Các biện pháp chống nhiễu điện (tiếng ồn)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra chẩn đoán,sửa chữa hệ thống âm thanh, hệ thống hỗ trợ lùi (Trang 25 - 28)

- Hệ thống đánh lửa

Điện cao áp được tạo ra từ cuộn cao áp được truyền tới bugi thông qua các dây cao áp điện áp cao này tạo ra các xung nhiễu rất mạnh ở cuộn dây cao áp và bugi. Nhiễu điện này lan tỏa vào nắp capô và từ đó đi vào ăng ten rađiô để ngăn chặn việc tạo ra nhiễu này cần phải thực hiện các biện pháp sau.

+ Dây cao áp: dùng lõi trở kháng hoặc lõi cuốn làm lõi của dây cao áp để chuyển thành phần nhiễu này thành nhiệt năng.

Hình 3.17: Dây cao áp chống nhiễu điện

+ Các bugi loại có điên trở: Một điện trở được cấy vào lõi của bugi để giảm nhe thành phần nhiễu điện.

+ Tiếp mát nắp capô: Người ta dùng giảm chấn nắp cácpô làm bằng cao su dẫn

điện để nối nắp cácpô với thân xe. Một số xe có trang bị bộ lọc nhiễu điện cho cuộn dây đánh lửa trên động cơ.

Hình 3.18: Biện pháp chống nhiễu dùng Bugi có điện trở và tiếp mát nắp cácpô

- Còi

Khi còi hoạt động tạo ra các nhiễu điện tại các điểm đóng ngắt còi để giảm nhiễu điện này người ta lắp một biến trở song song với tiếp điểm còi.

Hình 3.19: Biến trở chống nhiễu điện cho các tiếp điểm còi

- Mô tơ gạt nước

Khi mô tơ gạt nước hoạt động tạo ra nhiễu điện tại tại chổi điện của mô tơ do nhiễu điện tạo ra ở chổi than nên phải lắp một tụ điện trong mạch điện. Nhiễu điện được hấp thụ bởi điện trở và chuyển thành nhiệt. Ở một số xe cuộn cảm ứng được nối vào bên ngoài mô tơ.

Hình 3.20: Tụ điện chống nhiễu lắp trong mô tơ gạt nước

Khi bộ tạo nháy đèn xi nhan hoạt động tiếp điểm của rơ le nháy đèn đóng mở liên tục kết quả là tạo ra nhiễu điện ở tiếp điểm của rơ le và cuộn dây. Người ta nối một tụ điện để ngăn không cho nhiễu điện tạo ra trong mạch cung cấp điện

Hình 3.21: Tụ điện chống nhiễu lắp trong rơ le nháy đèn xi nhan

- Hiện tượng sóng phát thanh yếu dần

Về ban đêm khi phản xạ của tầng điện li trở nên mạnh hơn sóng phản xạ và sóng lan truyền trực tiếp từ ăng ten của đài phát gây nhiễu lẫn nhau và âm thanh của giọng nói có thể thay đổi. Hiện tượng này gọi là hiện tượng sóng giảm dần. Vì sự phản xạ của tầng điện li làm cho khu vực phủ sóng của sóng AM trở nên rộng hơn tín hiệu từ đài phát thanh có thể gây nhiễu

Hình 3.22: Hiện tượng sóng phát thanh yếu dần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra chẩn đoán,sửa chữa hệ thống âm thanh, hệ thống hỗ trợ lùi (Trang 25 - 28)