Phương pháp TN sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo trạm nội dung kiến thức về lăng kính, thấu kính vật lí 11 trung học phổ thông nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 86 - 87)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Phương pháp TN sư phạm

3.3.1. Chuẩn bị thực nghiệm:

+ Kế hoạch bài dạy (xem chương 2), dụng cụ thí nghiệm.

+ Gặp ban giám hiệu nhà trường trao đổi về mục đích thực nghiệm và xin phép triển khai kế hoạch thực nghiệm.

+ Gặp trực tiếp lớp thực nghiệm để trao đổi về mục đích, nhiệm vụ và nội dung các giáo án thực nghiệm và chọn 20 học sinh của lớp để thực hiện giảng dạy các giáo án đã chuẩn bị.

+ Thời gian TN từ 01/11/2014 đến 20/11/2014.

3.3.2. Hình thức tổ chức quá trình thực nghiệm sư phạm:

+ Lớp ĐC : Được dạy theo giáo án thiết kế như hướng dẫn ở sách GV. + Lớp TN: Chia 20 học sinh trong lớp thành 5 nhóm. Bài học được thiết kế theo hình thức dạy học theo trạm để bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS.

+ Trong mỗi giờ TN tơi quan sát, ghi chép, thăm dị ý kiến của HS. + Sau mỗi giờ thực nghiệm, tôi tiến hành phân tích diễn biến của tiết học, phân tích thái độ của học sinh trong q trình học tập và cuối mỗi bài dạy tiến hành 1 bài kiểm tra (cùng biểu điểm chấm theo thang điểm 10) để đánh giá năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn của HS.

3.3.3. Các tiêu chí đánh giá

a. Đánh giá thái độ học tập của học sinh:

Để đánh giá thái độ học tập của học sinh tơi dựa vào: + Khơng khí lớp học.

+ Số học sinh tham gia khi xây dựng bài có hiệu quả. + Ý thức làm việc của học sinh tại các trạm.

Để đánh giá việc bồi dưỡng năng lực giải quết vấn đề cho HS tôi căn cứ vào các tiêu chí và các mức độ đã đưa ra ở bảng 1, bảng 2 và bảng 3 trong phụ lục 3, phụ lục 4, phụ lục 5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo trạm nội dung kiến thức về lăng kính, thấu kính vật lí 11 trung học phổ thông nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)