Hoạt động tìm hiểu/khám phá bản thân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học tại trường Trung học cơ sở Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26 - 56)

Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất

2 Hoạt động tìm hiểu/khám phá bản thân

Hoạt động là mối quan hệ tƣơng tác giữa khách thể và chủ thể, trong đó bao gồm q trình khách thể hóa chủ thể và ngƣợc lại q trình chủ thể hóa khách thể. Các quá trình con ngƣời tác động vào khách thể, sự vật, tri thức và q trình tinh thần, trí tuệ… đều là các hoạt động của con ngƣời. Điều đó khẳng định là trong hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lý, công việc chân tay lẫn cơng việc trí não, …

1.3.3. Quản l hoạt động trải nghiệm

Quốc Bảo, nguyên Hiệu trƣởng Học viện Quản lí Giáo dục đã nhận định “Tƣ tƣởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi trƣớc thời đại, khi mà ngay từ năm 1949 ngƣời đã nói: Học để làm việc, làm ngƣời” [1].

Nhƣ vậy, có thể hiểu quản lý hoạt động trải nghiệm là quá trình tác động có mục đích, kế hoạch, có nội dung và bằng phƣơng pháp khoa học nhằm giúp cho từng cá nhân HS đƣợc tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trƣờng cũng nhƣ ngồi xã hội với tƣ cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển những năng lực thích ứng, phẩm chất, và phát huy mọi tiềm năng có thể của cá nhân mình.

. .4. Quản l các thành tố của hoạt động trải nghiệm

1.3.4.1. Quản lý việc xây dựng và phát triển chương trình

Điểm mới của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể mới là đƣa hoạt động trải nghiệm vào chƣơng trình tổng thể gồm phần bắt buộc và tự chọn, đƣợc thiết kế theo nguyên tắc tích hợp, hoặc đồng tâm kết hợp với tuyến tính. Vì vậy, khi xây dựng chƣơng trình hoạt động trải nghiệm cần tuân thủ các quy định cơ bản đƣợc nêu trong Chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể và bảo đảm hài hịa giữa lý thuyết và thực tiễn, tính khoa học và tính sƣ phạm, tính hiện đại và truyền thống. Ngồi ra chƣơng trình hoạt động trải nghiệm bảo đảm sự cân đối giữa hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể, giữa hoạt động trên lớp và hoạt động ngồi nhà trƣờng, đảm bảo tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp. HĐTN đƣợc thiết kế nội dung thành các hoạt động khác nhau nhƣ: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. Các cơ sở giáo dục lựa chọn nội dung, hình thức, khơng gian và thời gian hoạt động sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình và đáp ứng mục tiêu giáo dục.

Xác định mục tiêu của hoạt động trải nghiệm.

Mục tiêu của HĐTN cơ bản ở bậc trung học cơ sở là hình thành và phát triển lối sống tích cực, biết làm việc có kế hoạch, có tinh thần hợp tác, biết tổ chức cuộc sống cá nhân, hoàn thiện bản thân, sống có trách nhiệm, có ý thức cơng dân, … và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

Xác định nội dung của hoạt động trải nghiệm:

Nội dung của hoạt động trải nghiệm bao gồm: Hoạt động cá nhân; Hoạt động lao động; Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; Hoạt động hƣớng nghiệp.

HĐTN hƣớng tới hình thành năng lực và phẩm chất cần có của một cơng dân của thế kỷ 21; định hình giá trị, năng khiếu, sở thích và xu hƣớng nghề nghiệp của bản thân; bổ trợ cho hoạt động dạy học theo cách trải nghiệm và kết nối với thực tiễn. Nội dung của hoạt động trải nghiệm đƣợc lựa chọn rất linh hoạt, phong phú dựa trên đặc điểm của ngƣời học, đặc thù của địa phƣơng, các nguồn lực để thực hiện. HĐTN tích hợp kiến thức và kĩ năng của nhiều môn học và nhiều lĩnh vực học tập - giáo dục. Ở trung học cơ sở, ngoài các hoạt động chủ yếu nhƣ : Sinh hoạt dƣới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ, … thì hoạt động trải nghiệm cịn đƣợc tập trung nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động hƣớng nghiệp.

Xác định hình thức của hoạt động trải nghiệm:

HĐTN có hình thức tổ chức rất đa dạng và phong phú bao gồm: Hình thức có tính khám phá (Thực địa - thực tế, Tham quan, Cắm trại, Trị chơi, ...); Hình thức có tính thể nghiệm, tƣơng tác (Diễn đàn, Giao lƣu, Hội thảo, Sân khấu hố, ...); Hình thức có tính cống hiến (Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân đạo, ... ); Hình thức có tính nghiên cứu (Dự án và nghiên cứu khoa học, Hoạt động theo nhóm sở thích).

Xác định phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm:

HĐTN đƣợc tổ chức bởi các phƣơng pháp chủ yếu là: Phƣơng pháp giải quyết vấn đề; Phƣơng pháp đóng vai; Phƣơng pháp diễn đàn; Phƣơng pháp thảo luận nhóm; Phƣơng pháp trị chơi; …

Phƣơng pháp giáo dục trong hoạt động trải nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu là làm cho ngƣời học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực; Giúp ngƣời học suy nghĩ về những gì trải nghiệm; Giúp ngƣời học phát triển kỹ

năng phân tích, khái qt hố các kinh nghiệm có đƣợc; Tạo cơ hội cho ngƣời học có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tƣởng mới thu đƣợc từ trải nghiệm.

Xác định hình thức KT-ĐG trong tổ chức hoạt động trải nghiệm:

Đánh giá hoạt động trải nghiệm là vô cùng quan trọng. Kết quả này giúp giáo viên đánh giá đúng đƣợc năng lực của học sinh, từ đó có thể hỗ trợ, sự tiến bộ của từng cá nhân học sinh. Với nhà trƣờng, thông qua việc đánh giá chƣơng trình hoạt động trải nghiệm, nhà trƣờng có thể đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình giáo dục của trƣờng, lớp, xem xét kế hoạch thực hiện có mang tính thực tiễn khơng, nội dung hoạt động cũng nhƣ q trình thực hiện có thích hợp khơng, hiệu quả thu đƣợc trên HS có cao khơng. Điều này giúp cải tiến, đổi mới phƣơng pháp chỉ đạo thực hiện chƣơng trình hoạt động trải nghiệm trong nhà trƣờng đạt hiệu quả cao hơn.

1.3.4.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm

Kế hoạch HĐTN đƣợc coi là thiết bị HĐTN cụ thể. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm là việc quan trọng, quyết định tới một phần sự thành công của hoạt động. Kế hoạch HĐTN chỉ ra đƣợc nội dung, hình thức, phƣơng pháp, lực lƣợng tham gia, những điều kiện cần thiết, … định hƣớng, tạo điều kiện cho HS quan sát; qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực hoạt động, nghiên cứu, tìm ra giải pháp mới, thực hiện khám phá, phát hiện, những cái mới trên cơ sở kiến thức đã đƣợc học trong nhà trƣờng và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống.

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cần đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức HĐTN.

Khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành, xác định rõ đối tƣợng thực hiện trên cơ sở căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu và chƣơng trình HĐTN. Tìm hiểu đặc điểm HS tham gia HĐTN giúp thiết kế hoạt động phù hợp lứa tuổi, và có các biện pháp phịng ngừa những tình huống khơng hay có thể xảy ra cho học sinh.

Bước 2: Đặt tên cho HĐTN.

Tên của HĐTN tự nó đã nói lên đƣợc chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên HĐTN tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn và trạng thái tâm lý đầy hứng khởi và tính cực của học sinh. Vì vậy, đặt tên cho HĐTN đƣợc xác định là việc làm rất cần thiết.

Đặt tên HĐTN sao cho phù hợp và hấp dẫn là vô cùng quan trọng. Tên HĐTN cần phải rõ ràng, chính xác ngắn ngọn, phản ánh đƣợc chủ đề và nội dung của hoạt động và tạo đƣợc ấn tƣợng ban đầu cho học sinh.

Bước 3: Xác định mục tiêu của HĐTN.

Xác định mục tiêu của hoạt động chính là dự kiến trƣớc kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần xác định rõ ràng, cụ thể, phù hợp. Đặc biệt, mục tiêu của HĐTN phải phản ánh đƣợc các mức độ của yêu cầu cần đạt về phát triển những năng lực cốt lõi và những phẩm chất chủ yếu của ngƣời học. Tùy theo chủ đề của mỗi hoạt động trải nghiệm mà những mục tiêu sẽ đƣợc cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.

Bước 4: Xác định nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức

của HĐTN.

Việc xác định nội dung phù hợp cho các HĐTN cần phải căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định. Ngồi ra, cịn cần phải căn cứ vào các điều kiện của nhà trƣờng và khả năng của HS và sự tham gia của các lực lƣợng giáo dục, các nguồng lực huy động đƣợc. Từ đó, xác định phƣơng pháp tiến hành, những phƣơng tiện cần có để tiến hành hoạt động. Đồng thời lựa chọn hình thức khác là phụ trợ.

Bước 5: Lập kế hoạch.

Lập kế hoạch thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực cần cho việc hoàn thành mục tiêu đồng thời xác định thời gian, không gian, …. Điều mà bất kỳ ngƣời quản lí nào cũng mong muốn và cố gắng đạt đƣợc, đó là sự cân đối giữa mục tiêu - các nguồn lực - điều kiện thực hiện. Từ đó, tính tốn tỉ mỉ việc đầu tƣ cho mỗi mục tiêu theo một phƣơng án tối đa. Chi phí về tất cả

các mặt phải đƣợc xác định. Cần tìm ra phƣơng án chi phí ít nhất của việc thực hiện mỗi một mục tiêu để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong công việc.

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy.

Khi thiết kế chi tiết hoạt động, cần phải xác định những việc cần phải thực hiện với nội dung, các công việc cụ thể, tiến trình và thời gian thực hiện và yêu cầu cần đạt đƣợc của mỗi việc.

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hồn thiện chƣơng trình hoạt động.

Muốn điều chỉnh và hoàn thiện chƣơng trình hoạt động cần phải xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt đƣợc về nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc. Nếu phát hiện những bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh thì khâu quan trọng là thơng qua kiểm tra. Cuối củng, hoàn thiện bản thiết kế chƣơng trình hoạt động và cụ thể hóa chƣơng trình bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động.

Bước 8: Kết quả hoạt động đƣợc lƣu trữ vào hồ sơ của học sinh. 1.3.4.3. Quản lý đội ngũ và lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của nhà trƣờng đối với việc dạy học cũng nhƣ hình thành nhân cách cho học sinh thì năng lực giáo viên có vai trị rất quan trọng trong việc. Vì vậy, nhà quản lí cần xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cho giáo viên về nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm. Q trình chuẩn bị ứng phó với sự thay đổi của mơi trƣờng, định ra những phƣơng án hành động trong tƣơng lai của tổ chức thông qua việc kế hoạch hóa mỗi HĐTN. Kế hoạch tốt sẽ quyết định tốt đến hiệu quả và chất lƣợng nhận thức của lực lƣợng tham gia HĐTN. Để xây dựng kế hoạch, xây dựng các điều kiện nội - ngoại lực, tìm phƣơng pháp – giải pháp thực hiện, lựa chọn phƣơng án tối ƣu thì nhà quản lí cần nhận thức đƣợc tầm quan trọng và thu thập đƣợc thông tin làm căn cứ.

Nhà trƣờng cần nắm chắc các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT đồng thời phân tích cụ thể tình hình đội ngũ giáo viên, các điều kiện nội lực và ngoại lực để cụ thể hóa kế hoạch bồi dƣỡng GV về kỹ năng

tổ chức HĐTN và đề ra đƣợc phƣơng án bồi dƣỡng cho giáo viên phù hợp với thực tiễn nhà trƣờng.

Trong kế hoạch bồi dƣỡng GV, Hiệu trƣởng cần xác định rõ mục tiêu bồi dƣỡng, nội dung bồi dƣỡng, hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng, thời gian và lực lƣợng bồi dƣỡng, dự trù kinh phí cho các hoạt động bồi dƣỡng, tạo sự đồng thuận trong tập thể. Đặc biệt, Hiệu trƣởng tổ chức thảo luận về tính cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả của cơng tác bồi dƣỡng phát triển lực lƣợng tham gia HĐTN.

HĐTN có thể đƣợc tổ chức tại nhiều thời điểm, địa điểm khác nhau với nhiều nội dung và quy mô khác nhau. Bởi vậy, tuỳ theo cách tổ chức mà nhà trƣờng cần huy động sự tham gia, phối hợp của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng nhƣ: GVCN lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, Ban Giám hiệu nhà trƣờng, cha mẹ học sinh, sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức, doanh nghiệp, Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, những ngƣời lao động tiêu biểu ở địa phƣơng,… cho các hoạt động giáo dục này.

Các nguồn lực phải đƣợc quản lí một cách thống nhất, đúng mục tiêu, đúng cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Sự phối hợp chặt chẽ, hài hòa và tối ƣu giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội sẽ tạo điều kiện tốt cho các nhà giáo dục hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng ngƣời của mình.

1.3.4.4. Quản lý cơ sở vật chất và nguồn lực

Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trƣờng, chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo là một vấn đề cốt lõi, một mắt xích quan trọng hàng đầu để tổ chức hoạt động trải nghiệm thành công.

Quản lí hoạt động trải nghiệm địi hỏi phải có đủ các điều kiện thiết yếu hỗ trợ nhƣ cơ sở vật chất trƣờng học. Quản lí tốt các điều kiện này sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lƣợng của hoạt động trải nghiệm. Điều này cũng đƣợc Chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể nêu rõ lộ trình trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành điều chỉnh dự thảo Đề án Đảm bảo cơ sở vật chất cho chƣơng trình giáo dục mầm non và chƣơng trình giáo dục phổ thơng (đã trình Chính phủ) phù hợp với lộ trình áp dụng chƣơng trình, sách

giáo khoa mới, phân rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện, nguồn vốn giữa trung ƣơng, địa phƣơng và thực hiện xã hội hóa.

Chú trọng đến việc xây dựng CSVC trƣờng học và xây dựng môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh là điều kiện tiên quyết để tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, nhà trƣờng cần huy động tối đa sức mạnh của các lực lƣợng ngoài xã hội để tăng trƣởng CSVC, tạo mọi điều kiện tốt nhất để cùng tham gia hoạt động giáo dục HS. Tận dụng tiềm năng của xã hội dành cho HĐTN.

1.3.4.5. Quản lý công tác chỉ đạo và thực hiện

Về hình thức tổ chức, HĐTN có thể tổ chức theo các quy mơ khác nhau dƣới nhiều hình thức khác nhau. Khi tổ chức HĐTN, cần chủ động lựa chọn các hình thức tổ chức cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng và địa phƣơng.

Nội dung hoạt động cần đƣợc cụ thể hóa, đƣợc thể hiện qua kế hoạch tổ chức hoạt động và việc xác định các nguồn lực hỗ trợ hoạt động.

1.3.4.6. Quản lý việc tổ chức quá trình trải nghiệm.

HĐTN là hoạt động mà nhà giáo dục với vai trò hƣớng dẫn để mỗi HS đƣợc tham gia trực tiếp vào các hoạt động với tƣ cách là chủ thể của hoạt động. Thông qua HĐTN để phát triển năng lực, phẩm chất và phát huy tiềm năng của HS. Khái niệm này khẳng định vai trò định hƣớng, của thầy cô giáo, CMHS, ngƣời phụ trách, các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. HS là ngƣời tham gia trực tiếp một cách chủ động, tích cực trong các hoạt động trải nghiệm, nhà giáo dục tham gia với vai trò hƣớng dẫn, hỗ trợ, giám sát cho tập thể, nhóm hoặc cá nhân HS. Nhƣ vậy, HĐTN mới thực sự có hiệu quả trong việc phát triển năng lực và phẩm chất đa dạng, khác nhau của các em.

Trƣớc tiên, cần xác định nhu cầu tổ chức HĐTN, chọn hình thức nào

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học tại trường Trung học cơ sở Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26 - 56)