Phát triển năng lựcgiao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến giữa thế kỉ XIX, trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 79 - 87)

ngoại khố

Hoạt động ngoại khố là một hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông và cùng chung mục đích với các hình thức dạy học lịch sử khác: giáo

dƣỡng, giáo dục và phát triển tƣ duy cho học sinh. Hoạt động ngoại khoá trong dạy học lịch sử làm phong phú kiến thức, giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất của học sinh, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần tƣơng thân tƣơng ái. Hoạt động ngoại khố cịn góp phần phát triển tính tích cực của học sinh. Mở ra nhiều khả năng cho học sinh lựa chọn và tham gia những nội dung hợp với sở thích và trình độ của mình. Chính tính tự nguyện tham gia đó đã phát huy năng lực nhận thức độc lập, năng khiếu cũng nhƣ rèn luyện các kĩ năng về trí tuệ trong nhiều hồn cảnh giao tiếp khác nhau.

Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khố trong môn Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông.

Một là :Thăm quan. Hình thức thăm quan phù hợp với những nội dung lịch

sử dân tộc và địa phƣơng. Khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thăm các di tích lịch sử tiêu biểu nhƣ: Chùa Tây Phƣơng, Chùa Bút Tháp… Thông qua hoạt động thăm quan ngoại khoá sẽ bổ trợ kiến thức lịch sử cho học sinh về tƣ tƣởng văn hoá của dân tộc ta. Qua đó nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc. Trong buổi thăm quan này, giáo viên có thể tổ chức học sinh làm việc theo cá nhân với nhiều dạng khác nhau ví nhƣ: vẽ tranh, có thể là lời bình của học sinh về các di tích, hoặc bài viết ngắn. Từ đó phát huy đƣợc tính sáng tạo của học sinh. Mỗi học sinh sẽ phát huy đƣợc những năng lực tƣ duy nhất định, giúp các em tự tin để trình bày, bình luận ý kiến cá nhân của mình trƣớc thầy cơ và bạn bè đó chính là năng lực giao tiếp của học sinh.

Hai là: Kể chuyện lịch sử. Hình thức kể chuyện lịch sử phù hợp với nhiều

nội dung khác nhau trong chƣơng trình lịch sử trung học phổ thông. Kể chuyện nơm na là trình bày có đầu có đi, có tình tiết, trình tự về một câu chuyện nào đó. Nét khác biệt cơ bản của kể chuyện lịch sử so với hình thức trình bày miệng là khi

kẻ chuyện, giọng điệu ngƣời kể phải truyền cảm, linh hoạt, phù hợp với từng chi tiết của chuyện, ngƣời kể chuyện phải biết phối kết hợp giọng điệu, cử chỉ và nét mặt…Về khái niệm kể chuyện, Nguyễn Văn Đằng khẳng định: “kể chuyện là một phƣơng pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh động, hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ” [2, Tr. 21].

Kể chuyện là một hình thức ngoại khoá hấp dẫn, dễ làm và có hiệu quả cao. Tâm lý chung của mỗi chúng ta ai cũng thích nghe kể chuyện, nhất là khi lịch sử vốn khó nhớ, khó thuộc khi đƣợc chuyển tải bằng những câu chuyện hấp dẫn thì sẽ có tác dụng rất lớn đối với học sinh. Thơng qua hình thức kể chuyện sẽ để lại trong học sinh những ấn tƣợng, những tình cảm đậm nét, có tác dụng về mặt giáo dục, dễ đi vào trái tim học sinh.

Nội dung kể chuyện lịch sử là việc phổ biến kiến thức lịch sử một cách khoa học, chứ không phải kể những câu chuyện hƣ cấu. Do đó, nội dung câu chuyện phải liên quan đến sự kiện cơ bản trong bài học, tránh những chi tiết ly kỳ, rƣờm rà, khơng có tác dụng giáo dục. Nội dung câu chuyện phải có chủ đề, là một sự kiện, một nhân vật dựa vào nguồn tài liệu chính xác. Những câu chuyện này để tổ chức kể cho học sinh phải đƣợc giáo viên lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung chƣơng trình học trên lớp, khơng lạc đề đi q xa.

Ví nhƣ, khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX thông qua kiến thức đã học, giáo viên có thể tổ chức buổi kể chuyện với chủ đề “Danh nhân Việt Nam qua các triều đại”. Trong đó, nhiệm vụ của học sinh là kể chuyện về cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp của nhân vật đối với lịch sử dân tộc.

Hình thức: Hƣớng dẫn học sinh đóng vai các nhân vật lịch sử gắn liền với các triều đại nhƣ : Ngơ Quyền, Đinh Tiên Hồng, Lý Cơng Uẩn…

Nhiệm vụ của học sinh sau khi kể chuyện: Viết bài báo cáo ngắn đánh giá vai trị, nhứng đóng góp của các triều đại đối với tiến trình phát triển của dân tộc.

Mỗi học sinh phải có những suy nghĩ riêng để liên hệ tới trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay cần làm gì để phát triển đất nƣớc.

Ba là: hình thức trao đổi, thảo luận

Hình thức trao đổi, thảo luận rất phù hợp với các nội dung, chủ đề lịch sử lớn, có tính chất tổng qt; giáo viên có thể kết cấu cấu một hoặc nhiều chủ đề lịch sử tạo thành chủ đề chung cho buổi thảo luận, trao đổi. Thơng qua hình thức này, học sinh có điều kiện và cơ hội để trao đổi kiến thức cũng nhƣ phƣơng pháp học. Nhất là rèn luyện kĩ năng giao tiếp trƣớc thầy cô và bạn bè.

Bốn là: Nghe nói chuyện lịch

Trong chƣơng trình lịch sử 10, khi học bài 19: Những cuộc kháng chiến

chống giặc ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV. Kết thúc phần lịch sử này, giáo viên có

thể tổ chức cho học sinh nghe nói chuyện lịch sử. Đắc biệt là giao tiếp với thế hệ cha ơng bình luận về cuộc kháng chiến chống Tống thời nhà Lý. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh đặt một số câu hỏi cho các vị khách mời và phát biểu cảm tƣởng sau buổi nói chuyện này.Từ đó giúp các em có thể mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi ngƣời. Kết quả thu thập đƣợc thông qua bài thu hoạch ở nhà, mỗi học sinh sẽ có những cảm nhận, đánh giá riêng về buổi nghe nói lịch sử.

Năm là: Xem phim lịch sử

Ngoài những tài liệu chữ viết, tranh ảnh…thì phim là nguồn sử liệu rất quan trọng. Những tƣớc phim tƣ liệu có khả năng tái hiện diễn biến, các hoạt động của con ngƣời trong lịch sử một cách chính xác. Các sự kiện lớn của thế giới và Việt Nam đƣợc lƣu giữ giữ lại qua các đoạn phim tƣ liệu.Trong chƣơng trình phổ thơng hiện nay, đa số các trƣờng đếu có những phịng máy tính riêng.Vì vậy, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh xem các tƣớc phim tƣ liệu trong phịng nghe nhìn.Ví nhƣ, những ngơi chùa cổ Việt Nam qua các thời kì, từ thời nhà Lý, Trần, Hồ để rồi so sánh với những thay đổi ngày nay. Hoặc diễn biến của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Từ đó giúp các em có những biểu biết sâu

rộng hơn về lịch sử. Thơng qua hình thức này, học sinh có thể học tập đƣợc cách diễn đạt, giọng điệu, ngữ điệu khi nói về một sự kiện lịch sử cụ thể nào đó.

Sáu là: Sƣu tầm, tìm hiểu lịch sử

Kiến thức lịch sử là rất phong phú và sâu sắc.Vì vậy, để có thể hiểu sâu, hiểu thấu một vấn đề nào. Trƣớc hết giáo viên phải hƣớng dẫn cho học sinh sƣu tầm nguồn sử liệu thông qua việc thu thập tranh ảnh, những bài tƣờng thuật tỉ mỉ về các trận đánh trên báo chí, tạp chí…Trên cơ sở đó, học sinh có thể sử dụng để trình bày sản phẩm của mình. Qua việc sƣu tầm nguồn sử liệu, học sinh yêu thích hơn về lịch sử, mở rộng vốn tri thức lịch sử.

Bảy là: Dạ hội theo chủ đề

Trong các hình thức hoạt động ngoại khố, hình thức dạ hội theo chủ đề mang tính chất tổng quát. Đây đƣợc coi là hình thức hấp dẫn với nhiều hoạt động phong phú và có thể kết hợp với nhiều hình thức ngoại khố khác nhƣ: kể chuyện, xem phim, nói chuyện lịch sử…

Ví dụ, để hƣởng ứng chiến thắng quân Tống trên sông Nhƣ Nguyệt, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh một buổi ngoại khoá với chủ đề: “Trở về cuội nguồn với những chiến thắng vẻ vang trên sông Nhƣ Nguyệt”.

Cơng tác chuẩn bị:

- Về phía giáo viên:

Liên hệ trực tiếp với lãnh đạo, cơ quan quản lý xã tam Giang- Huyện Yên Phong- Bắc Ninh.

Cung cấp các nuồn tài liệu để học sinh tìm đọc nhƣ: Cuốn lịch sử Xã Tam Giang – Lê Đăng Dần. XB 2009, Danh tƣớng Việt Nam trong lịch sử- Đỗ Đức Hùng. NXB Thanh niên; Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.Đinh Xuân Lâm.NXB Giáo dục; Việt Nam những sự kiện lịch sử từ khởi thuỷ đến 1858. NXB Giáo dục…

Căn cứ vào đặc thù lớp học là lớp chuyên sâu về mơn lịch sử nên sĩ số có 30 học sinh. Vì vậy, chia lớp thành 3 nhóm với những nội nội dung khác nhau.Trên cơ sở đó học sinh có thể phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân các thành viên.

- Về phía học sinh

Thơng qua những tài liệu giáo viên cung cấp học sinh có thẻ tìm đọc trƣớc để có những hiểu biết sâu hơn về nội dung ngoại khố.

Chuẩn bị máy tính, máy ảnh, máy ghi âm, giấy Ao,…  Quá trình thực hiện:

- Giáo viên tuyên bố lý do chọn chủ đề: Hƣớng tới kỉ niệm năm chiến thắng quân Tống trên sông Nhƣ Nguyệt và lễ kỉ niệm một năm con đƣờng mang tên “Lý Thƣờng Kiệt”.

- Địa điểm thực hiện ngoại khố: thơn Nhƣ Nguyệt- Xã Tam Giang- Huyện Yên Phong –Bắc Ninh.

- Thời gian: Từ 7h30 sáng - Nội dung: Gồm 3 phần:

+ Phần 1. Kiến thức lịch sử: Nhóm 1: Tìm hiểu về nhân vật Lý Thƣờng Kiệt? Nhóm 2: Khái quát về diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075- 1077? Nhóm 3: Đánh giá chiến cơng của cuộc kháng chiến chống Tống đối với lịch sử dân tộc?

Mỗi nhóm sẽ cử đại diện nhóm trình bày về nội dung nhóm mình đƣợc giao.

Sau khoảng 10 phút chuẩn bị, đại diện nhóm 1 có thể trình bày nội dung của nhóm mình.Vừa thuyết trình, học sinh vừa chiếu hình ảnh về nhân vật Lý Thƣờng Kiệt.

Hình 2.2: Chân dung Lý Thƣờng Kiệt

Lý Thƣờng Kiệt (1019- 1105). Ông vốn họ Ngô, tên Tuấn, tự là Thƣờng Kiệt, quê ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (nay là Cơ Xá, Gia Lâm, Hà Nội). Sau ơng cùng gia đình sang ở tại phƣờng Thái Hồ, huyện Thọ Xƣơng, thành Thăng Long nay là Hà Nội. Ơng là con của Sùng Tiết tƣớng qn Ngơ An Ngữ, cháu 5 đời của Thiên Sách Vƣơng Ngơ Xƣơng Ngập- Hồng tử trƣởng của Tiền Ngơ Vƣơng Ngơ Quyền.

Ơng sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành và làm quan. Thủa nhỏ ông rất thông minh, chăm đọc sách binh thƣ, chăm luyện tập võ nghệ. Năm ơng 13 tuổi (1031) thì ngƣời cha của ơng đi tuần vùng bien giới Thanh Hố bị bệnh và mất.Năm ơng 18 tuổi (1036) mẹ của ông cũng qua đời. Khi hết tang,

ơng đƣợc Triều đình bổ vào chức Kỵ mã hiệu uý (một chức quan võ nhỏ trong đội quân cƣỡi ngựa của triều đình).

Năm 23 tuổi (1041), vì có vẻ mặt tƣơi đẹp, vóc ngƣời khoẻ mạnh cân đối ơng đƣợc bổ vào ngạch Qn thị (Hồng mơn chi hậu). Vì yêu mến tài năng và đức hạnh của ông, Vua Lý Thái Tổ nhận ơng làm con ni, từ đó tên ơng đƣợc đổi thành Lý Thƣờng Kiệt.Hàng ngày ông bên Vua, giúp Vua rất nhiều việc. Vì có nhiều cơng lao đến khi Lý Thánh Tông lên ngôi, ông đƣợc phong chức Thái Bảo và đƣợc trao cho Tiết Việt (cờ tiết và búa phủ Việt – tƣợng trƣng cho quyền thay mặt vua xử ký các cơng việc ở bên ngồi).

Năm 1069, để dẹp yên biên giới phía Nam, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Tống, vua Lý Thánh Tông và Lý Thƣờng Kiệt chủ trƣơng phát quân đi đánh Chiêm Thành. Ông đƣợc phong làm Nguyên Soái, lĩnh ấn tiên phong theo 5 vạn quân và vài trăm chiến thuyền tiến vào phƣơng Nam. Quân do Lý Thƣờng Kiệt trực tiếp chỉ huy đã thu đƣợc thắng lợi to lớn.

Đầu năm 1702, Lý Thánh Tông mất, Thái Tử Càn Đức mới 7 tuổi nối ngôi đó là vua Lý Nhân Tơng, Hồng Thái hậu Thƣợng Dƣơng và sau đó là Linh Nhân Hồng Thái hậu Ỷ Lan bng rèm nghe chính. Lý Thƣờng Kiệt cầm giữ binh quyền phò vua nhỏ tuổi.

Sau khi nghe đại diện nhóm 1 trình bày, các thành viên nhóm khác có thể đặt những câu hỏi chất vấn, hoặc những chỗ chia rõ. Giáo viên sẽ đóng vai trị trọng tài để giải quyết những khúc mắc mà các nhóm chƣa giải quyết đƣợc. Lần lƣợt nhƣ vậy đại diện nhóm hai sẽ trình bày về nội dung của mình.

Thơng qua hình thức thuyết trình, học sinh đã mạnh dạn đứng trƣớc Thầy cô và bạn bè để trao đổi về kiến thức, bình luận và tiếp thu đƣợc kiến thức mới.

+ Phần 2: Tiếng hát quan họ

này giúp học sinh có thể phát huy tối đa những thế mạnh riêng, năng lực riêng của bản thân. Nhóm thắng cuộc sẽ là nhóm bốc đƣợc từ gợi ý đến cuối cùng.

+ Phần 3: Thăm di tích lịch sử, đền thờ Lý Thƣờng Kiệt.

Tại đây các em sẽ đƣợc trực tiếp thăm quan những dấu tích cịn lƣu lại của cuộc kháng chiến chống Tống, những hình ảnh xƣa và nay. Đƣợc tiếp xúc trực tiếp với các cụ trong làng và trao đổi về cuộc kháng chiến chống Tống.

Tổng kết buổi hoạt động ngoại khoá:

Thơng qua buổi ngoại khố, giáo viên sẽ lấy điểm bằng hình thức cá nhân mỗi em lựa chọn một hình thức có thể là vẽ tranh, có thể là viết bài thu hoạch ngắn. Nhƣ vây, trong dạy học lịch sử ngoài việc tiến hành dạy học trên lớp (bài nội khố)- hình thức dạy học cơ bản ở trƣờng trung học phổ thơng cịn có các hình thức tổ chức dạy học khác. Các hình thức tổ chức dạy học tuy khác nhau về cách thức thực hiện song đều chung một mục đích trong việc bồi dƣỡng kiến thức, giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh. Tuỳ theo điều kiến dạy học, trình độ học sinh và thời gian tiến hành giáo viên lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông. Hoạt động ngoại khố tạo ra mơi trƣờng học tập hợp tác, phát triển năng giao tiếp, hợp tác, tổ chức, lãnh đạo – những kĩ năng sống cần thiết cho ngƣời học ở thế kỉ XXI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến giữa thế kỉ XIX, trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)