Bảng quy định khối ngành thi tuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 (Trang 59)

Bậc đào tạo tuyển sinh Ngành tuyển sinh Đối tƣợng Môn thi Điều kiện xét tuyển

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Có 1 bằng tốt nghiệp Đại học (chính quy, tại chức, từ xa, liên thông) Tiếng Anh GMAT IQ Kinh nghiệm công tác tối thiểu 24 tháng

2.3.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Nội dung quản lý hoạt động dạy của giảng viên là xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy, giám sát việc thực hiện chƣơng trình theo kế hoạch đã đƣợc thống nhất khi cam kết hợp đồng đào tạo. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của giảng viên nhằm đảm bảo cho giảng viên giảng dạy đúng quy chế, đúng lịch trình, đúng tiến độ thực hiện chƣơng trình mơn học, thời gian giảng dạy và quan trọng hơn cả là đảm bảo nội dung bài giảng, phƣơng pháp giảng dạy có chất lƣợng tốt.

Hiện tại số lƣợng giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Khoa là 50 giảng viên đều đạt trình độ Tiến sĩ. Trong đó 05 giảng viên cơ hữu và 45 giảng viên thỉnh giảng (bao gồm giảng viên nƣớc ngoài). Khoa Quản trị Kinh doanh có bề dày về đào tạo sau đại học trong nƣớc và đào tạo liên kết với nƣớc ngồi nhƣng lại khơng có đội ngũ giảng viên cơ hữu nhiều nhƣ các trƣờng đại học khác và điều này là một trong những khó khăn lớn nhất đối với

giảng viên thỉnh giảng, việc quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giảng viên này cũng rất phức tạp và gặp nhiều trở ngại:

Lịch học thƣờng xuyên bị thay đổi do phụ thuộc lịch của giảng viên. Lịch học của các môn thƣờng khơng cố định, hay xảy ra việc có thể bị đẩy môn này lên trƣớc và lùi môn trƣớc về sau do không bố trí và sắp xếp đƣợc giảng viên.

Khoa luôn bị động trong việc thông báo với học viên về sự thay đổi lịch học, giờ học và mơn học.

Ln trong tình trạng tìm kiếm giảng viên ở các trƣờng đại học lân cận. Do khơng có đội ngũ giảng viên cơ hữu nên HSB không thể bắt buộc hay áp đặt giảng viên phải thực hiện theo quy định của trƣờng, và càng không thể điều động giảng viên theo lịch phân công và phải phụ thuộc vào thời gian rảnh của các giảng viên. Số lƣợng giảng viên thƣờng xuyên thay đổi, khoảng thời gian trung bình gắn bó với Khoa ngắn nên trách nhiệm khơng cao do họ khơng có lợi ích lâu dài ở Khoa. HSB có ban kiểm sốt chất lƣợng (ISO) nhƣng hoạt động của ban kiểm soát này chƣa thực sự tham gia vào việc kiểm soát chất lƣợng của các giảng viên mỗi giờ đứng lớp. Vì đặc thù là sử dụng hồn tồn đội ngũ giảng viên bên ngồi nên cần kiểm sốt về chất lƣợng giảng dạy bằng cách thực hiện việc dự giờ và đánh giá đội ngũ này. Việc thiếu vắng các giảng viên cơ hữu tiềm ẩn những rủi ro lớn về mặt nhân sự. Thứ nhất là khơng có đội ngũ kế cận đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng theo một chiến lƣợc cụ thể để kế thừa và phát huy những thành quả của Khoa; thứ hai là việc đổi mới phƣơng pháp, tƣ duy sẽ rất khó đƣợc thực hiện do các giảng viên đến từ nhiều trƣờng.

Nhận xét chung: Thời gian qua, chất lƣợng và hiệu quả đào tạo liên kết trình độ Thạc sĩ của Khoa Quản trị Kinh doanh là tƣơng đối tốt, tạo đƣợc lòng tin đối với học viên và cơ sở liên kết đào tạo mặc dù Khoa hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên bên ngồi. Kết quả này có đƣợc phải kể đến vai trị chủ đạo của đội ngũ giảng viên, cán bộ tham gia công tác quản lý và trực tiếp giảng dạy.

Giảng viên nƣớc ngồi thân thiện và có kiến thức quản trị hiện đại, có kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, có phƣơng pháp dạy học gợi mở rất tốt, vừa giúp học viên có thể tiếp thu kiến thức, vừa giúp học viên thảo luận để tìm ra kết quả, học viên còn học hỏi đƣợc phong cách làm việc, phong cách tổ chức hội nghị hội thảo, từ đó thay đổi đƣợc khá nhiều quan điểm, phong cách khi chủ trì hội nghị, hội thảo của học viên tại cơng ty, nơi làm việc. Giảng viên nƣớc ngồi có những quan điểm rất cởi mở và tâm huyết.

Giảng viên Việt Nam là những giảng viên tâm huyết, có trình độ sƣ phạm cao, có kiến thức quản trị tốt, hầu hết là những ngƣời có ít nhất một bằng sau đại học của nƣớc ngoài, chủ yếu là Mỹ, Úc và các nƣớc phát triển ở châu Âu. Bản thân giảng viên Việt Nam rất hiểu phong tục tập quán của Việt Nam lại có kiến thức quản trị hiện đại, đồng thời họ thƣờng cũng là những doanh nhân khá thành đạt nên những bài giảng của họ thƣờng rất phong phú, có tính thực tiễn rất cao đối với môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam, rất dễ ứng dụng vào công tác quản trị thực tế của học viên.

Nhƣ vậy về thực chất, quản lý hoạt động dạy học của giảng viên là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ giảng viên và của từng giảng viên. Đối với loại hình đào tạo sau đại học và đặc biệt là mơ hình đào tạo liên kết với trƣờng nƣớc ngồi thì kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và thực tế, khả năng truyền thụ kiến thức và phƣơng pháp giảng dạy của ngƣời giáo viên có tính chất quyết định đến chất lƣợng đào tạo. Do vậy trong quá trình liên kết đào tạo Khoa cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ sở liên kết đào tạo để có những phƣơng pháp quản lý tốt hơn hoạt động dạy của giảng viên, thông qua việc lấy phiếu đánh giá của học viên về công tác giảng dạy sau mỗi môn học.

2.3.4. Quản lý quá trình học tập của học viên

Cơng tác quản lý q trình học tập của học viên đƣợc thực hiện thông qua quy chế đào tạo hệ Sau đại học của Khoa và tổ chức quản lý, giám sát

quy định của trƣờng Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ và Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN.

Nhƣ chúng ta đều biết, hình thức đào tạo bậc sau đại học yêu cầu ở học viên phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu. Vì vậy nếu học viên khơng tích cực tham gia vào quá trình lĩnh hội kiến thức, chủ động trong học tập thì chất lƣợng đào tạo không thể đạt hiệu quả cao. Do đặc điểm đối tƣợng học viên rất đa dạng, không đồng nhất về lứa tuổi, khác nhau về điều kiện công tác, điều này ảnh hƣởng tới nhu cầu, động cơ và thái độ của ngƣời học. Để quản lý tốt quá trình học tập của học viên, cần phải có những biện phù hợp và sát với đối tƣợng.

Nội dung chủ yếu quản lý quá trình học của học viên là:

Quản lý hồ sơ đầu vào và hồ sơ theo dõi quá trình học tập của học viên. Quản lý việc thực hiện nội quy, quy chế học tập và các quy định khác. Quản lý việc thực hiện các quy chế thi (xét điều kiện dự thi, xử lý các trƣờng hợp vi phạm quy chế).

Quản lý kết quả học tập (kết quả học tập đƣợc thông báo công khai và lƣu trong hồ sơ học viên).

Bảng 2.4: Đánh giá công tác quản lý giảng viên và q trình học tập

Cơng tác quản lý quá trình dạy và học Số ngƣời đánh giá Tỷ lệ %

Rất tốt 109 23.80

Tốt 213 46.51

Chƣa tốt 114 24.89

Kém 22 4.80

Tổng 458 100%

Theo kết quả bảng trên cho thấy 23.80% là rất tốt và 46.51% là tốt, chỉ có 24.89% là chƣa tốt. Tỷ lệ đánh giá tốt khá cao (70.31%) do đội ngũ cán bộ

quản quản lý đào tạo sau đại học đƣợc quan tâm bồi dƣỡng, phát triển kỹ năng quản lý và đƣợc đào tạo quản lý giáo dục thật sự bài bản đã thấy hết tầm quan trọng của quản lý giáo dục. Hầu hết các cán bộ quản lý đều tốt nghiệp sau đại học nên việc áp dụng cách quản lý hiệu quả của nhiều trƣờng quốc tế để xóa bỏ dấu ấn quản lý tập trung bao cấp đơi khi cịn in đậm trong cách nghĩ, cách làm của nhiều cán bộ quản lý ở các trƣờng tại Việt Nam. Số lƣợng học viên đông nhƣng thiếu cán bộ quản lý, để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong công việc, đôi khi các cán bộ phải làm việc nhiều thời gian hơn so với quy định trong hợp đồng lao động.

Để có đƣợc đánh giá cao của học viên và giảng viên về cơng tác quản lý q trình học tập, HSB đã sử dụng hệ thống phần mềm trƣ̣c tuyến (online) nhƣ một công cụ quản lý hiệu quả trong việc: đánh giá của giảng viên về học viên, đánh giá của học viên về giảng viên, điểm danh online, kết quả học tập, điều kiện thi hết học phần, qua đó ngƣời quản lý sẽ dễ dàng có thơng tin chính xác về từng học viên bất cứ khi nào. Hệ thống phần mềm gồm các tính năng:

- Quản lý môn học (phục vụ cho việc đánh giá và tính điểm tổng kết) - Quản lý lịch học

- Quản lý giáo viên - Quản lý lớp học

- Quản lý học viên: quản lý dữ liệu các học sinh trong lớp học - Quản lý tin nhắn

Hình 2.1: Giao diện quản lý điểm môn học của một lớp học

(Nguồn: Hệ thống online MBA-HSB)

Phòng Quan hệ học viên và cựu học viên cũng tham gia vào công tác quản lý quá trình học tập của học viên nhƣ việc thơng báo những quy định, quy chế, thay đổi trong quá trình đào tạo đối với những học viên đang theo học và giữ thông tin liên lạc với mạng lƣới cựu học viên. HSB có điểm nổi trội hơn so với các trƣờng đào tạo trong nƣớc là cung cấp dịch vụ hậu cần đào tạo chuyên nghiệp nên điểm đánh giá của học viên về chất lƣợng phục vụ thƣờng rất cao.

Bảng 2.5: Số liê ̣u về độ tuổi, việc làm và lý do chính đi học của học viên

Số học viên

Độ tuổi Việc làm Lý do chính đi học

25-30 tuổi 31-40 tuổi 41-50 tuổi Trên 50 tuổi Công chức nhà nƣớc Doanh nghiệp Do nhu cầu công tác Do nhu cầu bản thân 1327 537 528 297 35 479 848 916 411

(Nguồn: Phòng Quan hệ học viên và cựu học viên)

Độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi, phần lớn học để có cơ hội xin việc làm, lứa tuổi này tiếp thu nhanh, có ý thức cầu thị cao.

Đối với những ngƣời tuổi cao hơn, đã có việc làm ổn định thì việc đi học là để ổn định vị trí công tác hoặc để có cơ hội chuyển vị trí làm việc với công việc phù hợp và tốt hơn.

Chƣơng trình học chuyên về Quản trị Kinh doanh nên số học viên theo học với mục đích phục vụ công việc nhiều hơn so với nhu cầu của bản thân.

Từ những phân tích trên cho ta thấy việc quản lý học viên trong quá trình học tập là phức tạp, yêu cầu phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nhƣ triển khai lớp học, phòng giáo vụ và đào tạo, phòng quan hệ học viên và cựu học viên, ban cán sự lớp. Công tác quản lý sinh viên đối với loại hình đào tạo này gặp rất nhiều khó khăn do:

- Thời gian học vào thứ 7 và chủ nhật;

- Mức học phí cao so với thu nhập của ngƣời học nên cũng gây khó khăn cho một bộ phận khá lớn ngƣời học;

- Giảng viên đứng lớp đa phần là thỉnh giảng vì vậy khơng tạo đƣợc sự gắn kết của học viên đối với Khoa;

- Giáo trình học tập và tài liệu dịch chƣa đáp ứng đầy đủ và kịp thời; - Đội ngũ cán bộ lớp không đƣợc hƣởng bất kỳ một lợi ích tài chính

chƣa phát huy đƣợc tác dụng;

- Đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp khơng có bằng cấp về lĩnh vực quản lý giáo dục và hơn nữa đây là chƣơng trình đào tạo sau đại học nhƣng cán bộ quản lý chỉ mới tốt nghiệp đại học nên gặp khó khăn trong việc tƣ vấn nội dung mơn học và luận văn tốt nghiệp cho học viên.

2.3.5. Quản lý chương trình đào tạo và lập kế hoạch đào tạo

Chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ QTKD liên kết quốc tế đƣợc thiết kế theo quy định khung chƣơng trình đào tạo của trƣờng Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ bao gồm 13 môn học và luận văn tốt nghiệp với tổng số 60 đơn vị học trình. Chƣơng trình đào tạo này là chƣơng trình đào tạo sau đại học chuyên ngành QTKD. Vì vậy nội dung của chƣơng trình đƣợc thiết kế gồm: kiến thức chung; kiến thức cơ sở và chuyên ngành; luận văn tốt nghiệp.

Mục tiêu chính của chƣơng trình đào tạo là đào tạo các nhà quản lý và lãnh đạo các doanh nghiệp trong tƣơng lai, đồng thời chƣơng trình cũng bổ sung và nâng cao cho học viên những kiến thức ngành, và liên ngành để học viên có đủ năng lực thực hiện công tác nghiên cứu hoặc áp dụng vào công việc thức tế của mình.

Bảng 2.6: Khung chương trình đào tạo liên kết thạc sĩ QTKD

TT MÃ SỐ MÔN HỌC Số tín

chỉ

1 MGT 500 Management (Quản trị học) 7

2 MGT 520 Human Resource Management 1 (Quản trị nguồn nhân lực 1) 2.5 3 MGT 525 Human Resource Management 2 (Quản trị nguồn nhân lực 2) 2.5

4 MGT 505 Financial Accounting (Kế tốn tài chính) 3

5 MGT 515 Management Accounting (Kế toán quản trị) 3

6 MGT 550 Corporate Finance (Tài chính doanh nghiệp) 3

7 MGT 600 Marketing Management (Quản trị Marketing) 4

8 MGT 620 Economics (Kinh tế học) 3

9 MGT 530 Organization (Khoa học tổ chức) 2

10 MGT 560 International Management (Quản trị quốc tế) 3

TT MÃ SỐ MƠN HỌC Số tín chỉ

12 MGT 650 Leadership & Strategy (Lãnh đạo và chiến lược) 4.5

13 MGT 657

Entrepreneurship & Innovation (Doanh nghiệp mới và sự sáng

tạo) 4.5

14 MGT 658 Master Thesis (Luận văn) 15

(Nguồn: Phòng Tổ chức và Quản lý đào tạo HSB)

Chƣơng trình đào tạo là những quy định chung của hai trƣờng hợp tác đào tạo thống nhất về mục tiêu đào tạo, nội dung và thời lƣợng thực hiện nội dung đó trong q trình triển khai đào tạo tại đơn vị đào tạo trực tiếp. Công tác quản lý chƣơng trình đào tạo địi hỏi cán bộ quản lý của Khoa phải nghiên cứu nắm vững mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo, quán triệt cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc và chỉ đạo triển khai các mặt công tác tƣơng ứng phù hợp với quy định trong chƣơng trình đào tạo.

Trong số 13 mơn học trong chƣơng trình thì trƣờng Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ sẽ chịu trách nhiệm cử giảng viên của họ trực tiếp tham gia giảng dạy 4 môn tại HSB và HSB phải cử phiên dịch cho những buổi học có giảng viên nƣớc ngồi. 9 mơn học cịn lại HSB tự điều phối giảng viên và kết quả đánh giá của học viên về giảng viên phải đƣợc gửi cho trƣờng Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ duyệt. Nếu điểm đánh giá thấp, trƣờng Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ có quyền yêu cầu HSB thay đổi giảng viên khác cho phù hợp hơn.

Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá về chương trình học hiện nay

Ý kiến đánh giá về chƣơng trình học Số ngƣời đánh giá Tỷ lệ % Rất phù hợp 82 17.90 Phù hợp 121 26.42 Bình thƣờng 154 33.62 Chƣa phù hợp 92 20.09 Rất không phù hợp 9 1.97 Tổng 458 100%

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.7, chỉ có 17.9% cho rằng chƣơng trình đào tạo hiện tại là rất phù hợp và 26.42% là phù hợp; 33.62% ở mức độ bình thƣờng nhƣng 20.09% đánh giá là chƣa phù hợp. Chƣơng trình MBA có hệ thống mơn học phù hợp, có tính ứng dụng cao, hệ thống bài tập tình huống tạo nên sự sôi nổi và gia tăng chất lƣợng môn học rất nhiều, chính nhờ những bài tập tình huống, các lý thuyết về quản trị trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng vào thực tiến hơn rất nhiều. Hệ thống mơn học của chƣơng trình MBA rất cơ bản, hầu nhƣ chỉ chú trọng vào những môn học chuyên sâu về Quản trị Kinh doanh, học viên không mất thời gian tập trung vào những mơn học khơng có nhiều liên quan nhƣ những chƣơng trình sau đại học khác, tuy nhiên cũng có khá nhiều học viên thuộc khối cơ quan nhà nƣớc bày tỏ quan điểm mong muốn có những mơn học sâu hơn về phƣơng pháp nghiên cứu, giúp học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 (Trang 59)