Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tầm quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12) Sinh thái học (Sinh học 12)
* Tri thức Sinh thái học là cơ sở khoa học để tìm hiểu và giải quyết vấn đề mơi trường.
Tìm hiểu và giải quyết vấn đề mơi trường địi hỏi cung cấp đầy đủ các dẫn liệu về môi trường và sau đó là áp dụng đúng đắn các nguyên lý sinh thái cho môi trường và cuối cùng là các công nghệ xử lý các vấn đề môi trường.
Toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta phụ thuộc vào sự có mặt của một số yếu tố theo đúng hàm lượng và dạng tồn tại của nó. Nếu tất cả các điều kiện đó khơng đảm bảo đủ thì sự sống hoặc là khơng thể có hoặc là bị huỷ diệt. Đây là vấn đề chủ yếu để tìm hiểu sự suy thối mơi trường, có nghĩa
là khi hàm lượng của chúng khơng bình thường là tất yếu dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
Cách vận dụng các định luật cân bằng vật chất và năng lượng trong chức năng hoạt động của các hệ sinh thái vào việc giải quyết các vấn đề môi trường được coi là công nghệ sinh thái. Công nghệ sinh thái đòi hỏi phải hiểu biết đầy đủ về cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái. Nó khác biệt với cơng nghệ mơi trường là các biện pháp cơng nghệ vật lý, hố học và kỹ thuật áp dụng riêng về công nghệ xử lý các chất ơ nhiễm cho mơi trường.
Tóm lại, giải quyết các vấn đề mơi trường và bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở những tri thức Sinh thái học.
* Tri thức Sinh thái học vốn tích hợp tri thức về mơi trường.
Sinh thái học là khoa học về mơi trường sống, trong đó có xem xét mối quan hệ giữa con người và môi sinh. Cho nên, thuật ngữ “Sinh thái học” đã được nhiều ý kiến giải thích như là tổ hợp con người và mơi sinh. Cách giải thích này nhằm nhấn mạnh sự cần thiết ứng dụng tri thức Sinh thái học vào việc bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là việc duy trì sự phát triển tự nhiên của những quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển. Khái niệm BVMT được hiểu là một hệ thống tri thức khoa học và những biện pháp thực tiễn nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, là việc bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi bị ô nhiễm và bảo vệ các đối tượng quý hiếm đặc hữu của thiên nhiên. BVMT là việc làm giàu thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc cải tạo môi trường sống.
Thực chất hoạt động BVMT của con người biểu hiện hai mặt: Con người vừa tác động khai thác sử dụng các hệ sinh thái, vừa duy trì sự bền vững ổn định của chúng. Tri thức BVMT thực chất là sự hiểu biết giá trị của các quy luật tự nhiên để thực hiện hai dạng hoạt động trên, sao cho các quy luật đó phải tương ứng, phù hợp với các quy luật tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên, trong đó có con người vừa là một thực thể như mọi thực thể tự nhiên khác bị các quy luật tự nhiên chi phối, lại vừa là chủ thể điều khiển tự nhiên.
Để tồn tại, con người phải ý thức được mình là một bộ phận của tự nhiên, chịu sự điều khiển của các quy luật tự nhiên chứ không đơn thuần một chiều là chỉ biết quy luật tự nhiên để khai thác, cải tạo biến đổi nó phục vụ cho nhu cầu của mình bất chấp cả sự cân bằng tự nhiên. Hiểu biết các giá trị của quy luật tự nhiên phải dẫn tới việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống sao cho hài hoà với tự nhiên. Đó là tiêu chí cơ bản về
giá trị nhân cách và phẩm chất trí tuệ con người phải có và là mục tiêu của giáo dục môi trường.
Thực tế cho thấy: Để bảo vệ lồi nào đó là vì giá trị kinh tế thì dễ thuyết phục, nhưng vì giá trị cân bằng sinh thái thì khó khăn hơn. Ngun nhân là vì giá trị cân bằng tự nhiên khó thấy trực tiếp trước mắt do thiếu hiểu biết về những kiến thức sinh thái học. Vì vậy, nhiều người có thể khai thác thiên nhiên như là kẻ “điếc khơng sợ súng”. Khó hơn nữa vì lịng tham lợi trước mắt, vì sự ích kỉ mà bất chấp cả hiểm hoạ môi trường cho tương lai. Đây chính là giá trị của tri thức Sinh thái học bảo đảm cân bằng sinh thái cần đạt được trong quá trình dạy học.
1.2.2. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12) ở một số trường THPT của huyện Thanh Oai - Hà Nội học (Sinh học 12) ở một số trường THPT của huyện Thanh Oai - Hà Nội
1.2.2.1. Mục đích điều tra
a. Tìm hiểu thực trạng giáo dục BVMT thơng qua dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12) ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thanh Oai - Hà Nội.
- Tìm hiểu ý kiến, nhận xét của giáo viên quanh vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT.
- Tham khảo ý kiến giáo viên về phương tiện, phương pháp và hình thức dạy học có tích hợp nội dung giáo dục BVMT.
- Tham khảo ý kiến của GV về những thuận lợi, khó khăn của việc tích hợp kiến thức giáo dục BVMT trong dạy học phần Sinh thái học
- Thu thập những kiến nghị của giáo viên để việc thực hiện giáo dục BVMT được hiệu quả hơn.
b. Tìm hiểu thực trạng kiến thức môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT trên địa bàn huyện Thanh Oai – Hà Nội
- Tìm hiểu thái độ của học sinh trước những hoạt động bảo vệ mơi trường. - Tìm hiểu ý thức bảo vệ mơi trường của học sinh.
- Kiểm tra kiến thức, thái độ và hành vi của học sinh về vấn đề BVMT.
1.2.2.2.Đối tượng điều tra
- Các GV bộ môn Sinh học ở các trường THPT của huyện Thanh Oai - Hà Nội. - Học sinh các lớp 12A1, 12A2, 12A3, 12A6 (Trường THPT Thanh Oai B) và HS các lớp 12A0, 12A1, 12A3 (Trường THPT Thanh Oai A)
1.2.2.3. Tiến hành điều tra
* Phát phiếu tham khảo ý kiến giáo viên - Số phiếu phát tra: 35
- Số phiếu thu vào: 34
* Phát phiếu điều tra cho học sinh - Số phiếu phát ra: 300
- Số phiếu thu vào: 257
1.2.2.4. Kết quả điều tra
a. Thực trạng giáo dục BVMT thông qua dạy học phần Sinh thái học ở một số trường phổ thông trên địa bàn huyện Thanh Oai
Các số liệu thu được từ kết quả điều tra và nhận xét của chúng tôi như sau: - Về vấn đề “đang được thế giới quan tâm”, có 100% giáo viên được hỏi đã trả lời đúng là “vấn đề Bảo vệ tài nguyên và môi trường”, chứng tỏ đây là vấn đề đang được quan tâm thực sự, được chú ý hàng đầu trong hoạt động của xã hội toàn cầu hiện nay.
Tất cả các giáo viên được hỏi đều trả lời chính xác cho thấy có thể đưa vấn đề giáo dục môi trường vào nội dung giảng dạy, giáo viên có quan tâm, ắt sẽ có động lực để cải tiến bài dạy của mình cho phù hợp với xu thế đào tạo của xã hội.
- Về vấn đề “đánh giá mức độ hiểu biết của HS về môi trường hiện nay”, có 5 phiếu trả lời cho rằng học sinh hiểu biết nhiều (chiếm 15%), trong khi đó, có 27 phiếu trả lời cho rằng học sinh ít hiểu biết về vấn đề này (chiếm 79%). Như thế, có thể thấy, dù báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet…liên tục đưa thông tin về môi trường, cách xử lý và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường nhưng theo nhận định của giáo viên, hiệu quả thấy được ở học sinh là thấp.
- Về việc đánh giá mức độ hiệu quả của việc thực hiện công tác giáo dục môi trường, kết quả thu được ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của công tác giáo dục môi trường
Không
hiệu quả Hiệu quả ít
Khá hiệu
quả Rất hiệu quả
Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Gia đình 4 11,76 19 55,89 8 23,53 3 8,82 Khu phố 8 23,53 14 41,18 11 32,35 1 2,94 Trường học 0 0 8 23,52 17 50 9 26,47 Tổ chức tôn giáo 10 29,41 15 44,12 7 20,59 2 5,85
Từ bảng kết qủa trên, dễ dàng nhận thấy “trường học” chiếm nhiều sự lựa chọn nhất về mức độ hiệu quả của việc thực hiện công tác giáo dục BVMT. Như vậy, việc tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng Sinh thái học để thực hiện tại trường học là một việc làm cần thiết và dự đoán sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên quanh việc giáo dục mơi trường và hình thành ý thức bảo vệ mơi trường cho học sinh trung học phổ thông ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Nhận xét của giáo viên về GDMT
Ý kiến tham khảo
Đồng ý Phân vân Phản đối
Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Việc tích hợp GDMT vào dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12) ở trường THPT là cần thiết
34 100 0 0 0 0
Dạy học phần Sinh thái học rất thuận lợi cho việc tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường.
27 79,41 7 20,59 0 0
Hình thành kiến thức môi trường và ý thức BVMT từ nhà trường là hiệu quả nhất
25 73,53 9 26,47 0 0
Tích hợp giáo dục BVMT vào bài giảng của phần Sinh thái học sẽ tăng hiệu quả dạy học và hứng thú học tập của học sinh
27 79,41 7 20,59 0 0
Giáo dục môi trường không phải là nhiệm vụ của giáo viên phổ thông
1 2,94 8 25,53 25 71,53
Giáo dục bảo vệ mơi trường là hình thức để giáo viên liên hệ thực tế trong dạy học phần Sinh thái học
30 88,24 4 11,76 0 0
Giáo dục bảo vệ môi trường không thể thực hiện trên lớp vì khơng có thời gian
Qua các nhận xét trên, có thể thấy đa số giáo viên được hỏi đều đồng ý với việc đưa GDMT vào giảng dạy ở trường THPT là cần thiết.
- Về việc tham khảo ý kiến GV trong việc sử dụng tài liệu, phương tiện dạy học và mức độ hiệu quả của chúng trong dạy học phần Sinh thái học thu được kết quả ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Đánh giá mức độ sử dụng và hiệu quả của các tài liệu, phương tiện dạy học
Tài liệu, phƣơng tiện
Mức độ sử dụng Mức độ hiệu quả
Thường
xuyên Đôi khi
Chưa sử dụng Hiệu quả Ít hiệu quả Khơng hiệu quả Tranh vẽ 74% 26% 0% 74% 4% 22% Ảnh, Sơ đồ, đèn chiếu 74% 22% 4% 86% 7% 7% Sách, báo 93% 7% 0% 78% 11% 11% Video, phim 55% 26% 19% 81% 4% 15% Vườn trường, góc sinh vật 11% 37% 52% 48% 33% 19% Quan sát ngoài thiên nhiên 7% 35% 58% 45% 48% 7%
Từ những số liệu ở bảng trên cho thấy, phần lớn GV vẫn quen sử dụng những phương tiện truyền thống như tranh, sơ đồ, sách, báo. Số GV chọn địa điểm ngoài lớp học để dạy học như vườn trường, ngoài thiên nhiên cịn ít. Một phần là do tâm lý GV ngại quản HS ngoài lớp học, một phần do nhà trường không cung cấp đủ các điều kiện và kinh phí để thực hiện những giờ học ngồi thiên nhiên.
- Với việc tham khảo ý kiến để lựa chọn phương pháp hoặc hình thức dạy học có tích hợp nội dung giáo dục BVMT, kết quả thu được ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Phƣơng pháp hoặc hình thức dạy học tích hợp giáo dục BVMT
STT Phƣơng pháp hoặc hình thức dạy học Số phiếu Tỉ lệ %
1 Thuyết trình
17 50,00
2 Sử dụng phim, tranh, ảnh được trang bị sẵn
27 79,41
3 Tổ chức hoạt động nhóm
21 61,76
4 Tham quan ngoại khóa
7 20,59
5 Đưa vào tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
10 29,41
6 Phương pháp Seminar
11 32,35
7 Phương pháp đàm thoại
22 64,71
Từ kết quả về sự lựa chọn phương pháp và hình thức giảng dạy phù hợp trong dạy học phần Sinh thái học có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường, có thể thấy sự lựa chọn tập trung ở các phương pháp: thuyết trình, sử dụng phương tiện trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại.
Khi thực hiện vào điều kiện thực tiễn, giáo viên tham gia thực nghiệm có thể kết hợp thêm các phương pháp và hình thức dạy học khác để phù hợp với khả năng và đặc điểm lớp thực nghiệm, cũng như phù hợp với điều kiện khách quan của từng trường cụ thể.
- Về việc điều tra những thuận lợi khi giáo viên thực hiện giáo án phần Sinh thái học có tích hợp nội dung giáo dục BVMT, kết quả thu được ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Thuận lợi của giáo viên
STT Thuận lợi Số phiếu Tỉ lệ %
1 Nội dung phần Sinh thái học có liên quan mật
thiết với kiến thức môi trường 24 70,59
2 Tư liệu về giáo dục môi trường phong phú 15 44,12
3 Học sinh u thích mơn học 14 41,18
4 Học sinh có quan tâm nhiều đến tình hình mơi
trường và biện pháp bảo vệ môi trường 12 35,29
5
Giáo viên đã được bồi dưỡng về giáo dục môi trường trong đợt bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì
3 8,82
6 Được nhà trường hỗ trợ để thực hiện GDMT 4 11,76 7 Tích hợp giáo dục BVMT là cách liên hệ thực
tế hiệu quả nhất 20 58,82
8 Tích hợp giáo dục BVMT giúp khắc sâu kiến
thức cho học sinh 11 32,35
9
Đưa nội dung giáo dục BVMT vào dạy học phần Sinh thái học giúp tăng hứng thú học tập cho học sinh
21 61,76
Như vậy, đứng trước vấn đề dạy học bằng giáo án có tích hợp nội dung giáo dục BVMT, giáo viên không hề e ngại mà ngược lại, còn cảm thấy có nhiều thuận lợi trước mắt. Đặc biệt, giáo viên thấy được môn học sẽ hứng thú hơn nếu được liên hệ thực tế bằng kiến thức môi trường, giúp tiết học thêm phong phú, sơi nổi và có ý nghĩa hơn. Từ đó, chúng tơi có thể mạnh dạn tiến hành việc tích hợp nội dung GDMT và tin tưởng rằng giáo viên hưởng ứng tích cực vấn đề nghiên cứu này.
- Về vấn đề tìm hiểu những khó khăn mà các giáo viên gặp phải khi thực hiện giảng dạy phần Sinh thái học có tích hợp nội dung giáo dục BVMT, kết quả thu được ở bảng 1.6.
Bảng 1.6. Khó khăn của giáo viên khi tích hợp nội dung giáo dục BVMT
STT Khó khăn Số phiếu Tỉ lệ %
1 Chưa được tập huấn về dạy học có tích hợp nội
dung giáo dục BVMT 8 23,53
2 Thời gian một tiết học khơng cho phép để tích
hợp kiến thức giáo dục BVMT 22 64,70
3 Việc tích hợp kiến thức BVMT làm nặng thêm
bài học 6 17,65
4 Khơng được hỗ trợ từ phía nhà trường về kinh
phí, tư liệu 13 38,24
5 Học sinh không quan tâm đến vấn đề môi trường 4 11,76 Khó khăn lớn nhất của giáo viên là về vấn đề thời gian. Căn cứ trên kết quả điều tra này, chúng tôi sẽ thiết kế những giáo án có chú ý đến thời gian một cách kỹ lưỡng nhất, không làm nặng thêm kiến thức, giảm bớt được những chi tiết phụ.
Khó khăn thứ lớn thứ hai là về vấn đề kinh phí thực hiện tiết dạy có tích hợp nội dung giáo dục BVMT. Khi liên hệ thực tế, rất cần những phương tiện trực quan, tối thiểu phải là tranh, ảnh, phim minh họa….. việc trang bị những phương tiện này ít nhiều cịn tốn kém, trong đề tài này, để khắc phục khó khăn, chúng tơi sẽ soạn những giáo án hoặc hướng dẫn hoạt động có kèm theo tư liệu tranh, ảnh, phim có liên quan để giáo viên sử dụng ngay, và cũng giới thiệu những trang web môi trường để giáo viên tự tham khảo khi cần.
Tín hiệu khả quan nhất trong phần điều tra này là có rất ít ý kiến cho rằng học sinh ít quan tâm đến mơi trường, đó cũng là một động lực để chúng