Nhận định, đánh giá chung về tình hình dạy học và QL dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông vân nham, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 71)

trƣờng THPT Vân Nham

Từ kết quả nghiên cứu công tác QL HĐDH ở trường THPT Vân Nham tác giả rút ra những nhận xét sau:

- Đội ngũ CBQL, GV nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề QL HĐDH. Song đa số là GV trẻ cộng với CBQL nhà trường còn hạn chế về kiến thức cũng như năng lực QLGD nên khi thực hiện nhiệm vụ còn chưa tự tin, lúng túng, bất cập và yếu kém.

- Cơng tác KH hóa được CBQL quan tâm song chưa đi vào chiều sâu, cịn mang tính hình thức, chưa chú ý đến KH trung dài hạn mà chỉ tập trung ở KH ngắn hạn (từng năm học). Tổ chức thực hiện KH chưa chặt chẽ cịn khốn

trắng cho người thừa hành. Cơng tác kiểm tra giám sát cịn hời hợt, qua loa, nể nang tình cảm, chưa đi vào chiều sâu.

- Công tác xây dựng phát triển CSVC, TBDH phục vụ HĐDH, đặc biệt phục vụ cho đổi mới PPDH tạo tiền đề cho việc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam còn nhiều bất cập. Còn thiếu nhiều phịng học, chưa có phịng học cho bộ mơn, thiếu trang bị hiện đại (máy tính, máy chiếu, …) phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

- Cơng tác XH hóa GD tuy được quan tâm nhưng chưa được đẩy mạnh, nguồn kinh phí của nhà trường chủ yếu là Ngân sách Nhà nước, sự đóng góp của các lực lượng XH cịn q hạn hẹp.

- Công tác bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho GV tuy có thực hiện nhưng chưa sâu. HT chưa có KH bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV, chưa đặt ra yêu cầu tự học, tự nghiên cứu với GV.

2.4.1. Ưu điểm

Đa số GV thực hiện đúng mục tiêu dạy học của từng môn, bảo đảm các yêu cầu truyền thụ kiến thức kỹ năng thái độ từng tiết dạy. Tham gia đầy đủ các HĐ ngoại khóa, nền nếp sinh hoạt, hội họp về chun mơn được duy trì, nội dung sinh hoạt từng bước được cải tiến. Đa số GV đã tích cực đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS .

2.4.2. Hạn chế

- Một số bộ phận GV chưa thật sự tâm huyết với nghề, nhận thức chưa đúng đắn về vị trí, vai trị của nghề dạy học, có GV cịn nặng về ''dạy chữ hơn dạy người''.

- Một số GV khi giảng dạy còn phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn, chưa có sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo. Việc soạn giáo án điện tử sử dụng TBDH ứng dụng công nghệ thơng tin trong giảng dạy cịn mang tính hình thức đối phó. Giáo án giảng dạy của nhiều GV chưa được đầu tư thỏa đáng về thời gian nên chất lượng khơng cao dẫn đến nhiều bài giảng có kết quả đạt được không như mong muốn.

- Một bộ phận không nhỏ HS tiếp thu kiến thức thụ động do phương pháp dạy của GV. Có giờ GV chủ yếu cịn đọc cho HS chép hoặc để cho HS nhìn màn chiếu để chép (dạy giáo án điện tử).

- CSVC còn thiếu thốn, đặc biệt là số phịng học văn hóa thiếu nhiều, nhà trường phải tổ chức học 2 ca nên ảnh hưởng nhiều đến các HĐ nhằm nâng cao chất lượng GD.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực trạng QL của HT đối với HĐDH ở trường THPT Vân Nham, trong Chương II, tác giả đã:

- Khái quát được điều kiện tự nhiên, XH của tỉnh Lạng Sơn, của huyện Hữu Lũng và của khu vực tuyển sinh của trường THPT Vân Nham.

- Khảo sát, phân tích thực trạng HĐDH ở trường THPT Vân Nham; khảo sát, phân tích và đánh giá về tình hình đội ngũ GV, về HĐ giảng dạy của GV và HĐ học tập của HS; đặc biệt đi sâu khảo sát, phân tích, đánh giá và làm nổi bật thực trạng QL HĐDH ở trường THPT Vân Nham bao gồm:

+ QL HĐDH của GV. + QL HĐ học của HS .

+ QL các điều kiện, phương tiện hỗ trợ HĐDH .

- Nhìn chung, đội ngũ CBQL, TTCM trường THPT Vân nham đã nhận thức được tầm quan trọng của các lĩnh vực QL HĐDH nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD phổ thông.

- Các biện pháp QL của HT đã đem lại hiệu quả trong QL nhà trường, song cũng còn một số biện pháp chưa phát huy được hiệu quả như đã nêu ở trên. Các biện pháp QL chưa nhất quán, một số biện pháp QL của HT chưa được tiến hành triệt để, chưa vận dụng tốt công cụ QL và quyền hạn của HT.

- Để QL HĐDH có hiệu quả tại trường THPT Vân Nham cần xây dựng hệ thống các biện pháp QL HĐDH hữu hiệu, có tính khả thi cao để đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD phổ thông hiện nay.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÂN NHAM 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc về mặt pháp lí

Phải dựa vào hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về GD&ĐT để đề xuất các biện pháp QL HĐDH ở trường THPT. Các văn bản chủ yếu là:

- Luật GD ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ngày 25/11/2009;

- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;

- Quyết định phê duyệt ''Chiến lược phát triển GD 2011 – 2020'' của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/6/2012;

- Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT.

3.1.2. Nguyên tắc tính hệ thống

QL dạy học là QL một HĐ với tư cách là một hệ thống toàn vẹn, bao gồm các nhân tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, thầy với HĐ dạy, trò với HĐ học, các phương pháp và các phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Điều này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải đồng bộ và cân đối, đồng thời phải xác định trọng tâm và ưu tiên hợp lí.

3.1.3. Nguyên tắc tính thực tiễn

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm GD của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định GD của ngành trong quá trình QL. Muốn vậy phải xác định định hướng chiến lược phát triển GD hiện nay, các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược GD trong đó việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường là một trong những yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết. Các biện pháp QL của HT nhằm nâng cao chất lượng dạy

học trong trường THPT đòi hỏi người HT trường THPT phải tìm ra các biện pháp QL của mình. Tính thực tiễn của các biện pháp địi hỏi phải tìm các biện pháp QL phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trường của nhà trường THPT, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT.

3.1.4. Nguyên tắc tính hiệu quả

Các biện pháp đề xuất phải giải quyết tốt những yếu kém tồn tại hiện có trong công tác QL HĐDH của HT ở trường THPT Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Hiệu quả của biện pháp thể hiện cụ thể là: các biện pháp đưa ra phải phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho GV và HS, đồng thời phải thiết thực phục vụ cho đổi mới GD hiện nay ở trường THPT.

3.1.5. Nguyên tắc tính đồng bộ

Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của quá trình QL của người HT trong nhà trường, trong đó tập trung vào việc lập KH, chỉ đạo HĐ dạy của GV, HĐ học của HS, điều hành HĐDH và các HĐ khác phục vụ cho HĐDH trong nhà trường. Các HĐ này nhằm tạo ra kỷ cương, nề nếp, phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà truờng, tạo ra được môi trường GD lành mạnh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp như đội ngũ GV, CSVC, đồ dùng dạy học. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

3.2. Một số biện pháp quản lý của hiệu trƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng THPT Vân Nham

3.2.1. Nhóm biện pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho GV, HS

3.2.1.1. Mục đích của các biện pháp

Chúng ta biết rằng đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng GD, có nhiệm vụ to lớn trong việc "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau", trong việc truyền tải đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến với

thế hệ trẻ, đến với quần chúng nhân dân. Do đó nhà trường phải quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ GV về chính trị, tư tưởng, chăm lo cơng tác xây dựng Đảng và các đồn thể trong nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Biện pháp 1: Tổ chức tốt cho GV học tập, nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước về GD&ĐT.

Qui định về GD là các văn bản có tính pháp quy của Nhà nước mà mỗi GV phải tuân thủ. Các quy định cụ thể này trước hết phải được phổ biến tới từng GV (đặc biệt chú ý đến GV trẻ mới ra trường). Các nội dung chính, cơ bản, quan trọng cần được thông tin sâu, rộng đến từng GV. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế định này, tránh để tình trạng GV vi phạm rồi mới xử lý. Để thực hiện tốt biện pháp này, người QL cần thực hiện một số nội dung sau:

- Hằng năm, trước khi vào năm học mới nhà trường phối hợp với Ban Tuyên Giáo Huyện ủy tổ chức lớp bồi dưỡng chính trị hè cho toàn thể CBGVNV trong trường với các chuyên đề như: triển khai, quán triệt các nghị quyết của Đảng; triển khai nhiệm vụ năm học. Kết thúc lớp bồi dưỡng, các học viên đều phải viết bài thu hoạch.

- Chăm lo cơng tác xây dựng Đảng và các Đồn thể trong nhà trường. - Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt chi bộ cho phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc thù của đơn vị trường học, nhằm nâng cao chất lượng Đảng viên và xây dựng nội bộ Đảng.

- Thường xuyên đổi mới hình thức, nội dung HĐ của các tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên trong nhà trường.

Biện pháp 2: Tổ chức thực hiện tốt các qui định về GD, hưởng ứng các

chủ trương, các phong trào do ngành phát động.

Các chủ trương, các phong trào do ngành phát động phải được GV nhận thức đúng và hưởng ứng thực hiện, muốn vậy HT phải cho GV tìm hiểu

mục đích ý nghĩa của từng chủ trương, các phong trào đã và đang phát động, cụ thể làm tốt những nội dung sau:

- Sử dụng tiện ích phần mềm hệ thống Smas để nhắn tin cho GV những thông tin ngắn gọn, cần thiết; sử dụng mạng Internet nội bộ, sử dụng hệ thống các bảng tin để thông tin kịp thời, đầy đủ các văn bản hướng dẫn, qui định của ngành GD và đào tạo đến toàn thể CBGVNV nhà trường.

- Tuyên truyền một cách sâu rộng cho CBGV về các chủ trương: dân chủ hoá trường học, XH hoá sự nghiệp GD.

- Tổ chức tốt các hình thức tuyên truyền để CBGV được biết, được bàn, được đóng góp trí tuệ trong xây dựng KH của nhà trường, tổ chuyên môn.

- Vấn đề chất lượng dạy học luôn luôn được đặt ra trong các cuộc vận động, trong các HĐ của nhà trường. Hưởng ứng phong trào thi đua "Hai tốt"; phong trào ''Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực''; phong trào làm đồ dùng dạy học; phong trào "Giỏi việc trường, đảm việc nhà".... Vận động xây dựng Quỹ ''Hũ gạo tình thương'', .... Qua các phong trào đó đã phát hiện, chọn lọc ra các chiến sĩ thi đua, GV giỏi, các nhà QL giỏi.

- Với nhận thức phẩm chất chính trị, đạo đức là gốc của người thầy, nhà trường phối hợp với Cơng đồn thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào: "GV mẫu mực, HS tích cực", ''Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức tự, học và sáng tạo'', "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm"... Các cuộc vận động này là bước phát triển mới về chất, tạo động lực cho phong trào thi đua "Hai tốt".

Biện pháp 3: GD tư tưởng, đạo đức, lẽ sống cho GV và HS thông qua

các HĐ.

Cơng tác GD chính trị, tư tưởng, đạo đức, lẽ sống là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng của các tổ chức đảng, cơ quan đơn vị. Nhằm không ngừng nâng cao bản lĩnh, GD ý thức chính trị cho cán bộ, đảng viên, GV; từ đó phấn đấu rèn luyện, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên thực tế khơng ít tổ chức đảng, cơ quan đơn vị còn nhận thức và thực hiện chưa đầy đủ về nhiệm vụ này. Vì vậy người đứng đầu đơn vị cần phải:

- Tuyên truyền, GD chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, cho cán bộ đảng viên, GV gắn với việc kiểm điểm đảng viên theo tinh Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI). Chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của cán bộ đảng viên, GV phát hiện những biểu hiện mất đoàn kết nội bộ để có biện pháp xử lý kịp thời ngay tại cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức tốt kỷ niệm các ngày lễ lớn hàng năm: 20/10 ngày phụ nữ Việt Nam, 20/11 ngày Nhà giáo Việt Nam, 22/12 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam, 3/2 ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, 8/3 ngày quốc tế phụ nữ, 26/3 ngày thành lập Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, 30/4 ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 19/5 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,...Bằng nhiều hình thức mít tinh, toạ đàm, văn nghệ, thể thao, mang tính GD cao: GD tình thầy trị, phong trào đền ơn đáp nghĩa, sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại, hướng về cội nguồn.

- Truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường được truyền đạt, được học tập trong các buổi sinh hoạt tập thể đầu năm học, trong các giờ sinh hoạt lớp, đặc biệt nhà trường đã dành một số tiết học tự chọn cho các môn Lịch sử, mơn Địa lý để giảng dạy, HS tìm hiểu về lịch sử địa phường, về vị trí địa lý, tình hình kinh tế XH của địa phương. Qua HĐ này HS thấy được niềm tự hào và vinh dự khi được học tập ở nhà trường, sống ở địa phương, tạo nên tình cảm tốt đẹp với nhà trường, với mảnh đất này gắn bó hơn và có trách nhiệm giữ gìn và phát triển truyền thống đó. Từ đó HS phấn khởi và tự hào về mái trường tiến tới học tập tốt hơn.

3.2.2. Nhóm biện pháp tổ chức bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ cho GV

3.2.2.1. Mục đích của các biện pháp

Dạy học là một nghề đặc biệt bởi vì sản phẩm của họ rất khác so với sản phẩm của những ngành nghề lao động khác ở chỗ: sản phẩm này tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, sản phẩm này không được phép loại bỏ.

Sứ mệnh của đội ngũ CBQL, GV đối với việc phát triển KT-XH ở một quốc gia vô cùng quan trọng. Họ là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước,

lao động của họ đã trực tiếp và gián tiếp phát triển đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển bền vững.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ''có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong'' vì thế nâng cao chất lượng dạy học trước hết phải chú ý đến đội ngũ GV. Và như vậy muốn có trị giỏi phải có thầy giỏi. Đội ngũ GV ngày nay phải được xây dựng và phát triển để xứng đáng là nhân tố quyết định chất lượng GD trong nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông vân nham, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 71)