Thống kê điểm kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng văn kiện đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến 1954 lớp 12, trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 94)

Trƣờng Lớp Điểm Sĩ số 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Lƣơng tài 1 TN 45 0 0 2 3 5 16 12 7 ĐC 46 0 1 3 5 8 18 7 4 GDTX Thuận thành TN 40 0 1 3 4 7 14 8 3 ĐC 38 1 1 4 7 8 9 6 2

Từ kết quả điểm thống kê theo bảng trên, chúng tơi tiến hành tính tỉ lệ % và so sánh kết quả giữa lớp TN và lớp ĐC ở 2 nhóm, thì kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra thực nghiệm theo nhóm điểm và tỉ lệ % Nhóm Lớp Số HS Kết quả thực nghiệm Giỏi Khá T.bình Yếu SL % SL % SL % SL % Nhóm 1 TN 45 19 42,2 21 46,7 5 11,1 0 0 ĐC 46 11 23,9 26 56,5 8 17,4 1 2,2 Nhóm 2 TN 40 11 27,5 21 52,5 7 17,5 1 2,5 ĐC 38 8 21,1 17 44,7 11 28,9 2 5,3

Từ bảng thống kê cho thấy được kết quả đạt được:

Đối với nhóm 1:

-Điểm Khá – Giỏi ở lớp TN (88,9%) cao hơn lớp ĐC (80,4%) là 8,5%. - Điểm Trung bình ở lớp TN (17,5%) thấp hơn lớp ĐC ( 28,9%) là 11,4%. - Điểm Yếu – Kém ở lớp TN (0 %) thấp hơn lớp ĐC ( 2,2%) là 2,2%.

Đối với nhóm 2:

-Điểm Khá – Giỏi ở lớp TN (80%) cao hơn lớp ĐC (65,8%) là 14,2%. - Điểm Trung bình ở lớp TN (11,1%) thấp hơn lớp ĐC ( 17,4%) là 6,3%. - Điểm Yếu – Kém ở lớp TN (2,5 %) thấp hơn lớp ĐC ( 5,3%) là 2,8%. Như vậy, với giáo án thực nghiệm có sử dụng văn kiện Đảng vào dạy học lịch sử đã cho kết quả học tập của học sinh cao hơn so với lớp dạy thông thường. Với số điểm Khá – Giỏi ở lớp thực nghiệm ở cả 2 nhóm cao hơn so với lớp đối chứng ở 2 nhóm, chứng tỏ học sinh hiểu bài hơn, nắm vững kiến thức hơn. Từ kết quả đó, học sinh có thể tự điều chỉnh, tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra mục tiêu phấn đấu trong quá trình học tập.

Để so sánh độ chênh lệch giữa kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng, chúng tơi tính giá trị (t) cho điểm số hai lớp theo công thức như sau:

t = Điểm trung bình lớp TN

Điểm trung bình lớp ĐC

Bảng 2.3: So sánh độ chênh lệch giữa nhóm TN và nhóm ĐC Nhóm Lớp Tổng số HS Tổng số Điểm Điểm trung bình Độ chênh lệch (t) Nhóm 1 TN 45 369 8,2 0,5 ĐC 46 356 7,7 Nhóm 2 TN 40 306 7,7 0,6 ĐC 38 271 7,1

Kết quả thực nghiệm trên cho thấy sự chênh lệch giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm như sau:

Nhóm 1: Tổng số điểm (369) và Điểm trung bình (8,2) của lớp thực nghiệm lớn hơn Tổng số điểm (356) và Điểm trung bình (7,7) lớp đối chứng là 13 và 0,5. Độ chênh lệch điểm giữa lớp TN và lớp ĐC là 0,5.

Nhóm 2: Tổng số điểm (306) và Điểm trung bình (7,6) của lớp thực nghiệm lớn hơn Tổng số điểm (271) và Điểm trung bình (7,1) lớp đối chứng là 35 và 0,5. Độ chênh lệch điểm giữa lớp TN và lớp ĐC là 0,6.

Từ kết quả trên cho thấy, chất lượng dạy học ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chứng tỏ rằng học sinh ở lớp thực nghiệm của cả 2 nhóm đã nắm vững kiến thức hơn so với lớp đối chứng, kết quả trên đã khẳng định tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong luận văn.

2.4.5.2. Rèn luyện và phát triển kĩ năng

Qua phân tích bài kiểm tra nhanh, qua quan sát trong giờ học: Các em học sinh đều làm việc độc lập và khá hiệu quả với SGK, tài liệu văn kiện Đảng mà GV cung cấp. Thông qua việc tự nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, chọn lọc những thông tin cơ bản, quan trọng đã giúp các em HS rèn được các kĩ năng học tập, đồng thời củng cố và ghi nhớ sự kiện lịch sử một cách chủ động. Và thông tin từ những phiếu học tập, bài kiểm tra nhanh đã phản ánh được điều đó. GV đã KT- ĐG được khả năng tư duy độc lập, ghi nhớ, tái hiện và chọn lọc những sự kiện tiêu biểu diễn ra trong khi tìm hiểu về tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám.

Chúng ta hiểu rằng, rèn luyện kĩ năng là một trong ba mục tiêu quan trọng của bài học lịch sử. Với cách dạy thông thường, kĩ năng HS được rèn luyện chủ yếu là trình bày, đánh giá, nhận xét về nhân vật, sự kiện… Các kĩ năng khác như: Thuyết trình, làm việc nhóm, tự học, tự nghiên cứu, học sinh tự đánh giá bản thân chưa có điều kiện phát triển. Chính vì thế HS trở nên thụ động, không phát huy được khả năng sáng tạo trong q trình học tập.

Chúng tơi áp dụng giáo án thực nghiệm gắn với việc sử dụng tài liệu văn kiện Đảng vào dạy học, cùng với thiết kế các hoạt động học tập, góp phần bổ sung những kĩ năng cần thiết vào quá trình học tập của học sinh như các kĩ năng: Kĩ năng thuyết trình, nhận xét, đánh giá, làm việc nhóm, tự nghiên cứu, tự học, định hướng tư tưởng, lập trường…. Với những kĩ năng này học sinh sẽ phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.

2.4.5.3. Sự tích cực chủ động và khơng khí học tập

Ở lớp thực nghiệm:

Điểm số bài kiểm tra khá cao, cũng như việc hoàn thành những phiếu học tập trong giờ học khá nhanh, điều này đã phản ánh được tình hình học tập cũng như hứng thú tham gia của học sinh trong quá trình học tập trên lớp.

Giáo viên đã hướng dẫn tổ chức học tập cho học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua hệ thống tài liệu lịch sử, để các em tự mình làm việc với tài liệu lịch sử - tài liệu văn kiện Đảng. Do vậy, khơng khí học tập ở lớp thực nghiệm sơi nổi, các em tích cực làm việc với tài liệu lịch sử, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tham gia các hoạt động nhận thức trên lớp, do vậy học sinh tiếp thu bài nhanh và nắm chắc được kiến thức ngay tại lớp.

Lớp học diễn ra đơi nổi, HS tích cực tham gia vào các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học, các em cảm thấy khơng cịn áp lực trong giờ học. Đồng thời với những phiếu học tập, với hình thức thảo luận: HS được đóng góp ý kiến của cá nhân, được phát huy vai trị cá nhân của mình làm khơng khí lớp học sơi nổi hơn.

Sự tương tác giữa thầy và trò diễn ra thường xuyên và thân thiện, học sinh tích cực xây dựng bài, khơng khí lớp học thoải mái, vui vẻ.

Đồng thời, qua quan sát làm bài kiểm tra của HS: các em làm bài nghiêm túc, hứng thú, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian mà GV yêu cầu trong 10 phút.

Còn ở lớp đối chứng, giáo viên thiết kế giáo án dạy theo thông thường, theo phương pháp truyền thống, học sinh ngoan ngoãn, chăm chú nghe giảng nhưng các em khơng tham gia tích cực vào các hoạt động nhận thức, chỉ chăm chú ghi chép thụ động, xây dựng bài học một cách chiếu lệ, thờ ơ, khơng khí lớp học trầm, hiệu quả giờ học không cao.

Các hoạt động học tập diễn ra ít hơn, HS ít tư duy với các thao tác làm việc với tài liệu và đồng thời sự tương tác giữa thày và trị là rất ít.

Tóm lại, sự chủ động tích cực của học sinh được phát huy nhiều hơn, học sinh nhiệt tình tham gia vào hoạt động học tập, cũng như q trình tự học, tự hồn thiện sản phẩm. Qua đây, chúng ta khẳng định được hiệu quả của việc sử dụng tài liệu văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng môn học.

***

Lịch sử Việt Nam từ 1945 – đến 1954 có vị trí, ý nghĩa hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Nội dung của tài liệu lịch sử, tài liệu văn kiện Đảng được sử dụng để giảng dạy các bài cụ thể trong giai đoạn này hết sức phong phú và đa dạng, chúng tôi đã khái quát những tài liệu văn kiện Đảng cần thiết để mỗi giáo viên lịch sử có thể tham khảo và sử dụng trong bài giảng của mình. Sử dụng tài liệu văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ở trường THPT nói chung, lớp 12 THPT ( chương trình chuẩn) nói riêng, đặc biệt là phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945- 1954 là một cơng việc quan trọng, góp phần gây hứng thú học tập, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Có nhiều biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần căn cứ vào nội dung bài học, đặc điểm, loại tài liệu văn kiện để tìm ra những biện pháp sư phạm phù hợp.

Các biện pháp trình bày trong luận văn được kiểm chứng bằng thực nghiệm sư phạm. Những kết quả thu được đã chứng minh được tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng văn kiện Đảng, vấn đề này cần phải được tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm rộng rài hơn nữa.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đề tài, bằng kết quả của q trình thực nghiệm, bước đầu chúng tơi khẳng định được giả thuyết khoa học của luận văn nêu ra là đúng đắn và có thể thực hiện được. Từ đó, chúng tơi rút ra một số kết luận sau:

Sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông là rất cần thiết, bởi đây là những tài liệu gốc, có ý nghĩa thiết thực đối với việc bồi dưỡng năng lực nhận thức, phát triển tư duy, rèn luyện các kỹ năng và giáo dục tư tưởng cho học sinh. Tài liệu văn kiện Đảng khơng những thế cịn là nguồn cung cấp kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong học tập lịch sử.

Bộ mơn lịch sử rất có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức trong đó có giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng xác định con đường cách mạng Việt Nam con đường đi lên chủ nghĩa xã hội….

Để chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của bộ môn lịch sử đạt yêu cầu, mỗi giáo viên cần chú ý hơn nữa về hiệu quả dạy học. Trong hoạt động dạy, nếu giáo viên có phương pháp dạy học tốt, có định hướng giáo dục được niềm tin, lí tưởng cho học sinh, trong đó có niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong dạy học lịch sử, các yếu tố mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp có tác động qua lại lẫn nhau, có quan hệ biện chứng với nhau. Vì thế, cần tuân thủ nguyên tắc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung lịch sử. Trong luận văn này, chúng tôi đã đề xuất nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức, chủ yếu dưới hình thức bài học nội khóa.

Những biện pháp sư phạm trình bày trong luận văn, được tác giả tiến hành thực nghiệm ở nhiều địa bàn khác nhau. Kết quả thực nghiệm là sự khẳng định giá trị khoa học và tính khả thi của các biện pháp đã nêu. Tuy nhiên, tùy từng môi trường dạy học, trình độ học sinh mà đưa ra một hay nhiều biện pháp sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945- 1954 ở lớp 12 THPT. Đây chỉ là những kết luận bước đầu có ý nghĩa tham khảo, định hướng việc sử dụng văn kiện Đảng để nhằm mục đích giáo dục tư tưởng đạo đức cho HS trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

2. Khuyến nghị

Để giúp cho việc sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử được tốt hơn, cần nghiên cứu lí luận và triển khai sâu rộng cách dạy này trong nhà trường phổ thơng, qua đó điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện dần nội dung, biện pháp tiến hành.

Từ kết quả của luận văn, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:

Thứ nhất: Cần quan tâm hơn nữa việc sử dụng tài liệu văn kiện Đảng trong

dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Điều này phụ thuộc vào quan niệm, thói quen của giáo viên trong việc sử dụng tài liệu tham khảo vào giảng dạy. Chính vì vậy, để sử dụng có hiệu quả tài liệu văn kiện Đảng, mỗi giáo viên cần phải đổi mới nhận thức và cải tiến phương pháp dạy học.

Thứ hai: Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng

phát huy tính tích cực của HS trong học tập, việc biên soạn SGK cũng cần chú ý trình bày phong phú tài liệu văn kiện Đảng. Các đoạn trích được sử dụng trong sách giáo khoa không chỉ là minh họa kiến thức mà cịn là cung cấp kiến thức lịch sử, góp phần rèn luyện tư duy học sinh qua các hoạt động so sánh, đối chiếu, liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Thứ ba: Cần giáo dục niềm tin, lí tưởng cho học sinh qua việc sử dụng văn

kiện Đảng trong dạy học lịch sử, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Tuy nhiên, điều này đạt được hiệu quả cao hay thấp là phụ thuộc vào chất lượng giờ dạy. Vì vậy, địi hỏi mỗi giáo viên phải ln phấn đấu, rèn luyện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tích cực áp dụng kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau, nhằm khắc sâu cho học sinh kiến thức cơ bản, từ đó đánh thức những rung cảm lịch sử cho các em học sinh.

Thứ tư: Cần tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo

hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong q trình nhận thức, góp phần tăng hiệu quả dạy học và giáo dục toàn diện HS ở trường phổ thông hiện nay.

Trên đây là một số kết quả bước đầu trong quá trình nghiên cứu, trải nghiệm của tơi. Mặc dù đã cố gắng, nhưng do trình độ hạn chế, thời gian có hạn, nên luận văn cịn nhiều thiếu sót. Chúng tơi hi vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoàn chỉnh đề tài này tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alếcxêep.M. Phát triển tư duy học sinh. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1976.

2. Bộ giáo dục và đào tạo. Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12, mơn

Lịch sử ở các lớp 10,11,12. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008.

3. Bộ giáo dục và đào tạo. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 chương trình chuẩn

và nâng cao. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009.

4. Bộ giáo dục và đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Lịch sử. Nxb

Giáo dục, Hà Nội, 2007.

5. Bộ giáo dục và đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình,

sách giáo khoa lớp 12 môn lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008.

6. Nguyễn Ngọc Bảo. Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học, Tài

liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993 – 1996 cho giáo viên, Bộ giáo dục đào tạo, Vụ giáo viên, 1995.

7. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên). Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và

kỹ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm, 2010.

8. Nguyễn Hữu Châu. Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy

học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.

9. Nguyễn Thị Côi. Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch

sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006.

10. Nguyễn Thị Côi. Bài học Lịch sử ở trường phổ thông. Đại học Huế, 1996.

11. Nguyễn Thị Cơi – Nguyễn Hữu Chí. Bài học lịch sử và việc kiểm tra đánh

giá học tập lịch sử ở trường THPT. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.

12. Nguyễn Thị Cơi ( chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức

Minh. Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử. Nxb ĐHQG Hà Nội, 2009.

13. Nguyễn Thị Cơi, Nguyễn Thị Thế Bình ( Đồng chủ biên) Đoàn Văn Hưng,

Phạm Thị Tuyết. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 12, tập 2 – Lịch sử

Việt Nam từ 1919- 2000. ( Chương trình chuẩn và nâng cao). Nxb ĐH Quốc gia TP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng văn kiện đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến 1954 lớp 12, trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 94)