Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông (Trang 30)

Chươn g : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1.Quan niệm sống của thanh niên và tình trạng sa sút đạo đức, lối sống

Xu hướng quốc tế hoá đã tạo ra diện mạo mới cho nền kinh tế Việt Nam. Nó tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Bên cạnh những thành tựu của nó, chúng ta đang phải đối mặt với những vấn nạn của quốc gia. Xã hội càng phát triển đời sống kinh tế càng được nâng cao, con người bị cuốn vào vòng xốy của cơng việc. Cha mẹ ít quan tâm chăm sóc đến con cái hơn. Mọi việc đều giải quyết bằng tiền… Học sinh sớm tiếp xúc với đồng tiền, tất yếu sẽ nảy sinh những nhu cầu cá nhân vượt xa tầm kiểm sốt của bố mẹ và thầy cơ. Học sinh ngày nay suy nghĩ rất đơn giản, chỉ cần có tiền là có tất cả, học hành cố gắng cũng chẳng để làm gì. Các em sẵn sàng bỏ qua sự nhắc nhở của bố mẹ và thầy cơ để chạy theo sự cám dỗ. Khi có tiền

các em thường sống tự do buông thả cho nhu cầu của cá nhân. Ý thức đạo đức của một bộ phận học sinh trong nhà trường ngày càng đi xuống do ảnh hưởng của mặt trái xã hội tới quan điểm, lối sống của một bộ phận không nhỏ học sinh. Những biểu hiện như đề cao giá trị vật chất, thích lối sống hưởng thụ, coi việc sử dụng điện thoại, xe máy đắt tiền là sự khẳng định đẳng cấp, giá trị bản thân. Chính từ những quan niệm chưa chuẩn mực trong lối sống và cách suy nghĩ mà một số học sinh đua đòi quá mức kinh tế cho phép nên đã trực tiếp tham gia những hành vi phạm tội nghiêm trọng. Từ đó hình thành nên một thói quen chỉ biết hưởng thụ mà không hề quan tâm đến xung quanh, thậm chí ngay cả người thân của mình. Mặt khác chúng sống lệ thuộc vào sự ni dưỡng, chu phụ của bố mẹ nên khơng phải lo lắng điều gì. Điều đặc biệt chú ý ở đây là những gia đình ít quan tâm đến con cái hoặc quan tâm chưa đúng cách đã tạo nên những ấn tượng khơng tốt trong tâm lí của con cái. Bố mẹ do mải công việc nên cho rằng chu phụ đủ cho con cái đời sống vật chất là đủ, mọi vấn đề đều dồn cho nhà trường. Các em lớn lên sẽ khiếm khuyết về đời sống tâm hồn, thiếu đi những phẩm chất cần thiết cho cuộc sống tự lập sau này. Hơn nữa, các em lớn lên trong sự khiếm khuyết về tình cảm rất dễ bị lôi kéo, sa ngã. Những quan niệm của lớp trẻ (HS THPT) thật đáng lo ngại. Nó đang tạo ra những áp lực lớn cho mỗi gia đình, mỗi nhà trường và cho toàn xã hội. Ngày nay khi lên mạng chúng ta khơng khó khăn để tìm những thơng tin về tình trạng học sinh đánh nhau, nghiện game, nghiện chat…Những hạn chế này của các em là do thiếu sự quan tâm giúp đỡ từ phía gia đình, xã hội mà ngay cả trong mỗi nhà trường.

Xã hội ngày nay đang phải gióng lên những hồi chng cảnh tỉnh về sự xuống cấp nghiêm trọng đạo đức học đường. Những thông tin trên báo hàng ngày, trên báo điện tử về tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, tình trạng học sinh thiếu lí tưởng sống dẫn đến sa ngã, nghiện ngập, bỏ học…Theo thống kê trong báo cáo của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 28-7-2010.

Từ đầu năm học 2009- 2010 đến nay có 1.598 vụ học sinh đánh nhau, có 881 học sinh bị khiển trách, có 1.558 học sinh bị cảnh cáo, có 735 học sinh bị buộc thơi học có thời hạn. Cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau; cứ 9 trường thì có một vụ học sinh đánh nhau. Cứ 10.000 học sinh thì có một em bị kỷ luật khiển trách; cứ 5.555 học sinh thì có một em bị kỷ luật cảnh cáo; cứ 11.111 học sinh thì có một em bị buộc thơi học có thời hạn vì đánh nhau. Năm học 2009- 2010, có 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người.

Những con số cho thấy một thực tế, giáo dục Việt Nam đang thiếu sự đồng bộ và mất cân đối nghiêm trọng. Nhiều trường, nhiều địa phương đặc biệt chú trọng đến tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, đỗ đại học mà chưa quan tâm đúng mức đến tỷ lệ học sinh chăm ngoan, giáo viên chủ nhiệm giỏi…Tất cả những điều này cho thấy, thực trạng ngành giáo dục đang thiên nhiều về trí dục mà coi nhẹ về đức dục. Nhà trường chưa dạy cho HS biết cách đương đầu với những thử thách của cuộc đời và nắm bắt những cơ hội trong cuộc sống. Nhà trường và nền văn hoá của chúng ta cứ lơ lửng trên cao và bỏ qn trí tuệ cảm xúc, nói cách khác là bỏ qn tồn bộ những nét tính cách có ảnh hưởng rất lớn đến số phận HS của chúng ta. Năng lực xúc cảm quyết định việc chúng ta khai thác những lợi thế của mình, kể cả trí tuệ của mình với niềm hạnh phúc như thế nào. Những năng lực mà chúng ta đã có trong thời thơ ấu cũng như khả năng chịu đựng những nỗi đắng cay, làm chủ các xúc cảm và thông cảm với người khác là những phẩm chất cần được phát huy.

Hiện nay, một bộ phận học sinh thích dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn đã trở nên phổ biến trong đời sống học đường. Trong thời gian gần đây, các cơ quan báo chí có nhiều bài phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém, học sinh đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tuy nhà trường đã có những hình thức kỷ luật, giáo dục đạo đức cho các em nhưng hiện tượng trên dường như vẫn không hề giảm sút mà đang là vấn đề nan giải.

Nguyên nhân dẫn đến các vụ bạo lực trong học đường thực ra chẳng có gì to tát: Khơng ưa cái nhìn của bạn, khơng có thiện cảm với bạn, đố kỵ, bị mách tội, không cho nhau “cóp” bài khi kiểm tra, ghen tuông, bạn vô tình đụng phải… vậy là chúng rủ “đồng minh” đến gây sự. Ngoài mức độ tàn nhẫn trong hành vi bạo lực, điều khiến dư luận lo ngại hơn cả chính là thái độ thờ ơ của những người đứng xem hầu hết là học sinh và người đi đường. Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Khi xem clip nữ học sinh đánh nhau trên báo Dân Trí tơi thực sự rất chống và thấy quá ghê sợ với hình ảnh phản giáo dục này. Phản cảm hơn nữa, bên cạnh hành động đánh nhau của 2 nữ sinh là thái độ vơ cảm ngồi nhìn của nhiều học sinh và người đi đường”. Nhiều người lo ngại cho sự xuống dốc của đạo đức xã hội, trong đó có sự băng hoại về giá trị đạo đức của giới trẻ. Rõ ràng ở gia đình các em khơng được cha mẹ dạy kỹ năng sống đầy đủ, lúc đến trường, các thầy cô giáo chỉ lo truyền đạt kiến thức các môn khoa học cơ bản chứ chưa chú tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức, kỹ năng sống cho các em.

GS. Nguyễn Lộc đã lên tiếng cảnh báo giáo dục đạo đức đang đứng trước khủng hoảng. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường, nơi giáo dục đạo đức con người từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời. Cịn GS. Chu Phạm Ngọc Sơn thì cho rằng: Giáo dục đạo đức không chỉ là những lời nói sng theo kiểu “đao to búa lớn” mà thấm vào từng trang sách, bài học qua những việc làm cụ thể và những hành động thiết thực. Cha mẹ làm gương cho con cái, thầy cơ mẫu mực trước học trị, người lớn tạo niềm tin cho lớp trẻ…

Xác định rõ vị thế, vai trò của thanh niên, sinh thời Bác Hồ yêu cầu: “Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó”. Bác coi trọng đến việc học tập, vấn đề cốt lõi để các thế hệ thanh niên trang bị cho mình sự hiểu biết, vốn kiến thức, một trong những điều kiện tiên

quyết để đảm bảo cho các thế hệ thanh niên có thể tham gia hoạt động cách mạng, phấn đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Bà Trish Summerfield (Giám đốc Chương trình giáo dục các giá trị sống) đã nhận xét: "Biết yêu, biết chia sẻ, quan tâm khơng phải là thứ chúng ta có thể áp đặt cho trẻ em từ bên ngồi. Đó là những sắc thái tình cảm nảy nở từ bên trong tâm hồn mà chúng ta phải giúp các em nuôi dưỡng và thể hiện".

Chúng ta biết rằng một nền giáo dục tốt thì sẽ mang lại một loạt hiệu quả, nâng cao bản lĩnh và nghị lực của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn”, (nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do mơi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau). Mục tiêu của giáo dục là dạy làm người, nghĩa là rèn luyện đạo đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh. Sống trong môi trường giáo dục tốt tất nhiên con người sẽ được hoàn thiện hơn.

Hơn lúc nào hết những người làm công tác giáo dục phải gánh lấy trách nhiệm về mình. Cần có biện pháp khắc phụ tình trạng sa sút đạo đức, lối sống cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, đặc biết là đối tường học sinh THPT - đối tượng có nhiều biến động về tâm lí. Trong cấu trúc mơn học trong hệ thống giáo dục quốc dân, mơn văn có vị trí và vai trị rất quan trọng đối với việc bồi dưỡng thái độ sống và lí tưởng sống cho học sinh. Chúng ta đều biết rằng truyền thống tương thân tương ái, ý chí tự lực, tự cường là lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam từ xa xưa được thể hiện trong mỗi một tác phẩm văn học. Khát vọng của cha ông như một mạnh ngầm đã hun đúc nên bao thế hệ con người Việt Nam. Qua những tác phẩm văn chương chúng ta hướng vào việc giáo dục thái độ đúng đắn trong cuộc sống, đạo đức lối sống lành mạnh và lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh. Có thực hiện được điều này mới thể hiện được đúng đắn nhất tinh thần của môn Văn trong nhà trường THPT.

1.2.2. Những ảnh hưởng của nội dung triết lý Nhàn – NBK tới học sinh THPT

Triết lý sống của NBK thể hiện trong bài thơ Nhàn thực giản dị mà thanh cao, nhẹ nhàng mà thâm thuý. Từ hình ảnh đến ý tứ của bài thơ đều mang đậm vẻ đẹp của cuộc sống thuần hậu chốn quê mùa. Cái triết lý mà NBK ca ngợi là triết lý về cuộc sống mang tính bản chất và vĩnh cửu. Cuộc sống của con người dù phát triển đến đâu chăng nữa thì cùng phải gắn bó chặt chẽ với tự nhiên. Con người sống phải thuận theo quy luật phát triển của tự nhiên. Sở dĩ NBK ca ngợi cuộc sống Nhàn là bởi vì, ơng tìm được trong cuộc sống ấy cái vẻ đẹp thuần phác đôn hậu và rất gần gũi, gắn bó với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi.

Với quan niệm này học sinh hồn tồn có thể học được từ triết lý của NBK thái độ sống tích cực, sống trong mối liên hệ chặt chẽ giữa con người môi trường sống, con người với con người và con người với xã hội.

Quan niệm sống Nhàn của NBK là quan niệm coi trọng yếu tố bản nhiên của con người. Quan niệm này có sự ảnh hưởng của thời đại ông sống. Theo sử sách ghi chép lại, thời đại nhà Mạc đẩy mạnh việc phát triển giao thương kinh tế nên xã hội bắt đầu có sự thao túng của đồng tiền và quyền lực. Sự tác quai, tác quái của đồng tiền đã trở nên đáng sợ “ Tại triều thì tranh danh, tại chợ thì tranh lợi”. NBK hiểu rõ được những nguy cơ của xã hội nên ơng đã chủ động đề nghị vua Mạc có những biện pháp cứng rắn để chấn hưng đất nước. Không được như ý muốn, ông đã chủ động từ quan về ở ẩn tại quê nhà. NBK sống xa rời vịng danh lợi, hay chính là ơng khơng để cho cái danh, cái lợi đeo bám vào mình. Quan niệm của NBK thể hiện rõ nét trong việc khẳng định giá trị đích thực của cuộc sống. Cái dại và cái khôn trong quan niệm của NBK khiến chúng ta phải suy ngẫm. Dại mà khôn, khôn mà dại, ông đã nhắc nhở khéo con người khơng nên chìm đắm trong bả vinh hoa, phú quý. Bởi vì theo ơng danh lợi chỉ là phù vân, không đáng phải bận tâm. Điều sung sướng nhất của con người là khi ngộ ra được triết lý về cuộc sống. Khi con người tư duy và suy nghĩ thông suốt, tự con người sẽ có đủ sức mạnh vượt qua những cám dỗ đời thường. Đây là triết lý rất sâu sắc, rất cần cho thế hệ trẻ

trong thời đại ngày nay. Mọi sai lầm của thế hệ trẻ đều xuất phát từ những ngộ nhận và lầm tưởng. Bài thơ Nhàn đã cung cấp cho học sinh một cách nhìn, một cách tư duy mạch lạc về cuộc sống.

Quan niệm sống hoà hợp với tự nhiên được NBK coi như một cái thú. Ông rất thoả mãn với cuộc sống thanh đạm, mùa nào thức ấy. Tất cả thế giới vật chất của NBK đều là những thứ sẵn có từ tự nhiên” Thu - măng, Đông - giá”; “Xuân - hồ sen, Hạ - ao” thật vô tư không hề bận tâm, lo lắng. Cuộc sống hiện tại con người rất cần những giây phút thảnh thơi không phải lo nghĩ điều gì. Đó là một sự cân bằng cần thiết để con người có thể tồn tại một cách bình thường. Thật thú vị khi chúng ta thấy ở triết lý Nhàn của NBK một tư tưởng rất đời thường. Nhàn là gắn mình vào vạn vật để cùng tồn tại.

Sự tỉnh táo và một trí tuệ mẫn tiệp cũng là một nội dung của triết lý Nhàn – NBK. NBK không bị mê hoặc bởi những cám dỗ đời thường. Rượu chỉ là thú tiêu khiển của người đời. Nó cũng giống như cơng danh dễ làm cho con người mê đắm mà nảy sinh tư dục. NBK rất tỉnh táo nhìn thấu triệt được vấn đề. Cho nên ơng chủ động tiếp cận nó một cách có chừng mực, vừa đủ để cảm nhận được nó nhưng cũng vừa đủ để nó khơng mê hoặc mình. Đối với NBK cơng danh, phú quý, lợi lộc chỉ như một giấc chiêm bao, thoáng qua rồi vụt tắt, Cái ý nghĩa còn lại với đời là nhân nghĩa. Do tỉnh táo NBK đã tránh được những tác động tiêu cực của vật chất tầm thường, nên ông không bị vướng vào bi kịch. Ông sống thọ tới 95 tuổi, thời gian làm quan không nhiều nhưng ông vẫn được người đời nhắc đến như một nhân vật kiệt xuất của dân tộc. Triết lý của NBK không chỉ được phát biểu qua những áng thơ mà quan trọng hơn, nó được thể hiện ngay trong chính cuộc sống của ơng.

1.2.3. Sự cần thiết phải khai thác vẻ đẹp và giá trị triết lý “Nhàn” - (NBK)

Trạng Trình NBK là một người có ảnh hưởng lớn tới lịch sử phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI . Ngoài những thành tựu về thơ văn, chúng ta phải thừa nhận vai trị lịch sử quan trọng của ơng trong việc phân định lại vị trí của các tập đoàn phong kiến đương thời. Từ lúc đương triều cho đến khi về quê sống ẩn dật cuộc đời và con người NBK đều có tư tưởng cận dân, lấy nhân

dân, đất nước là mục đích của mọi suy nghĩ và hành động. Con người NBK là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)