Thống kê mức độ hứng thú của học sinh đối với môn lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng văn kiện đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến 1954 lớp 12, trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 36)

Mức độ Rất thích Thích Bình thƣờng Khơng thích

Số lượng 17 33 72 23

Tỉ lệ(%) 11,7 22,8 49,7 15,8

Với số liệu bảng thống kê trên, chúng ta thấy số lượng HS thực sự thích học môn lịch sử chiếm tỉ lệ khơng đáng kể: 11,7%; tỉ lệ HS khơng thích học và có thái độ bình thường đối với mơn Lịch sử chiếm tỷ lệ lớn: 65,5%.

Khi chúng tơi hỏi “Ngun nhân vì sao khơng thích học lịch sử?”. Ngồi lý do học lịch sử để phụ vụ thi tốt nghiệp, đại học, thì các em cũng đưa ra ý kiến phản hồi và cho rằng: “Mơn lịch sử có nhiều sự kiện, khơng thể học thuộc được, có thuộc

nhưng cũng nhanh quên”, hay “chúng em không biết học như thế nào để nắm vững nội dung lịch sử”; “Bài học lịch sử dài và khô khan, thiếu tài liệu sinh động hấp dẫn”. Do quan niệm học lịch sử là học thuộc lòng của học sinh nên các em khó tiếp

nhận kiến thức, khơng hứng thú tìm hiểu, việc phát triển tư duy bị hạn chế, kết quả học tập không cao.

Qua quan sát giờ học lịch sử cho thấy, các em học sinh đến giờ học lịch sử thường uể oải, đối phó, khơng ghi chép, không làm bài tập và thường xuyên sử dụng tài liệu khi kiểm tra, việc HS xung phong trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra hầu như không có, nếu có là rất ít, chỉ tập trung vào một vài em tích cực xây dựng bài, hoặc có khi giáo viên lấy sổ điểm cá nhân để gọi theo danh sách. Các em HS còn lại ngồi ghi chép và tiếp thu bài học một cách thụ động, các em học sinh rất

ngại thắc mắc hay đưa ra ý kiến cá nhân của bản thân. Ngồi ra, một số em học sinh khác khơng chép bài mà ngồi nói chuyện trong giờ học. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận thấy những ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự mở cửa giao lưu văn hóa quốc tế… cũng góp phần làm cho học sinh “quay lưng” lại với môn lịch sử.

Thông qua phỏng vấn điều tra về phương pháp học tập của học sinh:

Bảng 1.2: Phƣơng pháp học tập lịch sử của học sinh

Phƣơng pháp học tập Lịch sử của HS Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Học thuộc lòng bài ghi trên lớp 72 49,7

Đọc SGK kết hợp với bài ghi trên lớp 47 32,4

Đọc SGK kết hợp với bài ghi trên lớp, đọc tài liệu tham khảo

10 6,9

Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa 16 11,0

Ý kiến khác 0 0

Qua bảng tổng hợp ý kiến trên, chúng ta nhận thấy các em chủ yếu là đọc SGK và học thuộc nội dung kiến thức ở vở ghi GV cho chép. Hầu như học sinh khơng có khái niệm hứng thú với tài liệu lịch sử, đặc biệt là tài liệu văn kiện Đảng. Cách học của các em với mục đích vì điểm: nếu em học sinh nào mà chưa có điểm kiểm tra thì chăm chỉ học bài ở nhà, một số em có đủ điểm kiểm tra thì khơng học bài nữa. Như vậy, các em rất thụ động trong việc tiếp thu kiến thức của mình. Qua đó, rõ ràng việc dạy và học mơn Lịch sử còn nhiều vấn đề, nhưng đại đa số các em học sinh không quan tâm đến môn học này, cho nên đầu tư cho lịch sử, cho tài liệu lịch sử còn hạn chế.

Khi được hỏi về tài liệu lịch sử, tài liệu văn kiện Đảng được vận dụng trong học tập lịch sử, thì kết quả thu được như sau:

Khi được hỏi “Em đã đọc hoặc biết đến tài liệu văn kiện Đảng chưa?” 24%

Học sinh trả lời “đã biết, đã đọc”, còn lại học sinh trả lời chưa từng biết, và chưa

từng đọc. Qua dự giờ quan sát cùng với kinh nghiệm dạy học của bản thân, chúng tôi nhận thấy học sinh chưa hứng thú học tập lịch sử, càng kém hào hứng với các loại tài liệu lịch sử, đặc biệt là tài liệu văn kiện Đảng. Qua trao đổi thân tình, các em học sinh đã bộc bạch: “Nội dung lịch sử được trích từ văn kiện Đảng rất hay, đó là

lịch sử khác nhau, nhưng cách diễn đạt trong văn kiện Đảng có sử dụng nhiều từ Hán Việt, nên chúng em rất khó đọc, khó tiếp thu”.

Do quan niệm học lịch sử là học thuộc lịng, nên học sinh rất khó tiếp thu nội dung của văn kiện Đảng, khơng hứng thú tìm hiểu, chủ động tích cực, phát triển tư duy bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu giáo viên biết phân tích, bình luận tài liệu văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử thì học sinh sẽ tích cực, hứng thú học tập, nâng cao chất lượng môn học.

Khi được hỏi:“Trong giờ học lịch sử, thầy (cô) thường sử dụng tài liệu lịch

sử nói chung tài liệu văn kiện Đảng nói riêng để giúp các em làm gì?”, thì đa số học

sinh đưa ra câu trả lời như sau:

Bảng 1.3: Mục đích sử dụng tài liệu lịch sử của GV trong giờ học lịch sử

Mục đích sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Nghiên cứu kiến thức mới 93 64,1

Củng cố, ôn tập kiến thức 25 17,2

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 27 18,7

Tiến hành bài học ngoại khóa 0 0

Hướng dẫn tự học ở nhà 0 0

Như vậy, hầu như ý kiến của các em học sinh cho rằng: Thầy cô giáo khi sử dụng tài liệu lịch sử - tài liệu văn kiện Đảng trong dạy học chủ yếu là giúp học sinh nghiên cứu kiến thức mới, và thông qua kiểm tra đánh giá cũng như củng cố kiến thức cho học sinh. Rất ít khi giáo viên sử dụng tài liệu để giúp các em học sinh tự học, hoặc tiến hành các bài ngoại khóa.

Và tương ứng với câu hỏi, câu trả lời trên, thì khi được hỏi “Cách thức học

tập của các em qua tài liệu lịch sử – tài liệu văn kiện Đảng như thế nào?”, thì kết

quả thu được như sau:

Bảng 1.4: Cách thức học tập của HS qua tài liệu lịch sử

Cách thức học tập của HS Số lƣợng Tỉ lệ (%)

HS tìm hiểu tài liệu qua câu hỏi hướng dẫn của GV 57 39,3

Học sinh nghe thầy (cơ) trình bày nội dung tài liệu 62 42,7

HS tiếp cận tài liệu thông qua các hoạt động học tập 21 14,5

Một vấn đề quan trọng được làm sáng tỏ ở đây, chính là trong phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử của giáo viên, học sinh cho rằng thầy (cơ) giáo của mình thường dùng tài liệu để nghiên cứu kiến thức mới và rất ít sử dụng tài liệu trong các khâu học tập khác. Đồng thời, khi sử dụng tài liệu trong nghiên cứu kiến thức mới, GV tự trình bày nội dung để minh họa cho sự kiện lịch sử (42,7%), ít thiết kế các hoạt động học tập thông qua hướng dẫn học sinh tìm hiểu tài liệu, thậm chí có GV không sử dụng tài liệu lịch sử, nên khơng hướng dẫn các em HS tìm hiểu tài liệu.

Khi chúng tơi đưa ra câu hỏi “Trong q trình học tập lịch sử, em thích học

những phương pháp dạy học nào của thầy (cơ) giáo?”, thì 65% học sinh tỏ ra thích

hoạt động ngoại khóa, 52% thích phương pháp tường thuật, kể chuyện; 51% thích phương pháp trao đổi, thảo luận; 46% thích phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, 32% thích sử dụng tài liệu tham khảo, 19% thích phương pháp thày đọc – trị ghi chép. Từ kết quả trên, chúng tơi thấy học sinh rất thích học những phương pháp dạy học mới, vì nó phát huy được khả năng tư duy, nhận thức chủ động, độc lập của học sinh. Các em cảm thấy hứng thú hơn khi tự mình tìm ra và nắm bắt tri thức của nhân loại.

Như vậy, qua điều tra chúng tơi có thể tìm được cho mình một lời giải đáp về sự thiết kế các hoạt động học tập kết hợp các phương pháp dạy học mới hiện nay, đặc biệt là những phương pháp dạy học “phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình nhận thức” là phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hơn cả.

1.2.1.2. Đối với giáo viên

Chúng tôi đã xây dựng 10 câu hỏi điều tra kết hợp với trao đổi, phỏng vấn thăm dò ý kiến của GV dạy lịch sử ở trường phổ thông với nội dung sau:

- Tình hình sử dụng tài liệu văn kiện Đảng ở trường phổ thông hiện nay. - Những biện pháp sư phạm chủ yếu khi sử dụng VKĐ trong dạy học lịch sử. - Những thuận lợi và khó khăn của thầy (cơ) khi tiến hành sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

Kết quả thu được từ điều tra như sau:

Đối với tình hình sử dụng tài liệu văn kiện Đảng ở trường phổ thơng hiện nay. Có nhiều ý kiến băn khoăn, lo lắng về chất lượng giảng dạy lịch sử ở trường

phổ thông hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu mà nhiệm vụ đặt ra như vậy, là vì giáo viên bộ mơn lịch sử cũng như một vài giáo viên môn khác trong nhà trường phổ thông luôn bị tác động bởi những quan niệm sai lầm về mơn chính và mơn phụ ở nhà trường. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, môn lịch sử trong nhà trường chưa được coi trọng đúng mức, nhìn chung chất lượng dạy học lịch sử vẫn cịn thấp: trong giờ học lịch sử, các em học sinh chỉ xây dựng bài khi thầy cơ giáo gọi đến, học chỉ vì điểm bài kiểm tra, và chứng minh một phần qua kết quả kì thi tuyển sinh cao đẳng, đại học trong những năm gần đây là rất thấp. Xét về mặt nào đó, lỗi này khơng hồn tồn từ phía giáo viên. Bởi 70% giáo viên cho rằng, sử dụng tài liệu lịch sử nói chung, văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử nói riêng sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức, có ý nghĩa về mặt giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh và phát triển kĩ năng tư duy, nhận thức cũng như kích thích hứng thú học tập bộ mơn.

Khi hỏi các thầy cô về “Vị trí của văn kiện Đảng trong dạy học mơn Lịch

sử ?”, thì các thầy cơ đều xác định tài liệu văn kiện Đảng là một tài liệu tham khảo

trong quá trình dạy học, nhưng lại được xem nhẹ trong quá trình dạy học.

Khi được hỏi về phương pháp, cách thức, hình thức sử dụng văn kiện Đảng trong quá trình dạy học lịch sử. Kết quả thu được cho thấy, 90% giáo viên cho rằng sử dụng văn kiện Đảng để dạy các bài học nội khóa, và cách thức sử dụng văn kiện Đảng trong bài nội khóa như sau:

Bảng 1.5: Phƣơng pháp sử dụng văn kiện Đảng của GV trong dạy học

Phƣơng pháp sử dụng văn kiện Đảng Số lƣợng Tỉ lệ (%)

a. Minh họa sự kiện lịch sử 11 100

b. Giải thích sự kiện lịch sử 10 90,9

c. Phân tích sự kiện lịch sử 9 81,8

d. Thảo luận 7 63,6

e. Dùng để so sánh, đối chiếu nội dung lịch sử 4 36,4

f. Hướng dẫn học sinh tự học 3 27,2

Từ kết quả trên, khi phỏng vấn 11 Giáo viên của 3 trường thì đa số giáo viên có sử dụng tài liệu lịch sử - tài liệu văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử. Đa số các ý kiến của các GV khẳng định có sử dụng tài liệu lịch sử thông qua việc minh họa

kiến thức lịch sử và để giải thích cho sự kiện lịch sử cho học sinh, còn đối với việc thiết kế các hoạt động gắn liền với sử dụng tài liệu cịn rất hạn chế, chiếm tỉ lệ ít. Đặc biệt là sử dụng tài liệu để tổ chức thảo luận, so sánh, đối chiếu nội dung lịch sử, hướng dẫn học sinh tự học. Qua đó chúng ta cũng nhận thấy đó là những tồn tại, hạn chế và những khó khăn trong công tác giảng dạy của giáo viên THPT.

Khi được hỏi về việc sử dụng văn kiện đảng trong dạy học ở trường phổ thông, cô giáo: Nguyễn Thị Anh (giáo viên lịch sử - trường THPT Lương Tài 1, Lương Tài, Bắc Ninh) là một giáo viên đã và đang sử dụng tài liệu văn kiện Đảng trong quá trình dạy học, cho biết ý kiến: “Văn kiện Đảng là tài liệu quan trọng

trong dạy học lịch sử. Chương trình lịch sử 12 có rất nhiều bài liên quan trực tiếp đến văn kiện Đảng, do vậy không thể dạy tốt các bài lịch sử nếu như thiếu nguồn tài liệu này”. Nhưng giáo viên cũng cho biết ngay những băn khoăn và khó khăn khi sử

dụng tài liệu văn kiện Đảng vào dạy học: “Văn kiện Đảng rất khó để giáo viên đầu

tư thời gian thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh mà chỉ dừng lại ở việc minh họa kiến thức lịch sử cho các em”.

Như vậy, về ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu nói chung, tài liệu văn kiện Đảng nói riêng trong dạy học lịch sử, phần lớn giáo viên đều hiểu rõ sự cần thiết của công việc này. Tuy vậy, một số giáo viên lại chưa nhận thức được toàn diện, đầy đủ và sâu sắc về vấn đề này, nhất là việc quyết tâm sử dụng văn kiện Đảng vào dạy học lịch sử. Bởi thơng qua thực tế, có mâu thuẫn nảy sinh trong nhận thức và việc thực hiện, nhiều giáo viên cho rằng việc sử dụng tài liệu văn kiện Đảng vào dạy học lịch sử là rất cần thiết, song lại gặp rất nhiều khó khăn nên khơng thực hiện được. Và một số giáo viên có thực hiện, thơng thường chỉ dừng lại ở việc thông báo một vài tài liệu trích trong văn kiện Đảng mang tính chất thơng báo kiến thức, để minh họa cho sự kiện lịch sử đang học mà giáo viên chưa chú ý đến mục tiêu bài học, thiết kế các hoạt động học tập nên hiệu quả sử dụng mang lại không cao.

Qua việc điều tra, hỏi ý kiến của các giáo viên lịch sử ở một số địa phương nói trên, chúng ta đều nhận thấy rằng các ý kiến đều nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị của tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn kiện Đảng nói riêng trong dạy học lịch sử. Nhưng việc sử dụng văn kiện Đảng ở trường phổ thơng cịn nhiều hạn

chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử trong giai đoạn hiện nay. Ngồi những khó khăn mang tính khách quan về điều kiện, phương tiện học tập thì việc giáo viên chưa nỗ lực khai thác, sử dụng văn kiện Đảng vào quá trình dạy học là một nguyên nhân quan trọng.

Như vậy, qua việc tìm hiểu tình hình thực tiễn tại một số trường phổ thơng, qua khảo sát thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thơng nói chung, việc sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở lớp 12 nói riêng, chúng tơi nhận thấy rằng:

Học sinh hơi khó tiếp nhận nội dung tài liệu văn kiện Đảng, song nếu SGK viết tốt, có đủ tài liệu tham khảo và phương pháp dạy học lịch sử được đổi mới, giúp học sinh tích cực, và hào hứng học tập.

Giáo viên có ý thức sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng, song phương pháp cịn nhiều điều bất cập, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT. Phần lớn, giáo viên chỉ sử dụng tài liệu lịch sử trong khâu nghiên cứu kiến thức mới, và mang tính chất minh họa, cịn các khâu khác thường ít sử dụng và ít gắn với các hoạt động dạy – học trên lớp.

Ngun nhân dẫn đến tình trạng giáo viên khơng sử dụng hoặc sử dụng tài liệu lịch sử nói chung – văn kiện Đảng nói riêng chưa hợp lý là do giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, họ lên lớp cho xong nhiệm vụ, cũng có thể do GV “ngại” chuẩn bị chu đáo cho một tiết học, không sưu tầm và khai thác tài liệu lịch sử để phục vụ cho bài dạy tốt hơn. Cũng có khi cịn ngun nhân là từ phía học sinh: khâu chuẩn bị của giáo viên rất tốt nhưng bản thân các em học sinh thiếu sự hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng văn kiện đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến 1954 lớp 12, trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 36)