Một số kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng và sức khỏe (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 62 - 68)

Thứ nhất, cần quy định mức bồi thường tổn thất tinh thần cụ thể hơn

Đối với sức khỏe bị xâm phạm, mức bồi thường tốn thất tinh thần tối đa hiện nay là 50 tháng lương cơ sở. Tuy nhiên theo tơi mức này vẫn cịn thấp khi đặt trong một số trường họp cụ thể, ví dụ như: Bị hại bị thiệt hại sức khỏe tới 80%, 90% sức khỏe; bị hại là vận động viên bị thiệt hại sức khỏe và không thể hồi phục được như trước khi bị xâm phạm sức khỏe; diễn viên, ca sĩ bị xâm phạm sức khỏe dẫn đến không thể tiếp tục làm các cơng việc đó ... Do đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nâng mức bồi thường tổn thất tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm lên mức tối đa khoảng 100 tháng lương cơ sở.

Đối với tính mạng bị xâm phạm, mức bồi thường tổn thất tinh thần hiện nay là 100 tháng lương cơ sở. Theo tơi mức này vẫn cịn thấp khi đặt trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như: bị hại là con duy nhất trong gia đình; bị hại là con trai duy nhất trong dòng họ; bị hại là người trẻ tuổi;... Hơn nữa, Khoản 4 Điều 27 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 quy định: “Thiệt hại về tinh thần trong trường họp người bị thiệt hại chết được xác định là 360 tháng lương cơ sở”, nếu so sánh với mức bồi thường về tổn thất tinh thần của BLDS tối đa là 100 tháng lương cơ sở thì mức bồi thường tổn thất tinh thần theo quy định của BLDS hiện nay là thấp. Do đó kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục sửa đổi, bổ sung BLDS theo hướng tăng mức bồi thường về tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm lên, khoảng 150 tháng lương cơ sở.

Mức tôi thiêu đôi với khoản tiên bôi thường tôn thât tinh thân do tính mạng bị xâm phạm hiện nay chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên để phù hợp với mức bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm, cần quy định mức bồi thường tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm trên mức tối đa của bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm

Thứ hai, hướng dẫn tính chi phí mai táng

Các khoản chi phí mai táng tuy đã được hướng dẫn trong Nghị quyết 03/2006/ NQ-HĐTP tuy nhiên qua thực tiễn xét xử còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hướng dẫn về chi phí này theo hướng quy định cụ thể khoản chi phí nào được chấp nhận, chi phí nào khơng được chấp nhận và mức tiền tối đa đối với các chi phí đó, đặc biệt là các khoản như: tiền kèn trống, tiền cúng tế, tiền đất chôn. Cụ thể:

Với tiền kèn trống, hiện nay hầu hết các đám tang hiện nay đều có thuê kèn trống phục vụ, tuy nhiên mỗi nơi một khác, có gia đình tiền th kèn trống đến hàng chục triệu đồng, cỏ gia đinh thuê thêm cả kèn đồng (nhất là đám tang của người công giáo).... Để thống nhất trong việc áp dụng, theo tôi các nhà làm luật cần quy định một mức tối đa cho khoản tiền kèn trống này. về khoản tiền cúng tế, đây là khoản thực tế cho việc mai táng, tuy nhiên để thống nhất trong việc áp dụng cũng cần quy định mức tối đa phù hợp. Tiền đất chơn cũng là khoản chi phí khá cao đối với các trường hợp thuê, mua đất chôn tại công viên nghĩa trang, hay mua đất chôn tại những khu vực có giá cao. Đây là khoản chi phí hợp lý cần được chấp nhận, tuy nhiên cũng cần quy định mức tối đa đối với khoản đất chôn này để làm cơ sở thống nhất áp dụng.

Ngồi ra cần có quy định chi phí tối thiếu thuê xe đưa tang; dịch vụ chôn cất, dịch vụ tố chức tang lễ, chi phí đối với hỏa táng...

Cân có quy định châp nhận chi phí mai táng theo như mức chi phí mai táng trung bình của từng địa phương.

Thứ ba, cần có quy định hướng dẫn cụ thề giúp đánh giá mức độ, tỷ lệ lỗi

của bị hại để giúp cho Tòa án xác định phần thiệt hại do lỗi của bị hại gây ra. Cơ quan thẩm quyền cần tiếp tục đánh giá hiệu quả, tính khả thi của việc xác định mức độ, tỷ lệ lỗi của bị hại từ đó xác định phần thiệt hại do lỗi của người bị hại gây ra, tiếp thu ý kiến phản hồi từ các cá nhân, tập thể liên quan trong xã hội đế kiến nghị

sửa đổi, bố sung những quy định còn phát sinh vướng mắc của Bộ luật dân sự 2015.

Thứ tu, cần có quy định nghĩa vụ cấp dường đối với người bị xâm hại sức

khỏe nặng mà họ mất khả năng lạo động, không có thu nhập và thực tế trước khi bị xâm phạm họ đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Với những vướng măc nêu trên, kiên nghị các cơ quan có thâm quyên cân bô sung điều 590 của BLDS về khoản tiền cấp dưỡng và nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn thay thế Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán; đồng thời bổ sung hướng dẫn những vấn đề bất cập nêu trên.

Giải quyết bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm là vấn đề quan trọng nhằm kịp thời bù đắp những thiệt hại cho bị hại hoặc người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bị hại do hành vi vi phạm pháp luật của người khác gây ra. Đây là chế định vừa có ý nghĩa về vấn đề lập pháp và ý nghĩa về xã hội, do đó cần có quy định chặt chẽ để đảm bảo cho việc áp dụng vào thực tiễn để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng mới được chính xác, khách quan và công bằng.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3

Quy định về chế định bồi thường thiệt hại do xâm phạm về sức khỏe, tính mạng con người đã tương đối tồn diện và đang được hồn thiện hơn trong q trình xây dựng pháp luật. Giải quyết bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị

xâm phạm là vân đê quan trọng nhăm kịp thời bù đăp những thiệt hại cho bị hại hoặc người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bị hại do hành vi vi phạm pháp luật của người khác gây ra. Đây là chế định vừa có ý nghĩa về vấn đề lập pháp và ý nghĩa về xã hội, do đó cần có quy định chặt chè để đảm bảo cho việc áp dụng vào thực tiễn đế giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng mới được chính xác, khách quan và cơng bằng. Để đạt được điểu đó Cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục đánh giá hiệu quả, tính khả thi của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng đồng thời tiếp thu ý kiến phản hồi từ các cá nhân, tập thể liên quan trong xã hội để kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định còn phát sinh vướng mắc của Bộ luật dân sự 2015.

DANH MỤC VÃN BÁN PHÁP LUẬT

1. Quốc hội nước CHXHCNVN (1995), Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

2. Quôc hội nước CHXHCNVN (2005), Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

3. Quốc hội nước CHXHCNVN (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

4. Quốc hội nước CHXHCNVN (2017), Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đôi bô

sung năm 2017, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

5. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ luật Hồng Đức năm 1483. 2. Bộ luật Gia Long năm 1812.

3. Lê Nguyễn Gia Thiện, Lê Nguyễn Gia Phúc (2014). Những nguyên tắc cơ bản

của các bộ luật dân sự trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí nghiên

cứu lập pháp, 13, 58 - 59.

4. Lê Văn Sua (2017), Bàn về sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc suy đoán lỗi tại

điều 584 bộ luật dân sự năm 2015, cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

5. Nguyễn Chí Việt (2016), So sánh chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc, Luận văn thạc sĩ.

6. Nguyễn Văn Cương (2001), Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 6/Tháng 7/2001. 7. PGS. TS Nguyễn Văn Cừ - PGS. TS Trần Thị Huệ (2015), Bình luận khoa học

Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB Công an nhân dân.

8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Cơng an nhân dân, năm 2017.

9. ThS. Nguyễn Văn Hợi, ThS. Lê Thị Hải Yến: Những điểm mới của Bộ luật Dân

sự năm 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng.

(https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/04/06/4708-3/) Truy cập ngày

15/2/2021.

10. Trương Hồng Quang (2019), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

trong Bộ luật dân sự (hiện hành) và những tình huống thực té, NXB chính trị quốc

gia sự thật.

11. Từ Điển luật học (2006), NXB Tư Pháp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng và sức khỏe (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 62 - 68)