2.2. Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý chương trình đào tạo liên kết do
2.2.4. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình đào tạo
Thực chất của cơng tác quản lý thực hiện chương trình đào tạo là cơng tác phối hợp quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo. Quá trình này được thực hiện chủ yếu người dạy (giảng viên) và người học (sinh viên). Vì vậy để quản lý tốt việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo cần phải quản lý tốt quá trình dạy của giảng viên và quá trình học của sinh viên.
Quản lý hoạt động dạy của giảng viên
Nội dung quản lý hoạt động dạy của giảng viên là: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy, phân công giảng viên giảng dạy, đánh giá kết quả giảng dạy…Phối hợp quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên nhằm đảm bảo giảng viên giảng dạy đúng quy định, đúng lịch trình, đúng tiến độ thực hiện chương trình mơn học và quan trọng hơn là đảm bảo nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy có chất lượng tốt.
Mặc dù, chương trình liên kết đào tạo do các trường nước ngoài cấp bằng mới được đưa vào thực hiện tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà và mới có 01 khóa được huyển tiếp sang học tại Đại học Griffith (Australia), nhưng đã có nhiều đánh giá tích cực từ phía trường đối tác cũng như từ phía sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. Để có được kết quả này, phải kể đến vai trò chủ đạo của đội ngũ giảng viên, cán bộ tham gia công tác quản lý và trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên, do Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà là một trường đại học tư thục mới được thành lập chưa lâu, nên đội ngũ giảng viên phần lớn được mời từ các trường đại học khác trong và ngoài nước, cho nên cơng tác quản lý giảng dạy cịn bị động. Việc sắp xếp
lịch học và các hoạt động hỗ trợ học tập thường xuyên (tham quan, thực tế…) gặp nhiều khó khăn do phải phụ thuộc vào giảng viên thỉnh giảng.
Quản lý hoạt động học của sinh viên
Mơ hình liên kết đào tạo do các trường nước ngoài cấp bằng có thời gian học tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà từ 2-3,5 năm, trong thời gian này sinh viên phải tích lũy đủ khối kiến thức theo yêu cầu trong chương trình đào tạo, ngồi ra sinh viên phải qua được các học phần được thiết kế riêng ngoài chương trình đào tạo (khối kiến thức giáo dục chung), cũng như đạt được các tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của từng trường đối tác. Chính vì vậy, sinh viên phải có tinh thần quyết tâm, tính tự giác và khả năng tự học, tự nghiên cứu, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình lĩnh hội, phát triển kiến thức, chủ động học tập mới đạt hiệu quả cao trong học tập. Để quản lý tốt q trình học tập của sinh viên cần phải có sự nghiên cứu và hiểu rõ đặc điểm của đối tượng cần quản lý, từ đó có những biện pháp phù hợp và sát với từng nhóm đối tượng. Sinh viên của các chương trình liên kết được nhà trường sắp xếp học theo lớp có sỹ số từ 10 đến 20 sinh viên. Việc sắp xếp này phụ thuộc vào từng ngành học và từng trường đối tác. Tuy nhiên sẽ có những học phần học chung để sinh viên được giao lưu và thực hành các kỹ năng làm việc nhóm.