phát triển năng lực tự học cho học sinh
Đề xuất phương án sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng trong dạy học chương"Chất khí", Vật lí 10 cơ bản.
Để học tập tốt chương chất khí thì việc xây dựng một hệ thống bài tập từ đơn giản đến phức tạp là vô cùng quan trọng trong việc phát triển năng lực tự học của HS Khi dạy một kiến thức vật lí trong chương “Chất khí” GV có thể bắt đầu bằng cách cho HS giải quyết các bài tập định tính, rồi đến các bài tập định lượng đơn giản. Sau đó, HS sẽ giải các bài tập với mức độ nâng cao dần và cuối cùng là các bài tập mang tính tổng hợp kiến thức, có tính sáng tạo cao. Rèn luyện và nâng cao hiệu quả tự học của HS.
2.4. Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 đã phân tích để làm rõ vị trí, vai trị, nội dung kiến thức cơ bản của chương “ Chất khí” Vật lí 10 cơ bản đồng thời đưa ra mục tiêu dạy học gồm chuẩn kiến thức, kĩ năng. Trên cơ sở đó chúng tơi đã xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn HS tự học nhằm phát triển năng lực tự học của HS THPT. Hệ thống bài tập được xây dựng phù hợp với từng nội dung kiến thức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Trong mỗi dạng bài tập chúng tơi đưa ra có những bài tập mẫu và những bài tập cơ bản, nâng cao để HS luyện tập. Các bài tập được biên soạn đều là những bài tập đặc trưng hoặc điển hình cho các dạng khác nhau thuộc chương “ Chất khí”
Hệ thống bài tập trên sẽ được đưa vào giảng dạy như một tiến trình thực nghiệm sư phạm của đề tài ở trường THPT Lương Tài 2 – Bắc Ninh. Kết quả thực nghiệm sẽ được trình bày ở chương 3.
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm
Trên cơ sở hệ thống bài tập đã xây dựng ở chương 2, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài đã thực hiện: Để đạt được mục đích TNSP cần có những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức dạy học theo bài tập đã soạn thảo song song lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)
- Theo dõi diễn biến của tiến trình TNSP với nội dung các bài tập đã soạn thảo - So sánh, đối chiếu kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để sơ bộ đánh giá hiệu quả của tiến trình dạy học hệ thống bài tập đã xây dựng trong chương 2 - Đánh giá năng lực tự học của học sinh THPT sau TNSP
- Trên cơ sở kết quả thu được có thể sửa lỗi, bổ sung và hồn thiện hệ thống bài tập soạn thảo để phát triển năng lực tự học của HS THPT và có thể mở rộng phạm vi của đề tài cho các chương khác trong chương trình vật lí 10 cơ bản THPT
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành TNSP trên đối tượng là HS ở 2 lớp 10A2, 10A4 Trường THPT Lương Tài 2 – Tỉnh Bắc Ninh. Lớp 10A2 có 41 HS được chọn làm lớp đối chứng và lớp 10A4 cũng có 41 HS được chọn làm lớp thực nghiệm. Cả hai lớp đều do tôi trực tiếp giảng dạy
Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều được kiểm tra trước khi TNSP, chúng tơi đã phân tích các đặc điểm chung và riêng của hai lớp, từ đó xây dựng giáo án giảng dạy các bài “ Bài tập về chất khí” đã xây dựng trong chương 2. Ở lớp thực nghiệm chúng tôi giảng dạy theo giáo án đã xây dựng trên cơ sở bài tập đã xây dựng ở chương 2. Ở lớp đối chứng, chúng tôi giảng dạy theo các phương pháp và nội dung truyền thống.
Lớp được chọn làm lớp TN và lớp ĐC điểm trung bình mơn học và điểm trung bình bài kiểm tra khảo sát cuối kì một mơn vật lí được đánh giá là tương đương nhau. Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm từ 01/03/2017 đến 01/04/20117. Bao gồm 12 tiết (3 tiết x 4 tuần)
3.3. Tổ chức thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm theo các bước sau: Bước 1:
- Lớp thực nghiệm : được phát hệ thống bài tập đã xây dựng ở chương 2 và hướng dẫn HS tự học theo tài liệu đã phát
- Lớp đối chứng dạy theo phương pháp và nội dung truyền thống chương “Chất khí” vật lí 10 cơ bản
Bước 2: Sau khi dạy xong tiến hành kiểm tra cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng bằng bài kiểm tra được dung chung (bài kiểm tra 45 phút)
Bước 3: Chấm bài kiểm tra, phân tích, xử lí số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm
Kết quả chấm bài được xử lí theo phương pháp thống kê học: - Bảng thống kê số điểm
- Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy
- Đồ thị đường tích lũy: biểu diễn tỉ lệ % HS đạt điểm Xi trở xuống
Bước 4: Đánh giá năng lực tự học của HS THPT thơng qua các tiêu chí sau
Bảng 3.1: Tiêu chíđánh giá mức độ đạt đƣợc năng lực tự học vật lí của HS THPT
Mức độ (điểm) Xếp loại Biểu hiện
MĐ 1 (1 – 4 điểm) Yếu - Chưa lập được kế hoạch học tập, xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tậpchưa rõ ràng
- Chưa nêu được phương pháp tự học
- Chưa nêu được các tài liệu đã tìm kiếm, đọc và sử dụng
- Không tự đánh giá được kết quả học tập
MĐ 2 (5 – 6 điểm) Trung bình - Lập được kế hoạch học tập, xác định được mục tiêu, nhiệm vụ học tập nhưng còn sơ sài
- Nêu được phương pháp tự học nhưng không thực tế
- Nêu được các tài liệu đã tìm kiếm, đọc và sử dụng nhưng cịn ít
- Chưa tự đánh giá được kết quả học tập
MĐ 3 (7 – 8 điểm) Khá - Lập được kế hoạch học tập, xác định được mục tiêu, nhiệm vụ học tập rõ ràng
- Nêu được phương pháp tự học
- Nêu được các tài liệu đã tìm kiếm, đọc và sử dụng nhưng chưa nhiều
- Tự đánh giá được kết quả học tập
MĐ 4 (9 – 10 điểm) Giỏi - Lập được kế hoạch học tập, xác định được mục tiêu, nhiệm vụ học tập, rõ ràng
- Nêu được phương pháp tự học
- Nêu được các tài liệu đã tìm kiếm, đọc và sử dụng - Tự đánh giá được kết quả
học tập và điều chỉnh lại được kế hoạch học tập