dầu định kỳ và bảo dưỡng xe máy tại các trạm bảo dưỡng xe máy. Lượng chất thải trình bày tại Mục “Quản lý chất thải”, ở phần dưới.

Dầu thải và nước thải chứa dầu nếu tràn đổ xuống các nguồn nước mặt sẽ gây ô nhiễm. Dầu thải và chất thải chứa dầu là chất thải nguy hại, được yêu cầu xử lý theo thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 về quản lý chất thải nguy hại.

-Nguy cơ gây ô nhiễm nước nước do thâm nhập chất thải sinh hoạt của công nhân thi công.

Tương tự, lán trại công nhân sẽ được bố trí tại các cơng trường, trong đó có các cơng trường phục vụ cầu Dak Rơn nằm ở 2 phía dịng chảy. Sinh hoạt của công nhân

tại các lán trại tạo ra chất thải rắn và lỏng.

Thơng thường nước thải sinh hoạt có nồng độ BOD5 và COD vượt tiêu chuẩn cho phép trong trường hợp không qua xử lý. Nếu thực hiện các biện pháp xử lý (bể tự hoại) thì các thơng số mơi trường trên sẽ được xử lý đến 70%, khi đó các chỉ tiêu mơi trường này sẽ đạt giới hạn cho phép. Việc xây dựng các bể tự hoại tại khu vực có địa hình cao như Dự án là khá khó khăn, do đó nếu khơng được thu gom và xử lý phù hợp, nước thải sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước suối dưới cầu khi thâm nhập.

Chất thải rắn sinh hoạt là những loại chứa nhiều chất hữu cơ và vật trôi nổi. Khi thâm nhập dịng chảy có khả năng gây ơ nhiễm nước bởi chất hữu cơ và vật trôi nổi.

-Nguy cơ gây ô nhiễm nước nước do nước mưa chảy tràn từ cơng trường.

Vào mùa mưa, dịng nước mưa khi chảy tràn bề mặt công trường, với lưu lượng lớn (khu vực Dự án lượng mưa tập trung nhanh), nước mưa có khả năng cuốn trơi nhiều thứ trong đó có các chất bẩn xuống các vùng thấp hơn ngồi cơng trường, trong đó có các nguồn nước tại các thung khe và khu vực cầu Đắk Rơn (Km4+860). Với thành phần chất thải đa dạng trên bề mặt cơng trường các nguồn nước có nguy cơ bị ơ nhiễm bởi dầu, chất hữu cơ, chất rắn, kim loại nặng và vật trôi nổi.

e. Tác động tới tài nguyên sinh vật

Các đoạn tuyến của Dự án cắt qua cả 03 trạng thái rừng tự nhiên và rừng trồng trong khu vực. Trong giai đoạn thi công, tác động tới các dạng tài nguyên rừng nêu trên được xem xét theo các khía cạnh:

-Lấn chiếm thảm thực vật rừng ngoài quy định

Trong thi cơng, có thể phát sinh hiện tượng phát quang ngồi phạm vị quy định để thi cơng đường, cơng trình, chặt cây làm vật liệu thi công, phá thảm thực vật rừng để làm nơi tập kết vật liệu, phế thải… gây tác động xấu đến thảm thực vật rừng.

Tác động này sẽ được giảm thiểu thông qua các biện pháp giáo dục phòng ngừa và ngăn chặn.

- Nguy cơ cháy rừng

Đặc điểm chung của 2 đoạn tuyến là nằm trong khu vực đất rừng và rừng có độ che phủ từ thấp đến cao. Ngoài rừng tự nhiên, rừng thơng trồng chiếm diện tích khá lớn. Khu vực Dự án có mùa khơ kéo dài trên 6 tháng và có nền nhiệt cao. Những hành

động bất cẩn của cơng nhân thi cơng có thể gây ra cháy rừng.

Biện pháp giảm thiểu sẽ được xây dựng theo hướng phòng ngừa và kế hoạch xử lý kèm theo.

- Tác động do hoạt động săn bắn trái phép và tiêu thụ động vật rừng

Trong thi công, sự xuất hiện một lượng khá lớn công nhân thi công đến từ nơi khác sẽ tạo ra những nguy cơ gây tổn thất đa dạng sinh học, bao gồm: Động vật hoang dã sẽ bị chính những người cơng nhân săn bắn trái phép; Kích thích săn bắn trái phép động vật hoang dã do nhu cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã từ phía lực lượng lao động.

Tác động này sẽ được giảm thiểu thơng qua các biện pháp giáo dục phịng ngừa và ngăn chặn.

-Tác động do ồn phát sinh khi nổ mìn

Tiếng ồn có thể đe dọa tới điều kiện sống, làm tổ hoặc kiếm ăn của các loài hoang dã. Việc dùng mìn phá đá ở đoạn từ Km409+000 đến Km413+000 là những nơi cơ nhiều loài hang dã sinh sống, gây ra những tiếng động mạnh sẽ gây ra sự hoảng loạn, xua đuổi chúng đi ra nơi khác mà sinh cảnh và hệ sinh thái ở đó khơng thích hợp cho sự sống của chúng. Tiếng động xảy ra liên tục sẽ gây cảm giác xua đuổi thực sự nguy hiểm cho các loài động vật đặc biệt các lồi chim thú. Do đó, càng làm cho tiếng mìn nổ nhỏ, tránh hiện tượng nhiều quả mìn cùng đồng loạt nổ tại một thời điểm thì càng làm giảm mức độ sợ hãi của động vật và chim.

f.Việc phát sinh chất thải rắn, nước thải.

Nguồn phát sinh chất thải rắn trong q trình thi cơng bao gồm:

-Đất đá loại

Tổng số đất đá thải được dự báo là 140.011m3, rất nhiều phần đất trong số này sẽ bị bóc bỏ hoặc được các nhà thầu san gạt sang bên ta luy âm gây ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và nguồn nước ở phía dưới.

Tác động này sẽ được giảm thiểu thơng qua các biện pháp giáo dục phịng ngừa và ngăn chặn, đồng thời có quy định đổ đúng nơi quy định.

-Dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu và dầu mỡ thải từ khu vực bảo dưỡng, sửa chữa

thải này phát sinh chủ yếu tại khu vực bảo dưỡng phương tiện, xe máy. Những chất thải này cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động nếu được thu gom và quản lý tốt.

Dầu thải được dự báo trên lượng dầu thải/ mỗi lần thay của phương tiện (7 lít/ lần thay) và chu kỳ thay (117 ca xe/ lần thay). Mỗi lần thay dầu, bảo dưỡng thiết bị đồng thời cũng làm phát sinh giẻ dầu với lượng không lớn Theo kết quả tính tốn lượng dầu thải phát sinh khi thi cơng là 27.379 lít, ứng với 1.369 lít dầu thải/ tháng.

Lượng dầu thải này sẽ được chứa tại các khu vực trạm bảo dưỡng, bố trí trong các cơng trường.

Giẻ dầu phát sinh từ các hoạt động thay dầu máy, bảo dưỡng thiết bị. Rất khó định lượng được loại chất thải này do lượng của chúng phụ thuộc vào số lượng máy móc thiết bị được sử dụng, ý định của nhà thầu liệu có tiến hành duy tu máy móc thiết bị tại cơng trường hay khơng... Kinh nghiệm cho thấy, lượng của chúng đều không lớn. Loại chất thải này cũng phát sinh hằng ngày tại khu vực trạm bảo dưỡng nằm trong công trường thi công.

Trên thực tế hầu hết lượng dầu thải này được tận dụng cho các mục đích bơi trơn và bảo dưỡng thiết bị. Do vậy lượng dầu thải chủ yếu cịn lại là cặn khơng sử dụng được khoảng 0,1 ÷ 0,2%. Đây là loại thuộc danh mục chất thải lỏng nguy hại, mức thấp. Nhìn chung, lượng chất thải là dầu phát sinh có thể thu gom ngay tại chỗ và có thể kiểm sốt được nguồn thải.

-Rác thải từ lán trại cơng nhân

Ước tính mỗi người sẽ thải ra khoảng 0,5kg rác thải mỗi ngày thì tại mỗi lán trại sẽ có khoảng 15kg rác/ ngày và trên tồn Dự án sẽ có khoảng 45kg rác/ ngày. Trong thời gian thi cơng ước tính 12 tháng sẽ có tổng lượng chất thải sinh hoạt là 16.200kg.

Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân huỷ (trừ bao bì, nylon). Quá trình lưu trữ, tích tụ rác thải sẽ tạo ra mơi trường sống cho các lồi sinh vật và cơn trùng trung gian gây bệnh (chuột, ruồi, muỗi, gián...), làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

-Nước thải từ lán trại cơng nhân

trại có khoảng 30 cơng nhân trực tiếp thi công trên công trường một ngày sẽ là 0.8 x (30 người x 70 lít) = 1,68m3/ ngày.

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào mơi trường được trình bày trong Bảng 21 .

Bảng 21: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tính cho một đơn vị thi cơng 30 người

Chất ơ nhiễm

Tải lượng ơ nhiễm trung bình do 1 người tạo ra trong 1 ngày

(g/người)

Tải lượng trung bình của 1 khu lán trại (g/ngày) BOD5 COD SS ∑N ∑P 45 ÷54 72 ÷102 70 ÷145 6 ÷ 12 0.8 ÷ 4.0 135 ÷ 162 216 ÷ 306 210 ÷ 435 18 ÷ 36 2.4 ÷ 12 Tổng Coliform 106 ÷109 (MPN/100ml) -

Nguồn: Ban quản lí đường bộ 5 Đà Nẳng

Căn cứ vào tải lượng các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải có thể tính tốn được nồng độ chất ơ nhiễm trong nước thải sinh hoạt. Kết quả tính tốn nồng độ chất ơ nhiễm được trình bày trong bảng 22.

Bảng 22: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạtChất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác của dự án đầu tư xây dựng (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w