Dạy và học chủ đề phƣơngtrình lƣợng giác ở THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực học toán của học sinh bằng một số phương pháp dạy học tích cực đối với chủ đề phương trình lượng giác lớp 11 trung học phổ thông (Trang 26 - 29)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Dạy và học chủ đề phƣơngtrình lƣợng giác ở THPT

1.4.1. Chương trình học

Nội dung phần lƣợng giác ở lớp 11 chƣơng trình cơ bản đƣợc trình bày trong một chƣơng đầu tiên “HÀM SỐ LƢỢNG GIÁC VÀ PHƢƠNG TRÌNH LƢỢNG GIÁC ” với nội dung cụ thể và thời lƣợng nhƣ sau:

§1. Hàm số lƣợng giác 5 tiết

Luyện tập 2 tiết

§2. Phƣơng trình lƣợng giác cơ bản 4 tiết

Luyện tập 2 tiết

§3. Một số phƣơng trình lƣợng giác thƣờng gặp 2 tiết

Luyện tập 3 tiết

Ôn tập 2 tiết

Kiểm tra chƣơng I 1 tiết

Nhƣ vậy từ phân phối chƣơng trình và thời lƣợng nhƣ trên ta có thể nói rằng phần phƣơng trình lƣợng giác lớp 11 chiếm một thời lƣợng khá lớn (13/20 tiết). Một điều mà ai cũng dễ nhận thấy là trong các kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, kỳ thi học sinh giỏi thì phƣơng trình lƣợng giác thƣờng xuyên xuất hiện. Điều này cho thấy tầm quan trọng của lớp bài phƣơng trình

lƣợng giác, do đó nhiệm vụ dạy và học toán lƣợng giác phải thật sự đƣợc quan tâm.

- Nội dung chƣơng trình sách giáo khoa đối với phần phƣơng trình lƣợng giác đã đƣợc giảm tải đi rất nhiều so với trƣớc đây cụ thể là:

- Khơng có các bài tốn phƣơng trình lƣợng giác chứa tham số

- Các dạng PTLG cơ bản đƣợc đƣa ra, không chứa các phép biến đổi quá phức tạp đến mức đánh đố, các điều kiện kèm theo khá đơn giản.

Nhƣ vậy ngƣời giáo viên cần tập cho học sinh các kỹ năng giải các phƣơng trình lƣợng giác cơ bản để từ đó dần hình thành năng lực giải các

phƣơng trình lƣợng giác nâng cao hơn.

1.4.2. Thực trạng dạy và học tốn phương trình lượng giác ở THPT

Tốn PTLG ở lớp 11 là một nội dung hay nhƣng cũng không phải là dễ đối với học sinh. Trong quá trình giảng dạy phần PTLG ở lớp 11 cơ bản hiện nay có những thuận lợi và khó khăn sau:

a. Thuận lợi

- Phần công thức lƣợng giác đã đƣợc chuyển về chƣơng cuối của lớp 10 cho nên phần nào đã giảm tải đƣợc nội dung chƣơng trình mà vẫn đảm bảo đƣợc sự liên tục, hệ thống của kiến thức.

- Nội dung chƣơng trình học đƣợc trình bày một cách khoa học hợp lý, các bài toán lƣợng giác thƣờng sử dụng những kỹ năng biến đổi rất cơ bản, SGK không đƣa vào các PTLG có chứa tham số là loại bài tốn trìu tƣợng và khá phức tạp đối với học sinh.

- Trong các trƣờng phổ thông đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc giảng dạy nói chung và phần PTLG nói riêng đã góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy.

b. Khó khăn

- Cơng thức lƣợng giác là khá nhiều do đó khi áp dụng vào giải phƣơng trình lƣợng giác học sinh dễ qn cơng thức hoặc nhớ nhầm.

- Học sinh hiểu về đƣờng tròn lƣợng giác còn mơ hồ, biểu diễn nghiệm trên đƣờng tròn lƣợng giác còn lúng túng nên gặp khó khăn khi kết hợp nghiệm trên đƣờng tròn lƣợng giác.

- Thời gian dành cho PTLG còn chƣa nhiều nên việc luyện tập giải phƣơng trình lƣợng giác cho các em cịn ít.

- Học sinh thƣờng lúng túng trong việc sử dụng các công thức lƣợng giác trong biến đổi lƣợng giác nên việc đƣa các PTLG về dạng cơ bản cịn gặp nhiều khó khăn.

Tiểu kết chƣơng 1

Ta thấy rằng những kiến thức toán học trong phần phƣơng trình lƣợng giác là một phần hay và hết sức thiết thực với các em học sinh. Do đó, để đạt đƣợc hiệu quả cao trong giảng dạy, đồng thời nâng cao năng lực học tập của học sinh nói chung và năng lực học tốn chủ đề phƣơng trình lƣợng giác của học sinh nói riêng thì giáo viên cần vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực vào giảng dạy. Bởi vì khi đó học sinh trở thành ngƣời tích cực, chủ động tƣ duy sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức.

Chƣơng 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TOÁN CỦA HỌC SINH BẰNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỐI VỚI CHỦ ĐỀ PHƢƠNG TRÌNH LƢỢNG GIÁC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG (ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11 CƠ BẢN)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực học toán của học sinh bằng một số phương pháp dạy học tích cực đối với chủ đề phương trình lượng giác lớp 11 trung học phổ thông (Trang 26 - 29)