Tổ chức khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình dạy học tại trường trung học phổ thông lê chân, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 51 - 53)

2.2.1. Mục đ ch khảo sát

- Đánh giá thực trạng dạy học và quản lý quá trình dạy học ở trường THPT Lê Chân;

- Tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của quản lý quá trình dạy học chưa hiệu quả, từ đó làm cơ sở thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Đánh giá thực trạng dạy học của giáo viên trường THPT Lê Chân; - Đánh giá thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đến quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT Lê Chân;

- Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT Lê Chân.

2.2.3. Mẫu khảo sát

+ 10 người trong BGH và TTCM của Trường THPT Lê Chân; + 40 giáo viên bộ môn của Trường THPT Lê Chân;

+ 90 học sinh trường khối 10, 11, 12 Trường THPT Lê Chân.

2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: đề tài xây dựng 3 mẫu phiếu điều tra với các câu hỏi đóng và mở dành cho các đối tượng như sau:

+ Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: 10 phiếu (Mẫu số 01). + Đối với đội ngũ giáo viên: 40 phiếu (Mẫu số 01). + Đối với học sinh: 90 phiếu (Mẫu số 02).

- Phương pháp quan sát: Thông qua hoạt động dự giờ dạy của giáo viên. - Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành trao đổi các ý kiến xung quanh vấn đề nghiên cứu với các giáo viên để tìm hiểu thêm thơng tin về mục tiêu, chương trình và quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh qua đó đưa ra những nhận định chính xác về các vấn đề cần khảo sát.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tiến hành trao đổi với chuyên viên sở GD&ĐT Quảng Ninh các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu hồ sơ, giáo án của giáo viên để tìm hiểu cách xác định mục tiêu, thiết kế nội dung bài học, tổ chức hoạt động dạy học; nghiên cứu bài kiểm tra của học sinh…Qua đó, phân tích đánh giá được kết quả nắm kiến thức, hình thành năng lực của học sinh.

2.2.5. Thang đánh giá và xếp hạng

- Thang đánh giá: Kết quả điều tra bằng bảng hỏi được xử lý và thống kê bằng phương pháp toán học; số liệu thu được, được tiến hành xử lý theo tỷ lệ % và tính điểm trung bình. Điểm trung bình được tính theo cơng thức:

( là điểm trung bình; là số người cho điểm số ; N là số người tham gia đánh giá).

Xác định điểm số cho các mức độ đánh giá trong quá trình điều tra để lượng hóa các mức độ đánh giá, cách thức cho điểm tương ứng với các mức độ như sau:

Mức độ thực hiện Điểm Mức độ

chất lƣợng Điểm Mức độ ảnh hƣởng Điểm

Rất thường xuyên 4 Tốt 4 Ảnh hưởng nhiều 4 Thường xuyên 3 Khá 3 Ảnh hưởng 3 Thỉnh thoảng 2 Trung bình 2 Ít ảnh hưởng 2 Không bao giờ 1 Yếu 1 Không ảnh hưởng 1

Thang xếp hạng: sử dụng thang khoảng 4 mức độ đánh giá nên khoảng cách giữa các thang đo là: 0,75.

Xếp hạng điểm trung bình: Mức Tốt: 3,26 - 4,0; Mức Khá: 2,51 - 3,25; Mức trung bình: 1,76 - 2,5; Mức yếu: 1 - 1,75.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình dạy học tại trường trung học phổ thông lê chân, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)