KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh ninh bình (Trang 63)

TỈNH NINH BÌNH

3.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ưu tiên phát triển du lịch chất lượng cao, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành, các lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại là định hướng chiến lược quan trọng và là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân.

- Phát triển du lịch phù hợp Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, tạo ra những sản phẩm đặc thù, chất lượng cao mang thương hiệu

“Ninh Bình - Tràng An” gắn với cơng tác bảo tồn các giá trị tự nhiên, các giá

trị văn hóa và bảo vệ mơi trường, đặc biệt gắn với bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, văn minh du lịch; xây dựng Ninh Bình là điểm đến: “An tồn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”

- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và quốc tế, trong đó chú trọng thu hút khách du lịch cao cấp và du khách quốc tế tới tỉnh; bảo đảm phát huy tốt vai trò là trung tâm du lịch của vùng, tăng cường liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước, với khu vực và quốc tế.

- Có cơ chế, chính sách, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh, các tầng lớp nhân dân để phát triển du lịch trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

- Đảm bảo hài hịa giữa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp du lịch và người dân, nhất là quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư tại các khu vực dự án phát triển du lịch.

3.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

64

Tạo bước đột phá phát triển toàn diện du lịch của tỉnh cả về phạm vi, quy mô và chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bền vững và hiệu quả; đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước. Năm 2045, Ninh Bình là trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực Đơng Nam Á, có tỷ trọng, tốc độ, chất lượng tăng trưởng cao, có tính chun nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có thương hiệu và sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc, dấu ấn văn hóa của vùng đất Cố đơ.

 Mục tiêu cụ thể: a,Về khách du lịch

- Năm 2025 thu hút 1 triệu lượt khách du lịch quốc tế (trong đó có 250 nghìn lượt khách lưu trú) và 6,2 triệu lượt khách du lịch nội địa (trong đó có 1 triệu lượt khách lưu trú).

- Năm 2030 thu hút 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế (trong đó có 0,6 triệu lượt khách lưu trú) và 10,0 triệu lượt khách du lịch nội địa (trong đó có 2 triệu lượt khách lưu trú).

- Năm 2045 thu hút 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế (trong đó có 4,4 triệu lượt khách lưu trú) và 25 triệu lượt khách du lịch nội địa (trong đó có 9 triệu lượt khách lưu trú).

b,Về tổng thu từ du lịch

- Năm 2025 đạt gần 5.400 tỷ đồng. - Năm 2030 đạt 15.400 tỷ đồng. - Năm 2045 đạt gần 180.000 tỷ đồng. c, Về cơ sở lưu trú du lịch

- Năm 2025, tồn tỉnh cần có 9.200 buồng lưu trú, trong đó có 1.000 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao.

- Năm 2030, tồn tỉnh cần có 13.000 buồng lưu trú, trong đó có 2.600 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao.

65

- Năm 2045, tồn tỉnh cần có 65.000 buồng lưu trú, trong đó có 23.000 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao.

d, Về nguồn nhân lực du lịch

- Năm 2025, tồn tỉnh có 22.500 lao động du lịch, trong đó có 7.500 lao động trực tiếp.

- Năm 2030 toàn tỉnh có 54.600 lao động du lịch, trong đó có 18.200 lao động trực tiếp.

- Năm 2045, tồn tỉnh có 331.500 lao động du lịch, trong đó có 110.500 lao động trực tiếp.

3.3. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 – 2030, định hướng đến năm 2045 đoạn 2021 – 2030, định hướng đến năm 2045

 Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch

Các cấp, các ngành liên tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành và xã hội hóa cao; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển.

Bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có cơ chế, chính sách đột phá, khơng ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức hút của du lịch Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động người dân, doanh nghiệp và cộng đồng (nhất là những người làm việc trong lĩnh vực du lịch) tự giác, tích cực tham gia giữ gìn cảnh quan môi trường, an ninh trật tự; thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử lịch sự, chân thành với khách du lịch nhất là bảo vệ môi trường, cảnh quan và bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tạo sự đồng thuận cao để xây dựng hệ sinh thái kinh doanh du lịch năng động, sáng tạo và mơi trường du lịch Ninh Bình an tồn, thân thiện, hấp dẫn và mến khách.

66

 Cơ cấu lại ngành du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững

Cơ cấu lại ngành du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo 4 lĩnh vực cơ bản: cơ cấu lại thị trường khách du lịch; cơ cấu lại sản phẩm du lịch; cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch; cơ cấu lại nguồn nhân lực du lịch.

Tập trung khai thác thị trường khách du lịch nội địa từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc …; mở rộng thị trường nội địa đến các trung tâm lớn. Trong tình hình dịch Covid-19 cịn diễn biến phức tạp, xác định khách du lịch nội địa vẫn là thị trường trọng tâm.

Duy trì, phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo dựa trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên độc đáo, đặc sắc: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tâm linh gắn với bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An. Đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng: du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch mua sắm, du lịch vui chơi giải trí ban đêm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần… nhằm kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch.

Khuyến khích doanh nghiệp có quy mơ lớn, nhà đầu tư chiến lược, có uy tín thương hiệu về du lịch, có tiềm lực đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch cao cấp, có giá trị cao. Tập trung phát triển số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, tăng cường kết nối trong chuỗi giá trị du lịch.

Tăng số lao động du lịch trực tiếp. Chú trọng lao động có tính lành nghề, chất lượng cao. Đào tạo nguồn nhân lực hướng tới tiêu chuẩn trình độ kỹ năng của khu vực và quốc tế.

 Công tác quy hoạch phát triển

Quản lý chặt chẽ việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và quy hoạch các ngành, lĩnh vực lĩnh vực liên quan. Bổ sung các nội dung phát triển du lịch đến năm

67

2045 trong Quy hoạch tỉnh Ninh Bình, phù hợp chiến lược phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bổ sung Kế hoạch quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2045; Quy hoạch phân khu các khu vực trong khu di sản Tràng An; Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Tràng An; Quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái Vân Long; Quy hoạch chi tiết Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động; Quy hoạch khu nghỉ dưỡng hồ Đồng Thái, Quy hoạch Khu du lịch Cúc Phương…

 Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển sản phẩm du lịch

Đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Trung tâm thành phố Ninh Bình, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình, Khu vực ven biển Kim Sơn - Cồn Nổi...

Tăng cường hợp tác công - tư, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao, trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp, phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hình thức nhà có phịng cho thuê (homestay), các trang trại du lịch.

Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch chủ đạo, có lợi thế của du lịch Ninh Bình (du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với hội nghị, hội thảo) gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống, đặc biệt là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, Cố đô Hoa Lư. Thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nơng sản thực phẩm an tồn công nghệ cao, làng

68

nghề thực phẩm, chợ đầu mối nơng sản thực phẩm an tồn phục vụ phát triển du lịch. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng, mở rộng và triển khai các mơ hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển du lịch.

Khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, làng nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phong phú của tỉnh để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Ninh Bình. Tích cực đưa các loại hình nghệ thuật dân tộc (hát chèo, hát xẩm, múa rối nước...) vào phục vụ tại các khu, điểm du lịch.

Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại các khu vực có tiềm năng như huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Kim Sơn. Tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch bổ trợ khác như du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch sinh thái, hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE).

Huy động các nguồn lực về tài chính, các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, kêu gọi đầu tư, ưu đãi đầu tư; tranh thủ nguồn bổ sung vốn đầu tư có mục tiêu từ Trung ương; hàng năm dành tỷ lệ thích đáng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho phát triển hạ tầng, kỹ thuật du lịch.

 Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

Đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, phát huy vai trò tham mưu của các sở, ngành chức năng, các địa phương cũng như vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong việc đưa ra những giải pháp phát triển du lịch, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ.

Xây dựng và triển khai hiệu quả các quy chế phối hợp liên ngành và giữa ngành du lịch với các địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phát triển du lịch.

69

Tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các khu, điểm du lịch. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành, kiểm soát chất lượng dịch vụ các cơ sở dịch vụ du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp lữ hành và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động thống kê khách du lịch, quản lý thuế, phí để chống thất thu trong hoạt động du lịch. Xử lý dứt điểm tệ nạn đeo bám, ép khách, nâng giá; bảo đảm vệ sinh mơi trường, an tồn thực phẩm và an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch.

Thống kê các chỉ tiêu du lịch, đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GRDP toàn tỉnh, kịp thời đưa ra những định hướng thích hợp trong q trình xây dựng, triển khai thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn.

 Phát triển thị trường, xúc tiến và quảng bá du lịch

Đổi mới hình thức, nội dung công tác xúc tiến và quảng bá du lịch, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước. Kết hợp sử dụng nguồn lực của Nhà nước và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

Xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng dài hạn, chuyên nghiệp, hiệu quả, có nội dung cụ thể gắn với nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường, đảm bảo đồng bộ từ khâu nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm đến xúc tiến, quảng bá. Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình thơng qua các hội chợ, triển lãm, tổ chức các sự kiện lễ hội, trên các kênh truyền hình quốc gia và truyền hình thế giới. Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch. Thực hiện các hình thức truyền thông, quảng bá, marketing trên các nền tảng số, các mạng xã hội. Xây dựng các trạm hỗ trợ du

70

khách tương tác ảo tìm hiểu thơng tin du lịch ở trong tỉnh và đặt tại các thành phố lớn.

Phối hợp Tổng cục Du lịch đón các đồn lữ hành lớn, các đồn báo chí, phóng viên quốc tế đến khảo sát sản phẩm, giới thiệu quảng bá về du lịch Ninh Bình. Nghiên cứu khai thác và sử dụng các trang tin điện tử, mạng xã hội để quảng bá thu hút khách quốc tế. Nâng cao chất lượng các ấn phẩm, tài liệu quảng bá, hướng dẫn du lịch.

Xây dựng Đề án nhận diện, quản lý và phát triển thương hiệu du lịch Ninh Bình gắn với hình ảnh đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa Cố đơ Hoa Lư và Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ, có tính cạnh tranh cao, dài hạn và bền vững.

 Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch

Hồn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ban hành các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích các hình thức đầu tư theo mơ hình hợp tác công - tư, tạo môi

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh ninh bình (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)