Hình 3.26 : Giao diện form 16
Chương trình cho phép nhập độ phóng xạ của nguồn và thời điểm tính. Nếu chọn thời điểm là “Vào ngày” phải nhập đầy đủ ngày tháng năm theo định dạng (ngày/tháng/năm).
Chương trình cho phép nhập các thông số : ro – bán kính nguồn, R, h. Các thông số này đảm bảo giá trị dương. Nếu nhập sai chương trình sẽ báo lỗi. Suất liều được tính theo công thức (2.25). Theo công thức (2.25) ta không tính được suất liều trong mặt phẳng chứa nguồn.
Nhấn nút Tính suất liều : Tính suất liều và trả kết quả ra màn hình. Nhấn nút Trở về : Trở về form main.
3.6.2. Vẽ đường đẳng liều trong mặt phẳng và mặt đẳng liều trong không gian không sử dụng che chắn (form 17) gian không sử dụng che chắn (form 17)
Chương trình cho phép nhập độ phóng xạ của nguồn và thời điểm tính. Nếu chọn thời điểm là “Vào ngày” thì phải nhập ngày tháng theo mặc định (ngày/tháng/năm).
Chương trình cho phép nhập thêm bán kính của nguồn ro.
Chương trình cho phép có thể chọn giá trị ứng với suất liều mà mình cần quan tâm. Đường đẳng liều nằm trong mặt phẳng chứa trục của nguồn.
Hình 3.27 : Giao diện form 17
Nhấn nút “Vẽ đường đẳng liều – 2D” : Vẽ đường đẳng liều trong mặt phẳng chứa trục của nguồn. Khi chọn ứng với một giá trị suất liều. Khi so sánh các đường
đẳng liều của nguồn đĩa và dây tròn ta thấy sự phụ thuộc về dạng hình học của nguồn.
Nhấn nút “Vẽ đường đẳng liều – 3D” : Vẽ các đường đẳng liều trong không gian tạo thành mặt đẳng liều.
Hình 3.28 minh họa đường đẳng liều với các mức P = 8 (mR/h) và P = 1 (mR/h) trong mặt phẳng chứa trục của nguồn.
Hình 3.29 mô tả mặt đẳng liều trong không gian. Tùy theo giá trị của suất liều mà mặt đẳng liều có màu sắc khác nhau.
Hình 3.29 : Mặt đẳng liều của nguồn đĩa không sử dụng che chắn