Các hình thức của bạo hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành (Trang 34 - 36)

Chƣơng 1 : CƠ Ở LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Các hình thức của bạo hành

Bạo hành thường được chia ra làm nhiều loại, trong đó có Bạo hành về mặt tinh thần, bạo hành về mặt thể xác, bạo hành về mặt tình dục, bạo hành về kinh tế.

1.3.1. Bạo hành v tinh thần

Bạo hành tinh thần là những biểu hiện nhằm gây tổn thương tâm lý bởi những lời nói và khơng lời như quát tháo, đe dọa, chửi rủa, sỉ nhục, bặm trợn, bỏ rơi không quan tâm [3].

Cụ thể hơn, Bạo hành về tinh thần là sự xúc phạm nhân phẩm như chửi rủa, đe dọa, cô lập, khống chế làm cho đối tượng sợ hãi, đau đớn về tinh thần, khuất phục để duy trì sự kiểm sốt và điều khiển của người bạo hành đối với nạn nhận. [30, tr.16].

Các hành vi bạo hành tinh thần là:

- La hét, quát tháo, đe dọa với vẻ mặt hung dữ và cử chỉ thô bạo.

- Chửi rủa và nói những lời xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. - Đập phá, quăng vứt những đồ vật quý giá đối với nạn nhân và của nạn nhân. - Bạo hành đối với người mà nạn nhân yêu quý để làm cho nạn nhân đau đớn về mặt tinh thần khi thấy người mình yêu quý bị bạo hành.

- Theo dõi hoặc cho người theo dõi hành vi của nạn nhân.

- Cấm đoán, khống chế mọi hành vi của nạn nhân, cô lập, bỏ rơi nạn nhân. Cấm nạn nhân ra khỏi nhà để đi đâu đó, cấm giao tiếp với người ngồi và cấm liên hệ bằng điện thoại với người khác nếu không được phép.

1.3.2. Bạo hành v thể chất

Bạo hành về thể chất là việc một người sử dụng sức mạnh cơ bắp hoặc công cụ để tát, đấm, đá, xô đẩy, ném các vật dụng vào một người để gây ra đau đớn hoặc thương tích cho họ.

Trong tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tư vấn Bạo hành về thể chất được định nghĩa là sự xúc phạm đến thân thể, gây đau đớn hoặc thương t ch cho

người bị hại, cốt thỏa mãn sự tức giận hoặc thói thơ lỗ của kẻ bạo hành, nhất là cốt dùng sức mạnh để khuất phục, khống chế nhằm kiểm sốt người bị hại trong vịng cương tỏa của mình. Tất nhiên bạo hãnh bạo hành thể xác cũng gây khổ cho nạn nhân cả về mặt tinh thần [32, tr.19].

Các hành vi thể hiện bạo hành thể chất gồm có:

- Dùng sức mạnh của cơ thể để tấn công nạn nhân: tát, đấm, đá, cào cấu, cắn, bẻ quặt cánh tay, nắm tóc đập đầu vào tường, quật ngã, bóp cổ, đốt hay dùng vũ khí chống lại nạn nhân. Những trường hợp đó có thể gây nên các mức dộ sang chấn khác nhau: bầm rập, gãy xương, chấn thương tủy sống…

- Ném vật cứng hay các vật bẩn thỉu hôi thối, độc hại vào mặt, vào người nạn nhân..

- Dùng roi, gậy, dây để đánh đập hoặc xích nạn nhân..

- Bắt nạn nhân phải ăn đói, mặc rách, ở khổ và đau ốm không được chữa trị

1.3.3. Bạo hành v tình dục

Theo tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tư vấn chống bạo hành trong gia

đình:

Bạo hành về tình dục là sự cưỡng bức thô bạo trong quan hệ tình dục

khi chưa được sự đồng ý của đối phương. Bạo hành về tình dục cũng là bạo hành về thể xác và bạo hành về tinh thần [32, tr.23].

Các hành vi thể hiện bạo hành về tình dục là:

- Địi và cưỡng bức giao hợp khi nạn nhân không muốn, đang mệt mỏi hoặc đang bệnh

- Đòi và cưỡng bức giao hợp theo những kiểu cách mà nạn nhân không muốn

- Thực hiện hành vi bạo dâm trong khi giap hợp với nạn nhân (lột xé áo, quần, đánh đập, bóp cổ…)

- Chê bai miệt thị khả năng tình dục của nạn nhân.

- Không chịu dùng bao cao su để giao hợp theo yêu cầu của nạn nhân, chống lại ý muốn của nạn nhân là thực hiện các biện pháp phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.

1.3.4. Bạo hành v kinh tế

Theo Luật Phịng, chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới thì:

Bạo hành về kinh tế là cố ý chiếm đoạt hoặc hạn chế quyền sở hữu của phụ

nữ, sử dụng và bán nhà, lương thực, quần áo và các tài sản khác, thu nhập hoặc các thủ đoạn để phá hoại hoặc gây ra thiệt hại tới tài sản, xâm nhập bất hợp pháp tới quyền sử dụng nhà hoặc tước bỏ các cơ hội để sống và tạo thu nhập

Các hành vi bạo hành về kinh tế là:

- Độc quyền quản lý, chiếm hữu và sử dụng tiền riêng của nạn nhân hoặc tiền chung của gia đình và sử dụng một cách tùy tiện hoàn toàn theo ý muốn của riêng mình.

- Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung, hoặc cưỡng ép lao động quá sức, đóng góp tài ch nh quá khả năng hoặc kiểm soát thu nhập của nạn nhân nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.

Mọi cách phân chia chỉ mang tính chất tương đối vì trong một hành vi bạo lực dạng này đã có thể bao hàm hành vi bạo lực dạng khác, ranh giới giữa chúng khơng hồn tồn rõ ràng (ví dụ hành vi bạo lực thể chất đã bao hàm hành vi bạo lực về mặt tinh thần). Xác định, phân loại mức độ một hành vi bạo lực còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện, hoàn cảnh sống, mơi trường văn hóa, đặc điểm tính cách cha mẹ..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành (Trang 34 - 36)