Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức HĐTN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học tại trường Trung học cơ sở Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81)

3.2.4.1. Cơ sở khoa học

Về mặt lý luận, hoạt động trải nghiệm đƣợc tổ chức đa dạng dƣới các hình thức khác nhau để phù hợp với điều kiện thực tiễn, đồng thời phát huy tối đa các hình thức đã có trong nhà trƣờng. Hoạt động trải nghiệm trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể cũng đề cập đến việc đa dạng các hình thức tổ chức khác nhau.

Về mặt thực tiễn, thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm tại trƣờng THCS Tứ Trƣng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có những hình thức đƣợc sử dụng rất thƣờng xun, có nhiều hình thức đƣợc sử dụng rất hạn chế, vì vậy, cần nghiên cứu để sử dụng hiệu quả tất cả các hình thức tổ chức đang có và hình thức khác tại trƣờng THCS Tứ Trƣng.

3.2.4.2. Mục tiêu của biện pháp

Mỗi hình thức HĐTN đều chứa trong nó nhiều tiềm năng giáo dục nhất định. Việc giáo dục HS đƣợc thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, khơng gị bó và đặc biệt là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng nhƣ nhu cầu của HS bởi các hình thức tổ chức HĐTN đa dạng, phong phú.

Trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, cả GV lẫn HS đều có nhiều cơ hội thể hiện sự trải nghiệm sáng tạo, tích cực, chủ động, linh hoạt trong các hoạt động của bản thân mình trong mối quan hệ, làm tăng thêm tính hấp dẫn của hoạt động trải nghiệm.

3.2.4.3. Nội dung và cách thức thực hiện.

Các hoạt động có nội dung đơn điệu, hình thức thiếu phong phú thì HS sẽ dễ chán nản hoặc thờ ơ. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với HS THCS khiến các em say mê khám phá. Vì vậy, ln đổi mới các hình thức tổ

chức hoạt động mỗi chủ đề, đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là yếu tố quan trọng thu hút HS tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm.

Trong những ngày lễ lớn, cần tổ chức các hoạt động đa dạng nhƣ hội thi, hội diễn, hội trại thi báo tƣờng, thi các trò chơi dân gian, giao lƣu, tham quan dã ngoại, … để HS đƣợc tham gia các hoạt động trải nghiệm tập thể, thơng qua đó hình thành và phát triển tính tổ chức kỷ luật, năng lực giao tiếp, tính hợp tác, đồn kết,ý thức trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng, và rèn các kỹ năng sống.

Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong đó GV đƣợc chủ động trong việc lựa chọn nội dung và phƣơng pháp giảng dạy.

Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng các lực lƣợng tham gia tổ chức HĐTN phù hợp với đặc điểm lứa ruối học sinh, thực tế cơ sở vật chất của nhà trƣờng cũng nhƣ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, hồn cảnh gia đình của HS.

Tổ chức thao giảng về lựa chọn và sử dụng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo các chuyên đề với việc lựa chọn đúng và vận dụng hiệu quả hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trƣờng. Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, tổ GV về các hình thức tổ chức đối với mỗi nội dung hoạt động trải nghiệm.

Có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm để thực hiện nội dung giáo dục. Nhà quản lí, các lực lƣợng tham gia quản lí và tổ chức hoạt động này cần sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức để các hoạt động cso sức hấp dẫn đối với học sinh.

Nhà trƣờng cần chủ động lựa chọn các hình thức tổ chức cụ thể, miễn sao phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng và địa phƣơng khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, cụ thể:

Trải nghiệm thơng qua sinh hoạt tập thể tồn trƣờng (chào cờ đầu tuần, mít tinh trong các ngày lễ, các ngày kỉ niệm, các hội thi, cắm trại, các cuộc giao lƣu tập thể, sinh hoạt lớp hang tuần); các hoạt động chung của tập thể lớp (thăm quan, thi đua học tập giữa các tổ học sinh, …).

Trải nhiệm thông qua các hoạt động chính trị - xã hội nhƣ các hoạt động Đoàn, Đội, tham gia các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo, tìm hiểu về Đảng, Đồn, Đội…

Trải nghiệm thông qua các hoạt động văn hóa - thể thao và vui chơi nhƣHội khỏe Phù Đổng; các cuộc thi văn hóa - văn nghệ của thanh, thiếu niên, HS thanh lịch, …

Trải nghiệm thông qua tự giáo dục, tự tu dƣỡng (ghi nhật kí, nhóm bạn cùng tiến, thi đua vở sạch chữ đẹp…)

Tổ chức tham quan, học tập qua di sản một cách thiết thực, khai thác tốt các di sản văn hóa ngay tại địa phƣơng. Dạy học qua di sản phải đƣợc tiến hành có mục tiêu rõ ràng, phƣơng pháp phù hợp theo định hƣớng tích cực hóa HS cả trong q trình chuẩn bị, trải nghiệm thực tiễn và thu hoạch.

HS phải đƣợc tích cực tham cả trong việc thực hiện các hoạt động thực tiễn cũng nhƣ trong tƣ duy trong quá trình tham gia trải nghiệm và thực hiện các hoạt động trải nghiệm.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Hoạt động trải nghiệm đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức nhƣ: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tƣơng tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lƣu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động cơng ích, sân khấu hóa, … Trong các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thì có một số là bắt buộc, số cịn lại là tùy chọn.

Ngoài việc tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp cần coi trọng giao hƣớng dẫn HS trải nghiệm ở ngoài nhà trƣờng. BGH cần khuyến khích học GV đa dạng hóa HS các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm.

BGH nhà trƣờng cần có chế độ công viên khen thƣởng với những cá nhân thƣờng xuyên vận dụng đa dạng và hiệu quả các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức tại lớp học, phòng truyền thống, sân trƣờng, vƣờn trƣờng, viện bảo tàng, các di tích lịch sử, các danh lam

thắng cảnh, các làng nghề, cơ sở sản xuất, … Vì vậy, BGH khuyến khích GV tổ chức, thu hút HS tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực HS nhƣ: Văn hóa - văn nghệ, thể dục-thể thao; các hội thi năng khiếu; các hoạt động giao lƣu, … trên cơ sở tự nguyện của nhà trƣờng, phụ huynh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm lí và nội dung học tập của HS THCS; tăng cƣờng tính giao lƣu, hợp tác nhằm thúc đẩy HS hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về các gía trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giơi.

3.2.5. Phối kết hợp các lực lượng giáo dục HĐTN

3.2.5.1. Cơ sở khoa học

Về lý luận, để thực hiện hoạt động trải nghiệm cần có sự phối hợp của nhiều lực lƣợng khác nhau. Các thầy cô giáo trong nhà trƣờng là một lực lƣợng chủ đạo trong việc xây dựng và triển khai hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên các lực lƣợng phối hợp khơng thể thiếu đó là các cơ sở trải nghiệm, các công ty, tổ chức xã hội và cha mẹ phụ huynh.

Về mặt thực tiễn, thực trạng đội ngũ tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm tại trƣờng THCS Tứ Trƣng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm còn rất hạn chế. Mặt khác, cán bộ quản lý cũng còn hạn chế trong việc tổ chức phối kết hợp các lực lƣợng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm này.

3.2.5.2. Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động trải nghiệm đƣợc tổ chức theo các hình thức đa dạng, linh hoạt trong đó HS đƣợc trải nghiệm đề xuất ý tƣởng, thiết kế, tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện. Qua đó vừa lĩnh hội đƣợc nội dung học tập, vừa hình thành các kĩ năng sống, kĩ năng tƣ duy, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết một cách linh hoạt, chủ động, kĩ năng tƣ duy, vận dung kiến thức kinh nghiệm để giải quyết một cách linh hoạt, chủ động, những vấn đề nhận thức và thực tiễn. Đây là q trình học tích cực, hiệu quả và , giúp ngƣời lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác khơng thực hiện đƣợc. Vì thế, hoạt động này đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.

Với hoạt động trải nghiệm, hình thức và khơng gian dạy học đƣợc đổi mới, mở rộng ra ngồi lớp học; lực lƣợng tham gia q trình dạy học khơng chỉ là giáo viên trong trƣờng mà có sự tham gia của các thành phần xã hội, …

Ba lực lƣợng giáo dục quan trọng là Gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Nếu ba lực lƣợng này có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất thì sẽ đem lại hiệu quả giáo dục. Vì vậy, nếu nhà trƣờng có sự phối hợp tốt với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng, với CMHS, cùng trao đổi thống nhất lên chƣơng trình, nội dung, kế hoạch, hình thức tổ chức HĐTN phù hợp với đối tƣợng lứa tuổi, và sắp xếp hợp lí các lực lƣợng trong nhà trƣờng cùng tham gia thì hiệu quả phát triển năng lực và phẩm chất HS sẽ cao nhất.

3.2.5.3. Nội dung và cách thực hiện

Để công tác phối kết hợp các lực lƣợng tham gia hoạt động trải nghiệm đạt kết quả cao, BGH nhà trƣờng cần thực hiện chỉ đạo tốt các mặt sau:

Xậy dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trƣờng, gia đình và các lực lƣợng xã hội thông qua việc chủ động tham gia các hoạt động của địa phƣơng, tổ chức các hoạt động phối hợp hoặc kết nghĩa với các đợn vị kinh tế hay các tổ chức chính trị xã hội, huy động nguồn lực cho nhà trƣờng bằng việc xây dựng các chƣơng trình hay dự án.

Nhà trƣờng cần thống nhất với các lực lƣợng giáo dục biết nội dung chƣơng trình và yêu cầu của các hoạt động đối với học sinh, từ đó phối hợp hành động, phát huy tiềm năng trí tuệ, khả năng của họ trong các hoạt động, tạo điều kiện cho con em tham gia vào các hoạt động và ủng hộ về CSVC nếu có điều kiện.

Nhà trƣờng giúp CMHS thấy rõ những khả năng ƣu thế đặc biệt của giáo dục gia đình, đặc biệt giúp cho họ ý thức đƣợc một cách sâu sắc mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng cho HS thông qua sự trải nghiệm của HS chính tại gia đình mình.

Với CMHS, nhà trƣờng cần trao đổi thƣờng xuyên, tƣ vấn CMHS dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời động viên khi con tiến bộ và uốn nắn những sai lệch trong học tập và sinh hoạt của con cái.

Nhà trƣờng tạo điều kiện để HS tham gia vào các hoạt động văn hóa khác nhau trong cộng đồng xã hội để giáo dục những giá trị truyền thống cho học sinh bởi giáo dục bản sắc văn hóa địa phƣơng:bản sắc văn hóa dân tộc hàm chứa trong mỗi cộng đồng cụ thể, biểu hiện ra bằng phong tục, tập quán, lễ hội, … qua đó các em đƣợc giáo dục về tình cảm, đạo đức,thẩm mỹ,tình yêu quê hƣơng đất nƣớc,đƣợc phát triển tồn diện…

Mỗi lực lƣợng giáo dục đều có thế mạnh riêng nên nhà trƣờng phải biết tận dụng thế mạnh của mỗi lực lƣợng giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất trong tổ chức hoạt động trải nghiệm.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

CBQL nhà trƣờng phải làm tốt vai trị của mình trong cộng đồng có uy tín, năng lực, kích thích sự tham gia của các lực lƣợng giáo dục cho sự phát triển của nhà trƣờng.

Nhà trƣờng cần tuyên truyền để các lực lƣợng giáo dục hiểu đƣợc vai trò của hoạt động trải nghiệm đến việc phát triển năng lực và phẩm chất nhân cách cho HS. Các lực lƣợng tham gia hoạt động trải nghiệm phải xác định đƣợc rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình trong việc phối hợp hoạt động, tránh chồng chéo và không rõ trách nhiệm.

3.2.6. Bồi dưỡng về KT-ĐG hoạt động trải nghiệm

3.2.6.1. Cơ sở khoa học

Về mặt lý luận, việc KT-ĐG một hoạt động nào đó sẽ quyết định việc tổ chức thực hiện hoạt động đó nhƣ thế nào? Hoạt động KT-ĐG đối với hoạt động trải nghiệm là KT-ĐG về kế hoạch, tổ chức thực hiện và mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực của ngƣời học. Việc KT-ĐG này đƣợc xây dựng khoa học trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể.

Về mặt thực tiễn, thực trạng việc kiểm tra tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trƣờng THCS Tứ Trƣng cũng đã đƣợc thực hiện bằng cách KT- ĐG khác nhau và có những hiệu quả nhất định, tuy nhiên, vẫn chƣa thực sự đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và tốt. Vì vậy, việc bồi dƣỡng cách thức KT- ĐG với cán bộ quản lý và giáo viên là rất cần thiết.

3.2.6.2. Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động KT-ĐG đảm bảo tạo lập mối quan hệ ngƣợc, thƣờng xuyên và vững bền trong quản lí, làm khép kín chu trình vận động của q trình quản lí giáo dục. KT-ĐG giúp CBQL nắm bắt thông tin phản hồi từ đối tƣợng quản lí, nắm đƣợc diễn biến công việc trong tổ chức, so sánh hiệu quả thực tế đạt đƣợc với mục tiêu đề ra, từ đó có những tác động quản lí thích hợp.

Tuy nhiên, KT-ĐG hoạt động trải nghiệm không dễ dàng nhƣ kiểm tra - đánh giá về hoạt động chun mơn. Vì vậy, cần KT-ĐG cả trƣớc, trong và sau quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm.

KT-ĐG chính xác, chân thực sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra những nguyên nhân và đề ra các giải pháp quản lí hiệu quả.

3.2.6.3. Nội dung,cách thức thực hiện.

* KT-ĐG quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Xây dựng, hồn thiện các tiêu chí và định ra mức độ của từng tiêu chí đánh giá hoạt động trải nghiệm. Các tiêu chí KT-ĐG phải đƣợc xây dựng dựa trên các năng lực đặc thù,ý thức trách nhiệm của giáo viên và HS trong từng hoạt động, hiệu quả của công việc, … Các tiêu chí KT-ĐG phải đƣợc xây dựng từ ý kiến của tập thể GV và HS trong trƣờng, sau đó thống nhất thành các tiêu chuẩn để triển khai thực hiện trong toàn trƣờng.

Xây dựng kế hoạch KT-ĐG hoạt động trải nghiệm. Muốn KT-ĐG đúng thì cần tổ chức các lực lƣợng theo dõi, giám sát các hoạt động trong chƣơng trình học tập, đó là: Đội cờ đỏ, giáo viên trực tuần, TPT Đội, cán bộ Đoàn, giáo viên chủ nhiệm, TTCM, BGH.

Tiến hành KT-ĐG HĐTN và so sánh kết quả đánh giá với từng mức độ trong các tiêu chí để có thể đƣa ra các quyết định quản lí cần thiết. Tổ chức chặt chẽ ở các khâu: phân công trách nhiệm, phƣơng pháp làm việc, sắp xếp thời gian, lập bảng và theo dõi thi đua thƣờng kỳ.

Kết luận về các kết quả KT-ĐG đó và có các phƣơng án điều chỉnh hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao kết quả hoạt động trải nghiệm cho học kì/năm học/giai đoạn tiếp theo.

* Đánh giá HS trong hoạt động trải nghiệm.

Đánh giá HS trong hoạt động trải nghiệm vừa giúp giáo viên biết đƣợc thông qua quá trình trải nghiệm HS đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra ở mức độ nào vàu giúp đem lại cho giáo viên những thông tin cần thiết để điều chỉnh hoạt động tổ chức, hƣớng dẫn.

Thứ nhất, phƣơng pháp quan sát - lập hồ sơ đánh giá trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động tải nghiệm, giáo viên cần quan sát kĩ HS xem các em có hứng thú, quan tâm tới hoạt động trải nghiệm không? quan tâm ở mức độ nhƣ thế nào? thể hiện bằng thái độ, hành động nào? HS có tị mị khám phá cái mới khơng? giáo viên cũng quan sát để xem HS có tích cực tham gia vào hoạt động và hợp tác cùng bạn bè khơng? có tìm đến giáo viên để hỏi và tìm hiểu các vấn đề bản thân chƣa rõ hay muỗn biết them khơng? trong q trình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học tại trường Trung học cơ sở Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81)