Quy trình quản lý hoạt động đào tạo liên kết tại HSB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 (Trang 70)

Việc thực hiện quy trình quản lý đào tạo liên kết tại HSB thông qua chƣơng trình đào tạo liên kết với trƣờng Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ tuy đƣợc thực hiện theo trình tự quy trình đề ra nhƣng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc triển khai đào tạo theo quy trình này.

Hai bên đã thống nhất xây dựng kế hoạch đào tạo cũng nhƣ các các bƣớc thực hiện kế hoạch một cách cụ thể nhƣng khi triển khai đào tạo đã phát sinh thêm nhiều thủ tục khiến quá trình đào tạo gặp nhiều khó khăn. Hợp đồng hợp tác đào tạo đã thể hiện rõ trách nhiệm và vai trò của từng trƣờng nhƣng phần quyết định chủ yếu thuộc về trƣờng Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ. Ví dụ quy trình phê duyệt bài thi và điểm tổng kết mơn học:

QUY TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

Xác định nhu cầu đào tạo Xây dựng kế hoạch chƣơng trình đào tạo Cơ sơ vật chất; Đội ngũ giảng viên; Cán bộ quản lý Triển khai kế hoạch đào tạo Đánh giá kết quả đào tạo Tổ chức khai giảng khóa đào tạo Tổ chức lớp học theo lịch trình Tổ chức thi hết mơn học Q trình phê duyệt điểm; điều kiện BVLV; kết quả BVLV Xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Thạc sĩ

Sơ đồ 2.2: Quy trình phê duyệt điểm thi hết mơn học

Mỗi quy trình gồm nhiều bƣớc thực hiện và mỗi bƣớc thực hiện mất rất nhiều thời gian nhƣ quy trình phê duyệt điểm thƣờng khoảng 3 tháng sau khi thi học viên mới đƣợc thông báo kết quả thi và đôi khi phía trƣờng FHNW khơng phê duyệt vì cho rằng các giảng viên Việt Nam chấm điểm cao hơn so với giảng viên trƣờng FHNW. Nhƣ vậy thời gian công bố điểm cho học viên phải kéo dài đến 5 tháng thậm chí lâu hơn.

Phức tạp hơn là quy trình phê duyệt điều kiện cho phép học viên ra bảo vệ luận văn trƣớc hội đồng khoa học:

Sơ đồ 2.3: Quy trình phê duyệt điều kiện bảo vệ luận văn

Tổ chức thi HSB

Chấm thi HSB

Gửi bài thi mẫu (5 bài) và điểm tổng kết cho FHNW HSB Duyệt điểm và bài thi FHNW

Nếu kết quả sai, yêu cầu HSB chấm lại và chƣa đƣợc thông báo điểm cho học viên FHNW Nếu kết quả đúng, đề nghị HSB thông báo điểm cho học viên FHNW Gửi đánh giá của GVHD và tóm tăt luận văn (T.A) của học viên HSB Duyệt đánh giá của GVHD và bài tóm tắt của học viên FHNW Nếu điểm đánh giá của GVHD và đánh giá của FHNW chênh 1.0 điểm FHNW Nếu bài tóm tắt của học viên khơng đạt u cầu theo đánh giá của FHNW 1. Không cho phép học viên ra BVLV 2. Yêu cầu học viên gửi bài luận văn đƣợc dịch sang tiếng Anh để FHNW phê duyệt lại FHNW

Đối với quy trình này thì thời gian phê duyệt thƣờng kéo dài do FHNW phải tổ chức đọc bài tóm tắt (article) và nhận xét, đánh giá của GVHD cho từng học viên để đƣa ra nhận xét cuối cùng của FHNW. FHNW thƣờng khơng hài lịng về cách nhận xét và đánh giá của GVHD Việt Nam vì họ nhận xét rất khái quát và chung chung nhƣng cho điểm rất cao, theo cách hiểu của FHNW thì GVHD khơng cần đọc ḷn văn của học viên mà vẫn có thể đƣa ra những nhận xét nhƣ thế. FHNW không chấp nhận cách làm việc nhƣ vậy của GVHD Việt Nam. Điều kiện đƣợc phép bảo vệ luận văn chỉ ra rất rõ ràng: Nếu FHNW phê duyệt thì học viên sẽ đƣợc ra bảo vệ trƣớc hội đồng khoa học (4 thành viên) cịn nếu khơng phê duyệt do điểm chấm của GVHD Việt Nam so với đánh giá của FHNW nếu chênh lệch 1.0 điểm và bài tóm tắt của học viên chƣa đạt u cầu thì học viên phải nộp lại tồn bộ luận văn bằng tiếng Anh để FHNW phê duyệt lại. Việc dịch luận văn tốn rất nhiều chi phí và mất thời gian, đây là chƣơng trình đào tạo liên kết và ngơn ngữ giảng dạy chính là tiếng Việt nên hầu hết học viên phải th dịch bên ngồi, bình qn mỗi bài luận văn đƣợc dịch với chi phí dao động từ 10-12 triệu.

HSB đã đề nghị FHNW phân quyền trách nhiệm và quyết định đều cho mỗi bên để giảm những hạn chế và khó khăn trong q trình triển khai đào tạo nhƣng FHNW không chấp nhận và quyền quyết định cũng nhƣ phê duyệt vẫn thuộc FHNW. FHNW là đối tác có uy tín tại nƣớc ngồi và đƣợc kiểm định chặt chẽ về chất lƣợng đào tạo nên họ kiểm sốt quy trình thật nghiêm ngặt. Tất cả các quy trình đào tạo đều phải tuân theo đúng trình tự các bƣớc, khơng đƣợc bỏ qua khâu nào, nếu thực hiện đúng theo quy trình đã đƣa ra sẽ rất hiệu quả và đạt chất lƣợng trong việc quản lý đào tạo nhƣng nếu chặt chẽ quá và phải phụ thuộc phần lớn vào đối tác đào tạo nhƣ FNHW cũng gây khó khăn và ảnh hƣởng đến số lƣợng đầu vào của chƣơng trình.

2.3.7. Chỉ đạo hoạt động liên kết đào tạo quốc tế trình độ Thạc sĩ

Khi chỉ đạo hoạt động liên kết đào tạo, HSB phải căn cứ vào các văn bản mang tính pháp lý để các phòng ban, cá nhân trong Khoa dựa vào đó thực hiện:

Dựa trên nhu cầu đào tạo đã đƣợc xác định, Ban Lãnh đạo Khoa tham mƣu cho ĐHQGHN ra văn bản cho phép HSB đào tạo liên kết với đối tác nƣớc ngồi có đầy đủ tƣ cách pháp nhân theo quy định của ĐHQGHN và Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quy chế liên kết đào tạo quốc tế trình độ Thạc sĩ. Trong văn bản đề nghị HSB phải trình bày đầy đủ về số lƣợng lớp, đối tƣợng đào ta ̣o, số lƣợng học viên, trƣờng liên kết đào tạo.

Xử lý văn bản sau khi đƣợc ĐHQGHN đồng ý đào tạo liên kết với trƣờng nƣớc ngoài (FHNW).

Các văn bản về quy chế liên kết đào tạo của các trƣờng Đại học và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Văn bản hợp đồng đào tạo (sau khi tuyển sinh xong).

Tổ chức các cuộc họp để phổ biến, quán triệt những nội dung liên kết, trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hoạt động liên kết.

Họp bàn với trƣờng FHNW để thống nhất về chỉ tiêu tuyển sinh, số lƣợng học viên cần tuyển, thời gian tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh, ôn tập thi tuyển...

Họp với cán bộ và giảng viên của Khoa để thông báo chủ trƣơng tuyển sinh và thu hồ sơ tuyển sinh, phân công giáo vụ phụ trách lớp, thu học phí, và các điều kiện phục vụ lớp học khác.

Chỉ đạo điều hành chƣơng trình liên kết đào tạo và thực hiện theo kế hoạch đào tạo.

2.3.8. Kiểm tra, đánh giá hoạt động liên kết đào tạo quốc tế trình độ Thạc sĩ

Hiện tại HSB thực hiện đánh giá đào tạo nhƣ sau:

Đánh giá việc lập kế hoạch đào tạo, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo.

Đánh giá tình hình đội ngũ giảng viên, chƣơng trình đào tạo, việc thi cử (đầu vào, học phần, tốt nghiệp…).

Đánh giá tình hình học tập, rèn luyện của học viên: kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy q trình học tập phát triển khơng ngừng. Qua kết quả kiểm tra, học viên tự đánh giá mức độ đạt đƣợc của bản thân để có phƣơng pháp tự mình ơn tập, củng cố bổ sung nhằm hồn thiện học vấn bằng phƣơng pháp tự học với hệ thống thao tác tƣ duy của chính mình.

Đánh giá việc tổ chức quản lý của cán bộ quản lý.

Đánh giá cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, môi trƣờng cơ sở đào tạo và các điều kiện khác làm cơ sở cho việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo. Đánh giá chất lƣợng khóa đào tạo.

Hoạt động liên kết đào tạo với trƣờng Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ đƣợc sơ đồ hóa theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hóa hoạt động đào tạo liên kết tại HSB

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CHƢƠNG TRÌNH NỘI

DUNG

Trƣờng FHNW quyết định

HSB quản lý trực tiếp qua giảng dạy

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH

ĐÀO TẠO HSB quản lý theo quy chế

FHNW quản lý thông qua khối đào tạo sau đại học của HSB

KIỂM SỐT Q TRÌNH

GIẢNG DẠY, HỌC TẠP HSB thực hiện theo quy chế của ĐHQGHN và quy định của trƣờng

FHNW

TUYỂN SINH HSB chịu trách nhiệm tuyển sinh theo

quy chế ĐHQGHN

ĐÁNH GIÁ

HSB đánh giá dựa vào quy chế của ĐHQGHN

FHNW đánh giá dựa vào hợp đồng hợp tác 2 bên

ĐỀ XUẤT HSB đề xuất chuyên môn và sắp xếp

giảng viên với FHNW

BẢO VỆ LUẬN VĂN

FHNW quyết định cho phép bảo vệ và chịu trách nhiệm về chuyên môn HSB tổ chức bảo vệ luận văn

CƠ SỞ VẬT CHẤT HSB cung cấp cơ sở vật chất đạt tiêu

Nhƣ vậy khi thực hiện một hoạt động liên kết với đối tác nƣớc ngoài, khối đào tạo sau đại học HSB chịu trách nhiệm trực tiếp hoạt động này. Thành phần gồm: khối đào tạo sau đại học HSB, lãnh đạo phòng Hành chính nhân sự, cán bộ phụ trách tài vụ, giáo vụ đƣợc phân công phụ trách quản lý lớp học trong tồn khóa học.

Việc kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo liên kết đƣợc tiến hành theo định kỳ 4 tháng 1 lần nhằm rà sốt việc triển khai cơng tác đào tạo để xử lý kịp thời những sai phạm khơng đáng có. Tiêu chí đánh giá đƣợc thể hiện rõ ràng, qua đó ngƣời làm cơng tác đánh giá dễ dàng thấy đƣợc kết quả thực hiện công việc nhƣ thế nào.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ tại Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN

Khoa Quản trị Kinh doanh là cơ sở đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ khi thành lập năm 1995 đến nay đã đạt nhiều thành tích trong đào tạo sau đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và đặc biệt là các chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế của ĐHQGHN.

Từ năm 2005, Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN triển khai liên kết đào tạo quốc tế trình độ Thạc sĩ QTKD với hai đối tác là trƣờng Đại học Irvine Hoa Kỳ và trƣờng Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ. Qua 7 năm triển khai công tác đào tạo liên kết quốc tế, HSB đã đúc rút đƣợc rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý và cách làm việc với đối tác nƣớc ngoài sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Liên kết với trƣờng đa ̣i học Irvine Hoa Kỳ, HSB hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo cũng nhƣ triển khai đào tạo; ngƣợc lại khi hợp tác với trƣờng FHNW, HSB không đƣợc chủ động trong mọi vấn đề nên đã gặp phải rất nhiều khó khăn:

- Quy trình xin cấp phép và tuyển sinh gồm nhiều thủ tục và phức tạp. - Chất lƣợng tuyển sinh đầu vào không đồng đều. Học viên chỉ cần có một bằng đại học (chính qui, tại chức, từ xa...) là đủ yêu cầu trong khi đó đối tƣợng tốt nghiệp chính qui sẽ có kiến thức khá hơn so với đối tƣợng tốt

nghiệp từ các hệ học khác. Ban ra đề thi sẽ hƣớng vào đối tƣợng trung bình để thiết kế đề thi theo sát đối tƣợng dự thi. Khi đƣợc hỏi “Ưu điểm nào của

chưong trình đào tạo tại HSB mà anh/chị chọn học?” tác giả đã nhận đƣợc

câu trả lời nhƣ biểu đồ dƣới đây:

Biểu đồ 2.2: Đánh giá về ưu điểm của chương trình đào tạo mà học viên chọn học

Cần xem xét lại chất lƣợng đầu vào để nâng cao chất lƣợng đào tạo và chất lƣợng đầu ra cho chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế.

- Quy trình quản lý hoạt động đào tạo liên kết gồm nhiều khâu thực hiện hơn nữa phải chờ phê duyệt từ phía trƣờng FHNW, HSB không chủ động trong việc ra quyết định.

- Việc kiểm tra đánh giá theo định kỳ “liên tục” gây mất thời gian. - Cơng tác quản lý giảng viên gặp khó khăn do quản lý chủ yếu đội ngũ giảng viên thỉnh giảng nên không thể áp đặt các quy định chung của Khoa để xử lý các trƣờng hợp sai phạm nhƣ: lên lớp thiếu giờ quy định, thay đổi lịch thƣờng xuyên, không thống nhất phƣơng pháp giảng dạy...

- Hiệu quả và chất lƣợng đào tạo còn bộc lộ khá nhiều yếu tố cần phải bổ sung các giải pháp để tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo liên kết của Khoa Quản trị Kinh doanh.

độ Thạc sĩ tại Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN, tác giả đã dùng phiếu khảo sát theo mẫu số 1. Mức cho điểm đánh giá các phiếu khảo sát theo thang bậc 4 đƣợc mô tả:

- Mức 1: đƣợc đánh giá là Kém - Mức 2: đƣợc đánh giá là Chƣa tốt - Mức 3: đƣợc đánh giá là Tốt - Mức 4: đƣợc đánh giá là Rất tốt Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.8: Kết quả điều tra thực trạng quản lý hoạt động đào tạo liên kết của HSB

Stt

Ý kiến đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo liên kết của Khoa QTKD

- ĐHQGHN

Số lƣợng ngƣời đánh giá theo từng tiêu chí

1 2 3 4

1 Quy mô liên kết đào tạo từ năm 2005 đến 2012 62 151 159 86

2 Nội dung chƣơng trình học 27 42 207 182

3 Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên 44 171 122 121

4 Quản lý công tác tuyển sinh 93 192 109 64

5 Quản lý chƣơng trình và kế hoạch đào tạo 22 114 213 109

6 Quản lý quá trình dạy và học 101 154 121 82

7 Lập kế hoạch liên kết đào tạo 58 186 123 91

8

Tổ chức thực hiện quy trình quản lý đào tạo

liên kết 56 147 176 79

9 Chỉ đạo hoạt động liên kết 63 97 189 109

10 Kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo liên kết 52 71 206 129

Nhận xét:

Kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy hầu hết các hoạt động quản lý đào tạo liên kết ở HSB đƣợc đánh giá ở mức tốt và rất rốt cao hơn ở mức chƣa tốt

và kém. Hoạt động đƣợc đánh giá mức kém nhiều nhất là quản lý quá trình dạy và học. Đây là vấn đề mà trong thực tiễn quản lý tại HSB đang gặp những khó khăn nhất định. Vì thực tế Khoa ln trong tình trạng thiếu giảng viên và hoạt động giảng dạy phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên bên ngồi. Chính vì vậy cịn tồn tại nhiều bất cập ở hoạt động này. Các ý kiến đánh giá về quy trình quản lý đào tạo liên kết (lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra và đánh giá) đều ở mức tốt, tuy nhiên cũng còn nhiều ý kiến cho rằng cơng tác này cịn nhiều điểm hạn chế. Trong thực tiễn việc xây dựng kế hoạch, triển khai chỉ đạo và kiểm tra đánh giá cịn có vấn đề chƣa ăn khớp, xử lý cịn nhiều vƣớng mắc, cần quan tâm và khắc phục nhiều. Xử lý thực hiện quy trình tốt thì quản lý đào tạo liên kết mới đạt hiệu quả cao.

2.4.1. Điểm mạnh

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN trải qua 17 năm xây dựng, phát triển, trƣởng thành đã và đang liên kết với nhiều đối tác là những trƣờng đại học danh tiếng và đƣợc kiểm định chất lƣợng chặt chẽ. Quá trình xây dựng và phát triển của nhà trƣờng gắn liền với tên tuổi của những giáo sƣ nổi tiếng nhƣ: PGS.TS. Trƣơng Gia Bình; GS.TS. Hà Tơn Vinh; GS.TS. Trần Ngọc Hiên...

Có sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ của ĐHQGHN về việc cho phép đào tạo liên kết quốc tế, tạo điều kiện cho Khoa mở rộng quy mô đào tạo. Công tác quản lý của Ban chủ nhiệm Khoa, cán bộ trực tiếp làm công tác đào tạo liên kết đã có nhiều cố gắng, thƣờng xuyên đổi mới cách làm, phối hợp tốt cơng tác xây dựng chƣơng trình, lập kế hoạch đào tạo, quản lý chặt chẽ quy trình tuyển sinh, quản lý quá trình dạy và học, quản lý công tác kiểm ta, đánh giá, thi và bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

Khoa có đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 (Trang 70)