Đánh giá thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học bất đẳng thức trung bình cộng trung bình nhân001 (Trang 86 - 89)

7 Cấu trúc luận văn

3.4 Đánh giá thực nghiệm

Sau các tiết dạy học thực nghiệm và dạy học đối chứng, chúng tôi tiến hành lấy kết quả đánh giá nhận xét từ phía các giáo viên dự giờ, dựa vào quan sát cá nhân về hoạt động dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, dựa vào kết quả bài làm kiểm tra của học sinh, dựa vào phỏng vấn trao đổi với học sinh ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi đưa ra ánh giá như sau

3.4.1 Đánh giá định tính

Ở lớp thực nghiệm học sinh học tập tích cực, chịu khó suy nghĩ, tìm tịi cách giải bài tập, hoạt động nhóm diễn ra rất sơi nổi, tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo hơn lớp đối chứng. Sự tương tác giữa các học sinh trong nhóm,tương tác giữa giáo viên và học sinh diễn ra rất tích cực và thân thiện, học sinh tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học.

- Khả năng tiếp thu kiến thức mới, giải các bài tập giới hạn ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Học sinh tích cực suy nghĩ tìm nhiều lời giải cho một bài tốn, tích cực tiến hành các thao tác tư duy để huy động kiến thức cơ bản, các tri thức liên quan để giải bài tốn. Ln có ý thức tìm tịi khai thác, phát triển bài tốn, đề xuất các bài tập tương tự, bài tốn mới, tìm kiếm phương pháp giải cho các dạng bài tập, huy động kiến thức để

giải các bài toán thực tế.

- Trong bài kiểm tra cả học sinh hai lớp đều nắm bắt tốt các kiến thức cơ bản. Tuy nhiên cách trình bày lời giải ở lớp thực nghiệm mạch lạc, ngắn gọn, lập luận có căn cứ chính xác hơn. Đặc biệt đối với các câu địi hỏi tính sáng tạo thì học sinh lớp thực nghiệm làm tốt hơn hẳn so với lớp đối chứng.

3.4.2 Đánh giá định lượng

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Nhóm Lớp Số bài

SỐ BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 10A1 45 0 0 0 0 0 2 3 12 12 11 5 ĐC 10A2 43 0 0 0 1 2 5 10 12 7 6 0 Bảng 3.2 Xử lí số liệu 10A1 10A2 Trung bình 7.9 6.7 Trung vị 8 7 Phương sai 1.65 2.19 Độ lệch chuẩn 1.28 1.48 Min 5 3 Max 10 9.0

Kết quả bài kiểm tra của hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm theo tỉ lệ % với mức điểm chúng tôi cho như sau:

Điểm giỏi từ 8 đến 10. Điểm khá 7.

Điểm trung bình 5, 6. Điểm yếu dưới 5.

Bảng 3.3 Tỉ lệ bài kiểm tra

Điểm

Lớp Yếu TB Khá Giỏi

Lớp thực nghiệm: 10A1 0% 11% 26% 63% Lớp đối chứng: 10A2 7% 35% 28% 30%

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ kết quả tỉ lệ bài kiểm tra

Dựa vào kết quả bài kiểm tra và quan sát biểu đồ ta có thể nhận thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng, đặc biệt là loạt bài đạt khá, giỏi cao hơn hẳn. Kết quả thu được trên bước đầu cho phép kết luận rằng

Trong việc giải các bất đẳng thức được yêu cầu trong đề kiểm tra, tại lớp thực nghiệm số học sinh biết lựa chọn cách giải, cách biến đổi hợp lý nhất cho từng câu đều cao hơn so với lớp đối chứng. Điều này cho chúng ta khẳng định được học sinh lớp thực nghiệm có kỹ năng giải tốn tốt hơn, linh hoạt hơn

trong mỗi tình huống được yêu cầu, xuất hiện nhiều lời giải theo các hướng khác nhau, đó chính là điểm sáng tạo trong tư duy của học sinh lớp thực nghiệm. Thông qua kết quả thực nghiệm trên là cơ sở bước đầu cho chúng tơi có thể nhận định rằng, hệ thống bài tập giải bất đẳng thức được xây dựng cùng các biện pháp được đưa ra nhằm rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh được trình bầy trong luận văn có tính khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học bất đẳng thức trung bình cộng trung bình nhân001 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)