Phương pháp dạy học theo dự án( Project Based Learning PBL)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình giảng dạy phần hàm số lượng giác phương trình lượng giác lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế (Trang 26)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Phương pháp dạy học tích cực(PPDHTC)

1.2.3. Phương pháp dạy học theo dự án( Project Based Learning PBL)

1.2.3.1. Khái niệm dự án

Thuật ngữ dự án (project) được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án , một dự thảo , một kế hoạch được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra . Thuật ngữ này đươ ̣c sử du ̣ng hầu hết các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế - xã hội vào lĩnh vực giáo dục – đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp hay hình thức da ̣y ho ̣c . Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu , thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và cần được thực hiê ̣n nhằm đa ̣t mu ̣c đích đề ra.

1.2.3.2. Nguồn gốc ra đời.

Dạy học theo dự án có nguồn gốc ở Châu Âu thế kỷ 16 (ở Ý, Pháp). Đến đầu thế kỷ 20 các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng lý luận cho dạy học dự án. Nhà triết học giáo dục lớn Hoa kì John Dewey được xem như là cha đẻ của Phương Pháp này. Ngày nay PBL được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong tất cả các cấp học, môn học.

1.2.3.3. Khái niệm Phương pháp dạy học theo dự án

Phương pháp dạy học theo dự án(PBL) là phương pháp tổ chức cho học sinh(dưới sự hướng dẫn của GV) cùng nhau giải quyết không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về mặt thực tiễn một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp, tạo điều kiện

cho học sinh cùng và tự quyết định trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo

ra được một sản phẩm hoạt động nhất định. 1.2.3.4. Đặc điểm của PBL GẮN VỚI TÌNH HUỐNG ĐẶC ĐIỂM CỦA PBL ĐỊNH HƯỚNG HỌC SINH

Ý NGHĨA THỰC TIỄN XÃ HỘI

ĐỊNH HƯỚNG THỰC TIỄN TỰ TỔ CHỨC(Tự chịu tráchnhiệm)

ĐỊNH HƯỚNG SẢN PHẨM HỌC MANG TÍNH PHỨC HỢP

1.2.3.5. Vai trò của học sinh và giáo viên

* Vai trò của học sinh

Học sinh quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần tiến hành để giải quyết vấn đề. Chính học sinh là người thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích, tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của các em. Bằng cách này mà mỗi bài học đều thực sự hấp dẫn các em vì vấn đề các em đang giải quyết có thật trong cuộc sống và để giải quyết vấn đề cần có những kỹ năng như „người lớn‟ như sự cộng tác và diễn giải. Cuối cùng chính học sinh trình bày kiến thức mới họ đã tích lũy thơng qua dự án và được đánh giá dựa trên những gì thu thập được và tính khúc triết trong cách trình bày của các em.

* Vai trị của giáo viên

Trong suốt q trình này vai trị của giáo viên là hướng dẫn và tham vấn chứ không phải là „cầm tay chỉ việc‟ cho học sinh của mình.

1.2.3.6. Các bước thực hiện PBL

Bước 1. Sáng kiến về dự án.

Nhìn vào các ý tưởng nội dung cơ bản mà bạn đang quan tâm trong chương trình của bạn. Từ đó xác định đề tài và mục đích của dự án.

Bước 2. Phác họa về dự án.

Bước 3. Lập kế hoạch thực hiện dự án.

GV hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Cần xác định thời gian, cơng việc cần làm, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành, phân cơng cơng việc trong nhóm.

Bước 4. Thực hiện dự án.

Bước 5. Trình bày kết quả: Kết quả thực hiện của dự án. Được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn. Đánh giá nhận xét.

Kết thúc dự án. Bước 6. Thông báo.

Bước 7. Giao lưu tương hỗ.

Trong các giai đoạn trên thì bước 6 và bước 7 được tiến hành xen kẽ trong tất cả các giai đoạn của dự án.

1.2.3.7. Các loại Dự án cơ bản

Dự án theo nội dung gồm có: Dự án trong mơn học. Dự án liên mơn. Dự án ngồi môn học.

Dự án theo thời gian: Dự án nhỏ 2- 6h.Dự án trung bình (Dự án ngày). Dự án Lớn (Tuần dự án).

Dự án theo hình thức tham gia: Dự án cá nhân. Dự án nhóm. Dự án toàn lớp Dự án toàn trường.

Dự án theo nhiệm vụ: Dự án tìm hiểu. Dự án nghiên cứu. Dự án kiến tạo. Dự án hành động.

1.2.3.8. Ưu điểm và hạn chế của PBL

* Ƣu điểm

Phương pháp BPL có ưu điểm rất lớn đó là: Xác định nhiệm vụ lớn và gắn những nhiệm vụ này trong một dự án có tính cộng đồng đầy ý nghĩa. Tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội thể hiện điểm mạnh của mình. Phương pháp BPL còn có những ưu điểm:

• Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học. Gắn lý thuyết với

thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.

• Phát triển khả năng sáng tạo;

• Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; • Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;

• Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; • Phát triển năng lực đánh giá.

* Hạn chế

Tuy nhiên phương pháp PBL không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản. Phương pháp PBL đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy PBL khơng thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống. Phương pháp PBL hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.

Tóm lại PBL là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. PBL góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.

1.2.4. Dạy học dựa trên nghiên cứu (Research Based – Teaching/Learning - RBTL).

1.2.4.1. Nguồn gốc ra đời.

Trong thời sơ khai của khoa học, nghiên cứu khoa học dường như chỉ là cơng việc của những người có tài năng thiên bẩm. Giai đoạn tiếp theo, các thế hệ những nhà nghiên cứu truyền lại kinh nghiệm nghiên cứu cho nhau, tổng kết những kỹ năng nghiên cứu. Dần dần lý luận về nghiên cứu hình thành giúp cho cơng việc học tập nghiên cứu ngày càng mở rộng và rất hiệu quả. Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài

liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp. Hoạt động Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động then chốt hàng đầu trong những ngành khoa học. Kết quả từ NCKH là những phát hiện mới về kiến thức, về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao. Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một cơng việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hồn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt cơng việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, nhằm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học là lĩnh vực hoạt động quan trọng được nhà trường ngày càng quan tâm đầu tư phát triển. Đây là chiếc cầu nối gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và thực tiễn. Phương châm gắn lý luận với thực tiễn đã được nhà trường quán triệt cả trong đào tạo và nghiên cứu. Hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường hướng vào việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó dạy - học trên cơ sở nghiên cứu khoa học của mỗi giảng viên, sinh viên đóng một vai trị hết sức quan trọng, mà quan trọng hơn cả là vai trị của người thầy, vì thế người thầy phải xem

việc dạy học trên cơ sở nghiên cứu khoa học là tất yếu và là nhiệm vụ của bản thân.

1.2.4.2. Khái niệm

Trong mơ hình dạy học dựa trên nghiên cứu, nội dung dạy học được trình bày như một đề tài nghiên cứu được quan tâm, trong đó các vấn đề nội dung được đưa ra theo các mức độ mà nhiệm vụ nghiên cứu yêu cầu, cũng như kết hợp các kết quả nghiên cứu vào chương trình dạy học, nó bao gồm phát triển nhận thức của người học về các quá trình và phương pháp nghiên cứu, sáng tạo một văn hóa nghiên cứu liên quan đến người dạy và người học.

1.2.4.3. Đặc điểm

Các nhiệm vụ dạy học được xây dựng như những “dự án” cần phải nghiên cứu: Có giả thuyết khoa học, có thể hiện tính cấp thiết, địi hỏi phương pháp luận cụ thể, quy trình nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Giảng dạy và nghiên cứu được lồng ghép với nhau tạo nên một “quá trình dạy học dựa trên nghiên cứu”. Những kiểu dạy học dựa trên nghiên cứu được vận dụng khác nhau tùy theo từng môn học cụ thể và hồn cảnh cụ thể. Có thể hình dung q trình dạy học dựa trên nghiên cứu tuân theo chu trình:

Sơ đồ 1.4. Quy trình nghiên cứu khoa học

1.2.4.4. Những yêu cầu của dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học

Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học đòi hỏi, trước hết, người giảng viên phải là một nhà nghiên cứu khoa học, biết cách tìm tịi và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh. Chỉ trong trường hợp này người dạy mới có thể hướng dẫn người học học - nghiên cứu được.

Thứ hai, nội dung dạy học phải được thiết kế hướng vào các vấn đề/câu hỏi lý luận và thực tiễn cụ thể của từng môn học hay lĩnh vực ứng dụng.

Nêu vấn đề nghiên cứu

Kết luận – Đặt ra vấn đề

nghiên cứu mới Đƣa ra giả thuyết

Lập phƣơng án thu thập thông tin

Cơ sở lý luận(Nghiên cứu lý luận)

Luận cứ thực tiễn (Thực tiến, thực nghiệm) Phân tích( Xử lý thơng tin

Thứ ba, các phương tiện phục vụ học tập, nhất là tài liệu dạy học, phải đa dạng, đầy đủ theo hướng phục vụ nghiên cứu.

Thứ tư, phương pháp kiểm tra, đánh giá phải hướng trước hết vào đánh giá năng lực tự học, tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo của người học.

Thứ năm, việc quản lý quá trình dạy học phải dịch chuyển theo hướng gắn với những đặc thù của việc nghiên cứu khoa học hơn là của việc dạy học thuần túy.

1.2.4.5. Các bước tiến hành

Thơng thường mơ hình dạy học dựa trên nghiên cứu được triển khai theo các bước sau :

+ Lựa chọn, xác định vấn đề, nội dung nghiên cứu phù hợp : Tương thích với yêu cầu nội dung dạy học, khả thi, vừa sức.

+ Lập kế hoạch nghiên cứu, phân công triển khai nghiên cứu.

+ Nghiên cứu.

+„Nghiệm thu‟ sản phẩm nghiên cứu.

1.2.4.6. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp

* Ƣu điểm

Phương pháp dạy học dựa trên nghiên cứu là một phương pháp hiện nay vẫn là đang rất mới với nhà trường phổ thông. Mới chỉ được áp dụng ở các trường ở thành phố lớn, và là trường chuyên. Nhưng nó đã tỏ ra có rất nhiều ưu điểm mà các PPDH khác chưa đạt được như : Phong cách nghiên cứu, tìm tịi, quan sát các vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới, tạo nên những sản phẩm ban đầu, hay sản phẩm thơ có tính cá nhân...

Đối với học sinh phổ thông, bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học thông qua bài tập nghiên cứu. Đó là những bài làm, những cơng trình nghiên cứu mang tính thực hành sau một bài học, một chương. Nhằm đào sâu mở rộng kiến thức,

hoặc làm căn cứ bước đầu để học một chủ đề. Tạo nên sức sáng tạo mới trong học tập.

* Hạn chế

Tập dượt nghiên cứu khoa học có giá trị giáo dục con người rất lớn. Song phương pháp này địi hỏi phải có những con người khách quan, chính xác và sáng tạo. Phương pháp này yêu cầu cao về mặt thời gian và điều kiện để tự nghiên cứu. Đòi hỏi nguồn tài liệu phong phú.

Tóm lại

Chương I của luận văn là những vấn đề lý luận cơ bản nhất về PP dạy học tích cực: Phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học dựa trên nghiên cứu. Xu hướng dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế mà chúng tôi xây dựng trong luận văn này là cách thức tiếp cận quy trình mang tính học hỏi những kinh nghiệm mà một số nước áp dụng đã có hiệu quả tích cực. Cụ thể trong luận văn chúng tơi xây dựng quy trình tiếp cận chuẩn quốc tế theo mơ hình của nước Anh và một số nước có nền giáo dục tiên tiến phù hợp với thực tiễn giáo dục của Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng giáo dục việc thay đổi PPDH truyền thống bởi PP dạy học mới, PPDH tiếp cận chuẩn quốc tế là rất cần thiết để từ đó giúp học sinh có hứng thú say mê trong học tập, nâng cao tri thức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tiến tới hội nhập quốc tế.

CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BÀI GIẢNG VỀ HÀM SỐ LƢỢNG GIÁC – PHƢƠNG TRÌNH LƢỢNG GIÁC THEO HƢỚNG TIẾP CẬN CHUẨN QUỐC TẾ

§1. KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHẦN HÀM SỐ LƢỢNG GIÁC, PHƢƠNG TRÌNH LƢỢNG GIÁC – ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11

1. Mơn học: Đại số và giải tích.

2. Chƣơng trình: Nâng cao.

3. Học kì: I Năm học 2010 – 2011.

4. Họ và tên giáo viên: Giáp Thị Thùy Dung. Điện thoại: 01683 559 668.

5. Nơi công tác: Tổ Toán – Tin, Trường THPT Phương Sơn, Lục Nam, Bắc

Giang.

6. Chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn Tốn – Phần Hàm số lƣợng giác và phƣơng trình lƣợng giác (Theo chuẩn do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành -03/ 2010).

- Kiến thức

i. Hiểu được khái niệm hàm số lượng giác. Nắm được cách xác định các hàm số lượng giác y = sinx, y = cosx, y = tanx, y = cotx, trong đó x là số đo

radian của góc lượng giác.

ii. Biết được phương trình lượng giác cơ bản: Sinx = m, cosx = m, tanx = m,

cotx = m và công thức nghiệm.

iii. Biết được dạng và cách giải phương trình: Bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác; Phương trình asinx + bcosx = c; Phương trình thuần

nhất bậc hai đối với sinx và cosx; phương trình dạng a(sinx ± cosx) +

bsinxcosx = 0; phương trình có sử dụng cơng thức biến đổi để giải (ở dạng

đơn giản). - Kỹ năng

i. Học sinh xác định được tập xác định; Tập giá trị; Tính chất chẵn, lẻ; Tính tuần hồn: Chu kì; Khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số y = sinx,

y = cosx, y = tanx, y = cotx.

iii. Giải thành thạo phương trình lượng giác cơ bản. Biết sử dụng máy tính bỏ túi hỗ trợ việc tìm nghiệm phương trình lượng giác cơ bản.

iv. Giải được các dạng phương trình lượng giác thường gặp.

7. Yêu cầu về thái độ

i. Rèn cho học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập

ii. Biết phân biệt rõ các khái niệm cơ bản và vận dụng trong từng trường hợp cụ thể.

iii. Tư duy các vấn đề của toán học một cách logic và hệ thống.

iv. Giáo dục HS các đức tính cần cù, cẩn thận, khơng ngại khó; phuơng pháp làm việc khoa học, tư duy nhạy bén năng động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình giảng dạy phần hàm số lượng giác phương trình lượng giác lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế (Trang 26)