2.1.2 .Tình hình giáo dục của q un Hồng Mai
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở trường TH
3.2.4. Đa dạng hố các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.4.1. Mục đích
Đa dạng hố các hình thức hoạt động GDĐĐ cho học sinh nhằm:
- Trang bị cho học sinh tiểu học những hiểu biết nhất định về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dưới dạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc đạo đức, các khái niệm đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các lý tưởng đạo đức,… để giúp cho học sinh ý thức được ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức.
- Hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thơng qua việc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt động (học tập, lao động, cơng tác xã hội, sinh hoạt tập thể,…). Thói quen hành vi đạo đức chỉ được hình thành và trở nên bền vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những người khác, trẻ em tự khẳng định, tự tin đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức. - Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đối với phẩm giá của con người trong quan hệ đối với người khác..
3.2.4.2. ội dung và cách thức th c hiện
GDĐĐ cho học sinh là cả một quá trình, để đẩy mạnh hiệu quả của q trình đó nhà trường có thể sử dụng nhiều các hình thức hoạt động GDĐĐ khác nhau như: giáo dục thông qua giờ chào cờ đầu tuần, thông qua các giờ học, thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp.
Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch, họp ban liên tịch để thảo luận, góp ý và phổ biến cho các đơn vị và các lớp thực hiện. Kế hoạch phải sát sao với từng mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung cụ thể. Cụ thể:
- Giờ chào cờ đầu tuần: luôn là các giờ sinh hoạt tập thể quan trọng. Đây không chỉ là khoảng thời gian để nhà trường sơ kết lại hoạt động của cả một tuần đã qua, mà còn để chỉ ra phương hướng, nhiệm vu, mục tiêu hoạt động cho tuần tới. Tại các giờ chào cờ này, Ban giám hiệu nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể đã đạt thành tích tốt trong tuần qua. Những tấm gương này sẽ là những điển hình, là động lực để thúc đẩy các em học sinh, các tập thể khác có ý thức hơn nữa trong việc rèn luyện đạo đức của mình. Bên cạnh việc khen thưởng, Ban giám hiệu cũng cần phải nhắc nhở những việc làm, hành vi chưa tốt xảy ra trong tuần. Nêu những tấm gương “người tốt- việc tốt”, tiến bộ trong học tập, đạo đức....
- Thông qua các giờ học ở lớp: Tổ chức cho học sinh làm các bài kiểm tra nhận thức để đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức của các em. Đặc biệt ở các giờ đạo đức, giáo viên dạy các giờ này cần liên hệ với thực tế nhiều hơn. Đưa vào trong các tiết giảng các mẩu chuyện từ thực tế xung quanh việc rèn luyện đạo đức, nhất là kể các câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để các em qua đó học tập và noi theo. Trong các giờ học ở lớp, để công tác nâng cao việc rèn luyện GDĐĐ ở các em được tốt hơn, giáo viên nên tổ chức các cuộc thảo luận về những vần đề GDĐĐ nhất định gần gũi với các em như: tác hại của bạo lực học đường, vấn đề về: tình bạn, tình u thầy cơ, bố mẹ; vấn đề về bảo vệ môi trường... Các cuộc thảo luận này không chỉ cung cấp nhiều hơn nữa kiến thức cho các em mà nó cịn giúp các em thấy rõ được vị trí của mình trong xã hội.
- Các hoạt động GDNGLL: luôn là khoảng thời gian học tập tốt nhất để nâng cao việc GDĐĐ cho học sinh. Các GV nên đưa nhiều các nội dung GDĐĐ vào trong các giờ này. Đặc biệt, để công tác GDĐĐ cho học sinh đạt được hiệu quả tốt, sau mỗi buổi sinh hoạt hoặc tổ chức các hoạt động các giáo
viên phải nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân làm chưa tốt. Có như vậy mới giúp các em thấy được những điển hình, những tấm gương tốt trong việc rèn luyện giáo dục đạo đức để noi theo. Các giờ hoạt động GDNGLL do đó phải là những giờ sinh hoạt, học tập tốt nhất để qua đó giúp nhà trường chuyển tải nhiều các nội dung GDĐĐ cho học sinh.
3.2.4.3. Điều kiện th c hiện
Để đa dạng hố các hình thức GDĐĐ cho học sinh, Ban giám hiệu nhà
trường cần nghiên cứu, nắm vững các chủ trương của Đảng, của địa phương, nghiên cứu, tìm hiểu tâm lí, nguyện vọng của học sinh và căn cứ vào điều kiện cụ thể trong năm học của nhà trường để lựa chọn các hình thức hoạt động thích hợp, lựa chọn các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức phối hợp GDĐĐ học sinh.
Trong quá trình thực hiện các hình thức hoạt động thường xuyên hội ý ban chỉ đạo, nắm bắt tình hình, giải quyết các vấn đề phát sinh, kiểm tra chặt chẽ; tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện các hình thức hoạt động GDĐĐ.
3.2.5. Phối hợ hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và các c ượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường.
3.2.5.1. Mục đích
Mục tiêu của biện pháp phối hợp hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác GDĐĐ cho HS nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội cộng đồng là trách nhiệm chăm lo GDĐĐ cho học sinh và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất và tinh thần) tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ.
3.2.5.2. ội dung và cách thức th c hiện
Hiệu trưởng và tập thể sư phạm huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho cơng tác giáo dục nói chung và cơng tác GDĐĐ học sinh nói riêng. Đây chính là cộng đồng hố trách nhiệm nhằm đảm bảo tính tích
cực của mơi trường xã hội và sự thống nhất tác động mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ.
Xây dựng môi trường nhà trường: Hiệu trưởng phải huy động các lực lượng xã hội cùng chăm lo xây dựng nhà trường từ cơ sở vật chất, cảnh quan, nền nếp, kỷ cương, khơng khí học tập... Trong đó, hiệu trưởng phải xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa tập thể và cá nhân... Đây là mối quan hệ giữa người và người, những mối quan hệ tốt đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất, tạo nên môi trường đạo đức thuận lợi để hình thành nên nhân cách cao đẹp ở học sinh.
Xây dựng mơi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì vững chắc để bảo vệ, chăm sóc GDĐĐ học sinh. Có thể nói gia đình là mơi trường thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, hiệu trưởng phải chỉ đạo các tổ chức đoàn thể thường xuyên phối hợp với gia đình học sinh, giúp gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục học sinh một cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, rèn luyện. Đồng thời, hiệu trưởng phải cùng phối hợp với các lực lượng xã hội khác giúp đỡ, hỗ trợ phong trào xây dựng gia đình văn hố, cha mẹ mẫu mực, con cái chăm ngoan; hỗ trợ các bậc phụ huynh học sinh xây dựng, củng cố sự bền vững, hạnh phúc của gia đình, thúc đẩy các thành viên của gia đình làm tốt chức năng giáo dục con em họ. Cần có biện pháp nâng cao vai trị của phụ huynh học sinh trong việc phối hợp với nhà trường quản lý, giáo dục con em; Chăm sóc động viên học sinh tích cực tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định, nội quy nhà trường; Tổ chức các chuyên đề hội thảo chuyên đề về GDĐĐ học sinh ở cấp trường hoặc cấp lớp. Thơng qua đó, trang bị thêm kiến thức, phương pháp GDĐĐ và kinh nghiệm cần thiết để phụ huynh học sinh giáo dục con cái đúng đắn. Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh cần kịp thời thơng báo với GVCN những tồn tại, hạn chế của học sinh để cùng bàn bạc với giáo viên tìm biện pháp giúp đỡ các em.
Nhất là việc quản lý thời gian tự học ở nhà của học sinh, cách thức giám sát, kiểm tra và giúp đỡ học sinh học tập.
Xây dựng mơi trường xã hội tích cực: Xã hội là môi trường rộng lớn, phức tạp ln biến động, cái tích cực và cái tiêu cực đan xen nhau. Do đó, nhà trường cùng các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể... cùng phối hợp, ra sức xây dựng mơi trường xã hội tích cực; Cụ thể là: xây dựng cộng đồng dân phố, cụm dân cư đường phố văn minh, tạo ra lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực; Đề cao các giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng cuộc sống văn minh, đồn kết, cơng bằng, dân chủ. Môi trường xã hội tốt đẹp là mảnh đất mẫu mỡ để phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
Nhà trường cần tích cực tham mưu với lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương để có được sự chỉ đạo, gắn kết giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể địa phương. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chức đoàn thể nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt 3 môi trường: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, tạo ra sự đồng thuận theo hướng tích cực để GDĐĐ học sinh theo những chuẩn mực xã hội. Đồng thời nhà trường cần thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GDĐĐ học sinh, nhằm từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho các em. Sau đây là một số vấn đề về nội dung và hình thức phối hợp:
- Đề nghị các cơ quan, ban ngành có liên quan (Ban tun giáo, phịng văn hố...) tham gia vào việc sưu tầm, cung cấp tư liệu biên soạn các tài liệu, phần mềm có tác dụng GDĐĐ học sinh, như các tài liệu lịch sử địa phương, những kinh nghiệm xã hội, những giá trị chuẩn mực trong xã hội và trong cuộc sống, quan hệ ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng...
- Đề nghị phối hợp các ban ngành chức năng: tổ chức các hoạt động GDNGLL cho học sinh, cụ thể:
+ Ngành y tế: Truyền bá những tri thức về dân số, giáo dục giới tính, vệ sinh phịng bệnh, bảo vệ môi trường...
+ Ngành công an: Cung cấp những tri thức về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội...
+ Ngành VHTT - TDTT: Tham gia giáo dục thể chất, giáo dục văn hoá - thẩm mỹ cho học sinh thông qua hoạt động thi đấu TDTT, văn nghệ, triển lãm, tham quan, vui chơi, giải trí...
+ Ngành LĐ TBXH: Cung cấp tri thức về kỷ luật lao động, giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử địa phương.v.v.
3.2.5.3. Điều kiện th c hiện
- Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Các lực lượng tham gia phối hợp GDĐĐ cho học sinh phải nhiệt tình tâm huyết, hết lịng vì thế hệ trẻ.