Xuất hệ thống câu hỏi tích cực hố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng hệ thống câu hỏi tích cực hóa hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học bài thơ vội vàng của xuân diệu (Trang 43 - 46)

Như chúng tơi đã nói ở trên, hệ thống câu hỏi tích cực hố hoạt động chiếm lĩnh TPVC bao gồm những câu hỏi tác động vào quá trình làm việc với tác phẩm một cách tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh để nắm được giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Vì thế những câu hỏi nào đáp ứng những yêu cầu trên đều có thể xếp vào hệ thống này. Có thể điểm qua một số kiểu câu hỏi sau:

*Câu hỏi nêu và giải quyết vấn đề

Là loại câu hỏi chứa đựng tình huống „„có vấn đề”, nó gợi lên những mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái cũ và cái mới trong nhận thức của học sinh hay giữa học sinh với nhau về một vấn đề trung tâm nào đó trong tác phẩm. Câu hỏi nêu vấn đề có tác dụng thúc đẩy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, kích thích sự phát triển tư duy văn học của các em thơng qua những tình huống học tập cụ thể. Câu hỏi phải bao gồm về đặc điểm cả nội dung và hình thức. Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng nêu rõ

„„Câu hỏi nêu vấn đề phải thoả mãn yếu tố cơ bản là bao giờ cũng tạo ra được sự đối lập giữa điều đã xác định với điều cần tìm. Sự mâu thuẫn đó có thể tìm từ yếu tố hình thức hay nội dung của hình tượng”[24, tr.79]. Giáo sư

Phan Trọng Luận đã có những phân tích cụ thể về câu hỏi nêu vấn đề. Đây là loại câu hỏi mang bản chất sáng tạo cao, thúc đẩy tạo hứng thú cho học sinh tìm tịi, khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm.

* Câu hỏi sáng tạo

Là loại câu hỏi thể hiện rõ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, loại câu hỏi này yêu cầu học sinh phải vận dụng suy nghĩ độc lập với quá trình tư duy chặt chẽ và sâu sắc. Câu trả lời khơng có sẵn trong sách, cũng không suy ra được một cách đơn giản từ những điều đã có học sinh phải suy luận, tìm tịi và sáng tạo.

* Câu hỏi tự bộc lộ cảm xúc

Là loại câu hỏi hướng vào việc tìm ra phản ứng của người đọc với nội dung và hình thức của tác phẩm. Trả lời câu hỏi này cũng có nghĩa là học sinh phải bộc lộ cách nghĩ, những trạng thái cảm xúc: vui, buồn, yêu thích, căm ghét hay sợ hãi... trước những vấn đề được miêu tả hay thể hiện trong tác phẩm, thể hiện cách đánh giá, thưởng thức tác phẩm...Muốn vậy, học sinh phải trực tiếp làm việc với tác phẩm một cách chủ động, tích cực, sáng tạo khơng thể ỷ lại người khác, tránh tình trạng học vẹt, rèn luyện cho các em thói quen diễn đạt, chia sẻ cùng với người khác.

* Câu hỏi phát triển tư duy văn học

Là loại câu hỏi hướng đến việc rèn luyện và phát triển tư duy văn học cho học sinh. Câu hỏi khai thác tính lơgíc khoa học của kiến thức trên cơ sở phù hợp với khả năng tự phát triển của học sinh. Đây là loại câu hỏi phát huy trí lực, khả năng của học sinh trong quá trình học tập.

* Câu hỏi tranh luận

Câu hỏi này buộc học sinh phải thể hiện quan điểm, suy nghĩ của bản thân mình trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm hay trong giờ học giữa học sinh với giáo viên, giữa các em với nhau. Học sinh phải nắm rõ tác phẩm, làm chủ được các nội dung kiến thức. Câu hỏi này còn hướng đến việc hình thành và rèn luyện kỹ năng trang luận, phản biện ở học sinh. một trong những kỹ năng vơ cùng quan trọng có ích cho cuộc sống của các em.

* Câu hỏi đọc hiểu

Là loại câu hỏi hướng vào việc giải quyết vấn đề tương quan của các cấu trúc tồn tại trong tác phẩm nhằm phát hiện và khám phá nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của tác phẩm gắn liền với các hành động đọc nào đó. * Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng

Là loại câu hỏi dựa trên đặc trưng của tư duy văn học, hướng vào mục đích khai thác tính nghệ thuật của tác phẩm. Kiểu câu hỏi này cịn nhằm mục đích

„„gợi mở, vận dụng trí nhớ, lựa chọn và huy động tối đa kinh nghiệm cá nhân, hướng học sinh vào hiện thực tâm lí của tác phẩm bằng những yêu cầu trả lời kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa tác phẩm với nội dung bài học”(Nguyễn

Trọng Hồn). Vì vậy câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng sẽ thúc đẩy q trình làm việc tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, góp phần„„ Biến chủ thể

tiếp nhận thành chủ thể văn học, nghĩa là tạo điều kiện cho học sinh sống trong môi trường văn học, được nhận thức, đánh giá, nếm trải” (Nguyễn Thanh Hùng).

* Câu hỏi phát hiện

Là loại câu hỏi yêu cầu học sinh tìm tịi, phát hiện những vấn đề đặt ra trong tác phẩm về nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu của giáo viên. Câu hỏi này buộc học sinh phải thâm nhập tác phẩm, làm việc tích cực, chủ động.

* Câu hỏi lựa chọn

Là câu hỏi đưa ra các phương án trả lời có sẵn dựa trên việc tìm hiểu những yếu tố của tác phẩm hay những điều còn gây tranh cãi cần làm rõ. Để trả lời được câu hỏi này buộc học sinh phải trải qua các thao tác tư suy để lựa chọn, lí giải sự lựa chọn ấy. Câu hỏi sẽ là sự khắc sâu vấn đề mà giáo viên định đề cập đến.

Trên đây là một số loại câu hỏi tích cực hố hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương của học sinh trong giờ học, ngồi ra cịn có nhiều loại câu hỏi khác nhưng nếu biết vận dụng một cách hợp lí, khéo léo vẫn có tác dụng khích thích, thúc đẩy q trình làm việc chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh với tác phẩm. Sự vận dụng khéo léo này thể hiện tài năng và tâm huyết của người thầy trong quá trình lên lớp. Là một trong những nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên hiện nay.

Chƣơng 2: CÁCH THỨC VẬN DỤNG CÂU HỎI HƢỚNG DẪN HỌC SINH LÀM VIỆC CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC, SÁNG TẠO ĐỂ CHIẾM LĨNH GIÁ TRỊ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ ‘‘VỘI VÀNG”

Quá trình chiếm lĩnh một tác phẩm văn học là một quá trình vận dụng nhiều năng lực tâm lí tư duy, trải qua nhiều chặng đường, nhiều bước, nhiều giai đoạn: đi dần từ bề ngoài đến bề trong, giải thoát ý nghĩa của các từ, ngữ, câu của văn bản để tìm ra ý nghĩa hình tượng, ý nghĩa tượng trưng của văn bản, từ đó giải thích văn bản, ý định chủ quan của tác giả và định hình được tình cảm chính của tác phẩm ở người đọc. Quá trình chiếm lĩnh tác phẩm văn chương trong mơi trường văn hố và giao tiếp nghệ thuật ở nhà trường phổ thông được thực hiện bởi một hệ thống các thao tác có sự vận động lơ gíc. Để giúp học sinh chiếm lĩnh được tác phẩm „„Vội vàng” của Xuân Diệu, giáo viên lần lượt tổ chức hướng dẫn học sinh các hoạt động từ tiếp cận, đến phân tích, rồi cắt nghĩa và cuối cùng là bình giá, từ các yếu tố hữu hình để nắm bắt được yếu tố vơ hình theo quy luật cảm thụ của văn chương.

2.1. Định hƣớng, cách tổ chức dạy học và biện pháp hƣớng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm ‘‘Vội vàng ”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng hệ thống câu hỏi tích cực hóa hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học bài thơ vội vàng của xuân diệu (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)