Khi dạy con cảm ơn, bạn đừng coi đó chỉ là một kỹ năng.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hay: Các biện pháp giáo dục con cái hiệu quả và những sai lầm cần tránh để con cái ngoan hơn (Trang 38 - 44)

một kỹ năng.

Đôi khi người Việt ta hay nhận xét mỗi khi nghe ai đó cảm ơn mình: "Khách sáo thế!" Nếu đó chỉ là một cách đáp lại lịch sự thì cịn hiểu được, đằng này tơi thấy nhiều người thực sự cho rằng, người thân mà cảm ơn nhau là "khéo" một cách khó chịu và khơng đáng.

Nhưng rồi có hình ảnh phổ biến thế này: chính những người lớn lại giục trẻ con "Đã cảm ơn bác chưa?" "Phải nói gì

nhỉ?" khi đứa trẻ nhận được một món quà từ ai đó. Thật là

mâu thuẫn!

Trên thực tế, cảm ơn hay xin lỗi là những lời quan trọng người lớn muốn trẻ học, nhưng trên hết, hơn cả lời nói, lại là

cảm xúc biết ơn thật, hối lỗi thật lịng... khiến cho trẻ tự nói ra hoặc thể hiện bằng cách nào đó thật tự nhiên.

Nói hay khơng nói? Thể hiện hay giữ trong lịng? Khách sáo hay chân thành? Thật lòng hay giả tạo? Giữa những điều ấy có ranh giới mong manh mà ngay cả những người lớn không phải lúc nào cũng phân biệt được. Đôi lúc người cảm ơn thể hiện tình cảm bị "phơ" khiến người ta khó chịu. Lại có khi người nhận lời tri ân khơng đánh giá được hết sự thật tình của nó mà nghi ngờ sự chân thành của người nói.

Làm sao để con cảm nhận được những tình cảm, quan tâm, cơng sức của người khác dành cho mình? Làm sao để con có được cảm xúc biết ơn và thể hiện lòng biết ơn một cách nhiệt tình nhưng vẫn tinh tế và đúng mực?

Khi dạy con cảm ơn, bạn đừng coi đó chỉ là một kỹ năng. (Ảnh minh họa).

Cảm ơn... đừng coi đó chỉ là một kỹ năng

Hiện nay sách dạy kỹ năng và các lớp học kỹ năng tràn ngập thị trường, ngõ hầu hỗ trợ bố mẹ trám vào "lỗ hổng" của nhiều giá trị sống, trong đó có "lịng biết ơn" ở trẻ. Đó chỉ là phương án đối phó, một con đường tưởng ngắn mà xa lắc. Cịn nhớ câu chuyện một doanh nhân đáp: "Không phải tôi

đứng lên mà nền giáo dục của tôi đứng lên" khi người ta hỏi

vì sao ơng phải đứng dậy chào một người ở bậc thấp hơn mình về vị trí xã hội. Thì với câu chuyện của chúng ta cũng vậy, đằng sau lời cảm ơn là một "nền văn hoá", "nền giáo dục". Mà rõ ràng, văn hố khơng thể chỉ đọng lại qua ... những cuốn sách kỹ năng!

Những tác phẩm văn học dẫn dắt trẻ bước vào thế giới cảm xúc một cách tự nhiên, khơng có áp lực, từng bước, hàng ngày, thấm dần như những hạt mưa xuân mơ hồ thấm xuống đất xuân, để mầm xanh chồi biếc nảy lên lúc nào không hay. Đó mới chính là cuộc sống.

Tương tự như vậy với những bộ phim, câu chuyện, bức hoạ, bản nhạc...

Có nghĩa là, hãy coi trọng và chú ý đến các "món ăn tinh thần" của trẻ. Trong đó có thể có tất cả những gì ta gửi gắm.

Lịng biết ơn được xây dựng từ những cảm xúc tốt đẹp với con người, với thế giới, từ khả năng rung cảm trước cái đẹp, khả năng biết vui vì ai đó, biết cảm phục người khác và trân trọng những gì người khác sáng tạo, làm ra... Từ "Những tấm lịng cao cả", "Khơng gia đình"... hay "Lẵng quả thơng" với những câu chuyện tràn ngập lòng biết ơn cho đến "Doraemon" xinh xinh hài hước, trẻ đều nhận được nhiều thơng điệp để tự mình xây nên giá trị sống cho thế giới riêng của mình.

Trẻ đơi khi là tấm gương phản chiếu tác phong của chính bố mẹ và những người thân

Ăn một bữa cơm ngon do bà nội nấu, mẹ ý tứ cảm ơn bà. Đi ngang một xe rác ở trước cửa nhà vào đêm 30 Tết, bố lên tiếng cảm ơn cô quét rác vất vả vì mình. Xuống xe taxi, mẹ trân trọng cảm ơn chú lái xe. Bố cảm ơn mẹ khi mẹ là xong chiếc áo sơ mi để bố kịp đi làm. Mỗi ngày, những hành động như thế diễn ra trước mắt trẻ, nhẹ nhàng cho trẻ khái niệm về sự biết ơn. Và có lẽ, khơng phải "bắt bẻ" gì nhiều, trẻ sẽ tự nhiên mà làm theo khi cần thiết.

Đúng vậy, bản thân bố mẹ hãy "sáng tạo" hơn khi thể hiện tình cảm của mình. Một cái nhìn, một cái cúi đầu, một cái vỗ vai, một cái ôm, một cái nắm tay, một khoảng im lặng bùi ngùi, một tấm thiệp, một tin nhắn, một câu chuyện được kể đi kể lại hào hứng... - tất cả đều có thể chuyển tải cảm xúc tri ân của mình một cách hân hoan, cảm động.

Đừng nhắc nhở sát sạt, hãy chờ đợi

Lời cảm ơn không bao giờ nên nói ra một cách gị ép. Thêm nữa, mỗi đứa trẻ, lại mỗi lứa tuổi có cảm nhận riêng của mình. Sự nhắc nhở sát sạt chỉ làm cho trẻ khó chịu khiến cảm giác biết ơn có khi ... biến mất.

Khi ai đó làm cho trẻ một việc, mục đích của họ hẳn khơng phải để nhận lời cảm ơn cho dù lời đó có làm họ hài lịng đi chăng nữa. Vì vậy, hãy chờ đợi. Lời cảm ơn đơi khi sẽ được nói ra sau một thời gian...

Với trẻ ở lứa tuổi nhỏ, thay vì nhắc nhở, theo tôi, tốt hơn là:

1. Khơi gợi cảm xúc ở trẻ bằng những câu hỏi. Ví dụ: Con nhận món q này có thích khơng? Có đúng ý con khơng? Làm sao mà bác My lại đốn được sở thích của con nhỉ, hay thật! ...v.v

Những bài tập quan sát cảm xúc của người khác từ nhỏ sẽ khiến trẻ nhạy cảm hơn trong việc này.

2. Từ nhỏ, chơi "đồ hàng" cùng trẻ, hãy bày ra các tình huống để các nhân vật tham gia có điều kiện cảm ơn nhau. 3. Hãy để trẻ tự quyết định nói lời cảm ơn vì có những trường hợp trẻ .. hồn tồn khơng thích món q hay việc người khác làm cho mình. Bắt ép cảm xúc là cách giết chết cảm xúc nhanh nhất.

4. Sự tinh tế nằm ở chỗ: biết người mình muốn tỏ lịng biết ơn là người thế nào, đánh giá được mức độ thân sơ, biết các quy tắc xã hội ở từng địa điểm riêng tư hay cơng cộng để có thái độ đúng mực. Điều này cũng chỉ có thể học được theo thời gian và thông qua việc xây dựng một phơng văn hố tốt. 5. Và cuối cùng, hãy chú trọng đến sự chân thành trong tất cả mọi tình huống cuộc sống. Chỉ cảm ơn khi thật sự cảm kích chứ khơng phải vừa cảm ơn xong lại quay ra chê bai sau lưng. Chỉ xin lỗi khi thực sự hối lỗi chứ không phải xin lỗi xong ở nhà lại lên tiếng nguỵ biện. Chỉ khen khi thực sự đáng khen chứ không phải khen rồi ở chỗ khác lại chê bai phê phán.

Mọi hành vi của người lớn đều được trẻ "chụp" lại, đơi khi vơ thức. Vì vậy, hãy điều chỉnh mình cũng là một cách dạy con.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hay: Các biện pháp giáo dục con cái hiệu quả và những sai lầm cần tránh để con cái ngoan hơn (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w